Để có thể trở thành cán bộ tư pháp hộ tịch cấp xã phường cần có những điều kiện luật định gì? Tiêu chuẩn, điều kiện, nhiệm vụ và quyền hạn của cán bộ công chức tư pháp - hộ tịch?
Công chức Tư pháp – Hộ tịch là chức danh chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp xã, được ví là “cầu nối” đưa chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước đến người dân. Đây là bộ phận chịu sự chỉ đạo trực tiếp của chính quyền cơ sở, chịu sự lãnh đạo về chuyên môn của các cơ quan Tư pháp cấp trên, đóng vai trò quan trọng trong việc đưa pháp luật vào đời sống của nhân dân, tham mưu với chính quyền trong công tác quản lý địa phương, nâng cao ý thức pháp luật của nhân dân.
Để trở thành một công chức Hộ tịch tư pháp cấp xã ngoài đáp ứng các điều kiện chung của một công chức thì cần phải đáp ứng những điều kiện riêng về chuyên môn theo quy định của luật.
Mục lục bài viết
1. Điều kiện để trở thành công chức Hộ tịch – Tư pháp:
Để trở thành công chức Tư pháp – Hộ tịch phải đáp ứng được những tiêu chuẩn theo quy định pháp luật hiện hành, theo đó công chức tư pháp hộ tịch phải thỏa mãn những điều kiện chung theo quy định tại điều 3
1.1. Về tiêu chuẩn chung để trở thành công chức Tư pháp – Hộ tịch:
Căn cứ theo Điều 3
-Hiểu biết về lý luận chính trị, nắm vững quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước;
– Có năng lực tổ chức vận động nhân dân ở địa phương thực hiện có hiệu quả chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước;
-Có trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp yêu cầu nhiệm vụ, vị trí việc làm, có đủ năng lực và sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao;
– Am hiểu và tôn trọng phong tục, tập quán của cộng đồng dân cư trên địa bàn công tác.
Ngoài ra căn cứ theo điều 1 Thông tư 13/2019/ Thông tư 13/2019/TT-BNV hướng dẫn quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành thì công chức Tư pháp-hộ tịch cần phải đáp ứng những tiêu chuẩn sau
Về độ tuổi: Đủ 18 tuổi trở lên;
Về trình độ giáo dục phổ thông: Tốt nghiệp trung học phổ thông;
Về trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Tốt nghiệp đại học trở lên của ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của từng chức danh công chức cấp xã; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn nghiệp vụ từ trung cấp trở lên đối với công chức làm việc tại các xã: miền núi, vùng cao, biên giới, hải đảo, xã đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn;
Về trình độ tin học: Được cấp chứng chỉ sử dụng công nghệ thông tin theo chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản quy định tại Thông tư số
1.2. Về tiêu chuẩn riêng của công chức Tư pháp – Hộ tịch:
Căn cứ vào khoản 2, Điều 72,
“2. Công chức tư pháp – hộ tịch cấp xã phải có các tiêu chuẩn sau đây:
a) Có trình độ từ trung cấp luật trở lên và đã được bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch;
b) Có chữ viết rõ ràng và trình độ tin học phù hợp theo yêu cầu công việc.
Căn cứ điều kiện thực tế về diện tích, dân số, khối lượng công việc tư pháp, hộ tịch của địa phương, Chính phủ quy định việc bố trí công chức tư pháp – hộ tịch đảm nhiệm công tác hộ tịch chuyên trách.
3.Công chức làm công tác hộ tịch tại Phòng Tư pháp phải có trình độ cử nhân luật trở lên và đã được bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch.
Như vậy, theo quy định trên thì Đối với công chức tư pháp – hộ tịch cấp xã phải có:
– Trình độ từ trung cấp luật trở lên và đã được bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch;
– Chữ viết rõ ràng và trình độ tin học phù hợp theo yêu cầu công việc.
