Trưng cầu giám định là một trong những thủ tục trong tố tụng hình sự với các vụ án có tính chất như gây thương tích ..Thì tại đó kết quả giám định sẽ là cơ sở để xác định thiệt hại đối với người bị hại từ dó có thể truy cứu trách nhiệm hình sự. Vậy Trưng cầu giám định là gì? Cơ quan điều tra trưng cầu giám định được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Trưng cầu giám định là gì?
Tại Điều 205. Trưng cầu giám định
1. Khi thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 206 của Bộ luật này hoặc khi xét thấy cần thiết thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng ra quyết định trưng cầu giám định.
2. Quyết định trưng cầu giám định có các nội dung:
a) Tên cơ quan trưng cầu giám định; họ tên người có thẩm quyền trưng cầu giám định;
b) Tên tổ chức; họ tên người được trưng cầu giám định;
c) Tên và đặc điểm của đối tượng cần giám định;
d) Tên tài liệu có liên quan hoặc mẫu so sánh gửi kèm theo (nếu có);
đ) Nội dung yêu cầu giám định;
e) Ngày, tháng, năm trưng cầu giám định và thời hạn trả kết luận giám định.
3. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định trưng cầu giám định, cơ quan trưng cầu giám định phải giao hoặc gửi quyết định trưng cầu giám định, hồ sơ, đối tượng trưng cầu giám định cho tổ chức, cá nhân thực hiện giám định; gửi quyết định trưng cầu giám định cho Viện kiểm sát có thẩm quyền thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra.
Căn cứ dựa trên quy định tại
Bên cạnh đó, quy định tại bộ luật tố tụng dân sự có quy định về người giám hộ như sau: “Người giám định là người có kiến thức, kinh nghiệm cần thiết theo quy định của pháp luật về lĩnh vực có đối tượng cần giám định mà
Theo đó nên có thể thấy, dựa trên các quy định nêu trên có thể thấy hiện nay nhìn chung tại các văn bản Luật vẫn chưa có quy định chi về hoạt động giám định là gì. Tuy nhiên, theo quan điểm mà tác giả tổng hợp được nhiều nguồn khác nhau thì giám định được hiểu như sau: “Giám định lại là hoạt động giám định được tiến hành theo quyết định trưng cầu của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự về vấn đề đã được giám định khi có kết quả giám định trước hoặc có mâu thuẫn trong các kết luận giám định.
Từ đó có thể hiểu đơn giản về trưng cầu giám định là hoạt động tố tụng hình sự của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng thể hiện bằng việc ra quyết định yêu cầu những người có kiến thức chuyên môn cần thiết về các lĩnh vực khoa học, kĩ thuật, công nghệ … theo quy định của pháp luật để nghiên cứu, kết luận về những vấn đề cần làm rõ trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự.
2. Cơ quan điều tra trưng cầu giám định:
Kết luận giám định được coi là một trong những nguồn chứng cứ trong tố tụng hình sự. Việc giám định giúp làm sáng tỏ các tình tiết có ý nghĩa tỏng việc định tội, định khung hình phạt cũng như căn cứ xác định mức bồi thường trong vụ án hình sự. Tùy giai đoạn tố tụng mà cơ quan có thẩm quyền ra quyết định trưng cầu giám định có thể là Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc
– Căn cứ giám định: Theo quy định tại Điều 206 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định, khi xét thấy cần thiết hoặc cần xác định một trong những vấn đề sau, cơ quan điều tra ra quyết định trưng cầu giám định, khi thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 206 của Bộ luật tố tụng hình sự 2015 hay thuộc các trường hợp khi xét thấy cần thiết thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng ra quyết định trưng cầu giám định theo quy định. Theo đó trong khoảng thời gian là 24 giờ kể từ khi ra quyết định trưng cầu giám định, cơ quan trưng cầu giám định phải giao hoặc gửi quyết định trưng cầu giám định, hồ sơ, đối tượng trưng cầu giám định cho tổ chức, cá nhân thực hiện giám định và cần phải gửi quyết định trưng cầu giám định cho Viện kiểm sát có thẩm quyền thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra (các nội dung này được quy định tại khoản 2, 3 Điều 205 Bộ luật tố tụng hình sự.
– Căn cứ giám định: Theo quy định tại Điều 206 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định, khi xét thấy cần thiết hoặc cần xác định một trong những vấn đề sau, cơ quan điều tra ra quyết định trưng cầu giám định:
+) Nguyên nhân chết người, tính chất thương tích, mức độ tổn hại sức khoẻ hoặc khả năng lao động;
+) Tình trạng tâm thần của bị can, bị cáo trong trường hợp có sự nghi ngờ về năng lực trách nhiệm hình sự của họ;
+) Tình trạng tâm thần của người làm chứng hoặc người bị hại trong trường hợp có sự nghi ngờ về khả năng nhận thức và khai báo đúng đắn đối với những tình tiết của vụ án;
+) Tuổi của bị can, bị cáo, người bị hại, nếu việc đó có ý nghĩa đối với vụ án và không có tài liệu khẳng định tuổi của họ hoặc có sự nghi ngờ về tính xác thực của những tài liệu đó;
+) Chất độc, chất ma tuý, chất phóng xạ, tiền giả.
