Kinh doanh tại thời điểm kiểm tra, hàng hóa không có chứng từ, hóa đơn hợp pháp thì sẽ bị xử lý như thế nào. Xin Luật sư tư vấn giúp, chúng tôi xin chân thành cảm ơn.
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào Luật sư ! Xin Luật sư tư vấn giúp. Tôi đang tìm hiểu 1 số vấn đề về lĩnh vực kinh doanh vật tư nông nghiệp. Trong đó có trường hợp Cửa hàng kinh doanh vật tư nông nghiệp nói chung gồm (phân bón, thuốc BVTV, giống cây trồng, …..) đang hoạt động kinh doanh tại thời điểm kiểm tra, hàng hóa không có chứng từ, hóa đơn hợp pháp thì sẽ bị xử lý như thế nào. Xin Luật sư tư vấn giúp, chúng tôi xin chân thành cảm ơn.
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Ngày 15 tháng 11 năm 2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định 185/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Hành vi kinh doanh vật tư nông nghiệp nhưng không có hóa đơn, giấy tờ chứng minh nguồn gốc, xuất sứ của cửa hàng có thể bị xử lý vi phạm hành chính về hành vi kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất sứ theo quy định tại Điều 21 Nghị định 185/2013/NĐ-CP như sau:
– Mức phạt:
+) Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối khi hàng hóa vi phạm có giá trị dưới 1.000.000 đồng:
+) Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng khi hàng hóa vi phạm có giá trị từ 1.000.000 đồng đến dưới 2.000.000 đồng.
+) Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng khi hàng hóa vi phạm có giá trị từ 2.000.000 đồng đến dưới 3.000.000 đồng.
+) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng khi hàng hóa vi phạm có giá trị từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng.
+) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng khi hàng hóa vi phạm có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng.
+) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng khi hàng hóa vi phạm có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng.
+) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng khi hàng hóa vi phạm có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
+) Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng khi hàng hóa vi phạm có giá trị từ 30.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng.
+) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng khi hàng hóa vi phạm có giá trị từ 40.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.
+) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng khi hàng hóa vi phạm có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng.
+) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng khi hàng hóa vi phạm có giá trị từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
+) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng khi hàng hóa vi phạm có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên.
Nếu hàng hóa là chất tẩy rửa, diệt côn trùng, thuốc thú y, phân bón, xi măng, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, chất kích thích tăng trưởng, giống cây trồng, giống vật nuôi thì sẽ bị phạt tiền với mức phạt gấp đôi khi thuộc một trong các trường hợp trên.
– Biện pháp khắc phục hậu quả:
+) Buộc tiêu hủy hàng hóa vi phạm
+) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 1900.6568 để được giải đáp.