2. Nhiệm vụ và quyền hạn của công chức Tư pháp – Hộ tịch:
Căn cứ vào khoản 6 điều 2 Thông tư 13/2019/TT-BNV hướng dẫn quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành thì công chức Tư pháp-hộ tịch sẽ có những nhiệm vụ như sau:
-Công chức Hộ tich- tư pháp giúp tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã trong các lĩnh vực: Tư pháp và hộ tịch trên địa bàn theo quy định của pháp luật. Cụ thể công chức Tư pháp-hộ tịch có trách nhiệm tham mưu cho UBND ban hành tất cả các loại văn bản liên quan đến quản lý nhà nước tại địa phương, vận dụng kiến thức pháp luật để không bị chồng chéo và có tính thực thi cao hoặc đưa ra những văn bản quyết định xử phạt hành chính phải đúng thẩm quyền, đúng hành vi, tránh sự khiếu nại, khiếu kiện của các tổ chức, cá nhân góp phần ổn định chính trị – xã hội ở địa phương
– Công chức Hộ tịch- tư pháp phải trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ sau:
Thực hiện các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật; quản lý tủ sách pháp luật, xây dựng xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; tổ chức phục vụ nhân dân nghiên cứu pháp luật; theo dõi việc thi hành pháp luật và tổ chức lấy ý kiến nhân dân trên địa bàn cấp xã trong việc tham gia xây dựng pháp luật;
Tổ chức tiến hành hẩm tra, rà soát các văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp xã báo cáo cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định; tham gia công tác thi hành án dân sự trên địa bàn;
Thực hiện nhiệm vụ công tác tư pháp, hộ tịch, chứng thực, chứng nhận và theo dõi về quốc tịch, nuôi con nuôi; số lượng, chất lượng về dân số trên địa bàn cấp xã theo quy định của pháp luật; phối hợp với công chức Văn hóa – xã hội hướng dẫn xây dựng hương ước, quy ước ở thôn, tổ dân phố và công tác giáo dục tại địa bàn;
Chủ trì, phối hợp với công chức khác thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở; xử lý vi phạm hành chính, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu về hộ tịch trên địa bàn;
Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành và do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giao. Ví dụ như: tham mưu giải quyết khiếu nại, tố cáo, kỹ năng tiếp dân, kỹ năng lắng nghe, giải thích, phân tích từ đó làm giảm bớt căng thẳng mâu thuẫn, đồng thời thực hiện kỹ năng vận dụng pháp luật để tham mưu cho lãnh đạo UBND thực hiện công tác và thẩm quyền áp dụng pháp luật để giải quyết vụ việc hợp tình, hợp lý tránh khiếu kiện kéo dài
Ngoài ra, công chức Tư pháp – Hộ tịch còn phối hợp với cơ quan khác như Công an nhân dân,
3. Tiêu chuẩn học vấn để làm công chức cán bộ Tư pháp – Hộ tịch:
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư, tôi có vấn đề liên quan đến cán bộ hộ tịch. Ngày 19/8/2015 tôi có qua hộ tịch xã xin xác nhận tình trạng hôn nhân thì có biết một người gần nhà tôi đang làm cán bộ hộ tịch. Tôi có chút thắc mắc là ngày trước họ không theo học ngành gì nhưng sao lại được làm cán bộ như vậy. Luật sư cho tôi hỏi thế khi họ làm Tư pháp – hộ tịch như vậy họ phải có tiêu chuẩn gì hay không ạ? Tôi cảm ơn luật sư!
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Nghị định số 112/2011/NĐ-CP về công chức xã, phường, thị trấn
“Điều 3. Tiêu chuẩn chung
1. Đối với các công chức Văn phòng – thống kê, Địa chính – xây dựng – đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc Địa chính – nông nghiệp – xây dựng và môi trường (đối với xã), Tài chính – kế toán, Tư pháp – hộ tịch, Văn hóa – xã hội:
a) Hiểu biết về lý luận chính trị, nắm vững quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước;
b) Có năng lực tổ chức vận động nhân dân ở địa phương thực hiện có hiệu quả chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước;
c) Có trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp yêu cầu nhiệm vụ, vị trí việc làm, có đủ năng lực và sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao;
d) Am hiểu và tôn trọng phong tục, tập quán của cộng đồng dân cư trên địa bàn công tác.
2. Đối với công chức Chỉ huy trưởng Quân sự cấp xã và Trưởng Công an xã: ngoài những tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này còn phải có khả năng phối hợp với các đơn vị Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và lực lượng khác trên địa bàn tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân và thực hiện một số nhiệm vụ phòng thủ dân sự; giữ gìn an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ Đảng, chính quyền, bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân, tài sản của Nhà nước.”
Mặt khác tại Điều 1 Thông tư 13/2019/TT-BNV hướng dẫn quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
Điều 1. Tiêu chuẩn cụ thể
1. Công chức cấp xã phải có đủ các tiêu chuẩn chung quy định tại Điều 3 Nghị định số 112/2011/NĐ-CP ngày 05 tháng 12 năm 2011 của Chính phủ về công chức xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là Nghị định số 112/2011/NĐ-CP) và các tiêu chuẩn cụ thể như sau:
a) Độ tuổi: Đủ 18 tuổi trở lên;
b) Trình độ giáo dục phổ thông: Tốt nghiệp trung học phổ thông;
c) Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Tốt nghiệp đại học trở lên của ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của từng chức danh công chức cấp xã; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn nghiệp vụ từ trung cấp trở lên đối với công chức làm việc tại các xã: miền núi, vùng cao, biên giới, hải đảo, xã đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn;
d) Trình độ tin học: Được cấp chứng chỉ sử dụng công nghệ thông tin theo chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản quy định tại Thông tư số
2. Căn cứ tiêu chuẩn của công chức cấp xã quy định tại khoản 1 Điều này và điều kiện thực tế của địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định:
a) Ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của từng chức danh công chức cấp xã trong từng kỳ tuyển dụng;
b) Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đối với từng chức danh công chức cấp xã về quản lý nhà nước, lý luận chính trị; ngoại ngữ, tiếng dân tộc thiểu số (đối với địa bàn công tác phải sử dụng tiếng dân tộc thiểu số trong hoạt động công vụ).
3. Các quy định tại Nghị định số 34/2019/NĐ-CP và Thông tư này là căn cứ để Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện tổ chức thực hiện việc quy hoạch, tạo nguồn, đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng, thực hiện các chế độ, chính sách hoặc thực hiện tinh giản biên chế. Đối với công chức đã tuyển dụng trước khi Thông tư này có hiệu lực thi hành mà chưa đạt đủ tiêu chuẩn theo quy định tại khoản 1 Điều này thì trong thời hạn 05 năm kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành phải đáp ứng đủ theo quy định.
Như vậy, nếu làm cán bộ tư pháp – hộ tịch thì người bạn mà bạn đang nói tới phải bảo đảm tất cả các tiêu chuẩn chung và riêng thì mới được làm. Ngoài ra còn phải phụ thuộc vào tổ chức hoạt động và xét tuyển từng địa bàn khác nhau.