– Ra quyết định trưng cầu giám định: Khi có căn cứ giám định, thủ trưởng cơ quan điều tra sẽ ra quyết định trưng cầu giám định. Quyết định trưng cầu giám định phải có những nội dung cơ bản sau:
+) Tên cơ quan trưng cầu giám định; họ, tên người có thẩm quyền trưng cầu giám định;
+) Tên tổ chức; họ, tên người được trưng cầu giám định;
+) Tên và đặc điểm của đối tượng cần giám định;
+) Tên tài liệu có liên quan hoặc mẫu so sánh gửi kèm theo (nếu có);
+) Nội dung yêu cầu giám định;
+) Ngày, tháng, năm trưng cầu giám định và thời hạn trả kết luận giám định.
– Sau khi ra quyết định trưng cầu giám định, cơ quan điều tra gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện quyết định này kèm theo các tài liệu có liên quan tới việc giám định đến cá nhân, tổ chức giám định. Việc giao, nhận trực tiếp hồ sơ, đối tượng trưng cầu, yêu cầu giám định phải được lập thành biên bản có nội dung sau đây:
+) Thời gian, địa điểm giao, nhận hồ sơ giám định;
+) Họ, tên người đại diện của bên giao và bên nhận đối tượng giám định;
+) Quyết định trưng cầu hoặc văn bản yêu cầu giám định; đối tượng cần giám định; tài liệu, đồ vật có liên quan;
+) Cách thức bảo quản đối tượng giám định, tài liệu, đồ vật có liên quan khi giao, nhận;
+) Tình trạng đối tượng giám định, tài liệu, đồ vật có liên quan khi giao, nhận;
+) Chữ ký của người đại diện bên giao và bên nhận đối tượng giám định.
Tùy vào đối tượng giám định mà cá nhân, tổ chức giám định có thể là giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp công lập, tổ chức giám định tư pháp ngoài công lập và tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc.
– Cơ quan điều tra đã ra quyết định trưng cầu có nghĩa vụ nộp tạm ứng chi phí giám định cho cá nhân, tổ chức giám định để thực hiện giám định và nộp chi phí giám định khi được trả kết luận giám định.
– Khi có kết luận giám đinh, cá nhân, tổ chức giám định sẽ gửi kết luận giám định bằng văn bản cho cơ quan điều tra đã ra quyết định trưng cầu giám định. Kết luận giám định phải có các nội dung sau:
+) Họ, tên người thực hiện giám định; tổ chức thực hiện giám định;
+) Tên cơ quan tiến hành tố tụng; họ, tên người tiến hành tố tụng trưng cầu giám định; số văn bản trưng cầu giám định hoặc họ, tên người yêu cầu giám định;
+) Thông tin xác định đối tượng giám định;
+) Thời gian nhận văn bản trưng cầu, yêu cầu giám định;
+) Nội dung yêu cầu giám định;
+) Phương pháp thực hiện giám định;
+) Kết luận về đối tượng giám định;
+) Thời gian, địa điểm thực hiện, hoàn thành việc giám định.
Như vậy, từ những phân tích như trên có thể thấy các trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định khi cần xác định được những vấn đề như tình trạng tâm thần của người bị buộc tội khi có sự nghi ngờ về năng lực trách nhiệm hình sự của họ và xác định tình trạng tâm thần của người làm chứng hoặc bị hại khi có sự nghi ngờ về khả năng nhận thức, khả năng khai báo đúng đắn về những tình tiết của vụ án, theo quy định của pháp luật thì tuổi của bị can, bị cáo, bị hại nếu việc đó có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án và không có tài liệu để xác định chính xác tuổi của họ hoặc có nghi ngờ về tính xác thực của những tài liệu đó cũng là yếu tố quan trọng; Nguyên nhân chết người xuất phát như thế nào hay tính chất thương tích, mức độ tổn hại sức khoẻ hoặc khả năng lao động, chất ma tuý, vũ khí quân dụng, vật liệu nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, tiền giả, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, đồ cổ; Mức độ ô nhiễm môi trường (Điều 206) Xác định được những yếu tố đó thì có thể trưng cầu giám định theo quy định của pháp luật.
3. Thẩm quyền trưng cầu giám định trong Tố tụng hình sự:
Pháp luật hình sự quy định về thẩm quyền trưng cầu giám định đó là thủ trưởng cơ quan điều tra (điểm d khoản 2 Điều 36 Bộ luật tố tụng hình sự) hoặc Phó Thủ trưởng cơ quan điều tra khi được phân công tiến hành việc khởi tố, điều tra vụ án hình sự (khoản 3 Điều 36 Bộ luật tố tụng hình sự); Viện trưởng Viện kiểm sát (điểm đ khoản 2 Điều 41 Bộ luật tố tụng hình sự) hoặc Phó Viện trưởng Viện kiểm sát khi được phân công thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tố tụng (khoản 3 Điều 41 Bộ luật tố tụng hình sự) và Thẩm phán chủ tọa phiên tòa (điểm đ khoản 2 Điều 45 Bộ luật tố tụng hình sự).
Ngoài ra thẩm quyền theo quy định đối với Cấp trưởng, cấp phó, cán bộ điều tra của các cơ quan của Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển, Kiểm ngư được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra cũng có thẩm quyền trưng cầu giám định tư pháp trong một số trường hợp phạm tội quả tang, vụ việc đơn giản….
Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung Trưng cầu giám định là gì? Cơ quan điều tra trưng cầu giám định và các thông tin pháp lý khác dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết: