Hoạt động công chứng là một trong những loại hình bổ trợ cho hoạt động tư pháp, có vai trò quan trọng cho việc điều tra, truy tố, xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Với những ý nghĩa của hoạt động công chứng thì việc đảm bảo quyền lợi của công chứng viên cũng là một vấn đề cần được quan tâm.
Mục lục bài viết
1. Một số quy định về công chứng:
1.1. Công chứng viên là ai?
Theo quy định của Luật công chứng, công chứng viên phải là người đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật và được Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm để hành nghề công chứng.
Công chứng viên làm nhiệm vụ cung cấp dịch vụ công do Nhà nước ủy nhiệm thực hiện nhằm mục đích bảo đảm an toàn pháp lý cho các bên tham gia hợp đồng giao dịch đã thỏa thuận trước đó và phòng ngừa tranh chấp; góp phần bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức giúp ổn định và phát triển kinh tế – xã hội.
1.2. Tiêu chuẩn công chứng viên:
Công dân có đủ các tiêu chuẩn sau đây thì được xem xét, bổ nhiệm làm công chứng viên:
– Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt.
– Công dân có bằng cử nhân luật.
– Công dân có thời gian công tác pháp luật từ 05 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bằng cử nhân luật.
– Công dân tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng.
– Công dân đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng.
– Công dân phải bảo đảm sức khỏe để hành nghề công chứng.
1.3. Đào tạo nghề công chứng:
Các đối tượng có bằng cử nhân luật sẽ được tham dự khóa đào tạo nghề công chứng tại cơ sở đào tạo nghề công chứng trong thời gian đào tạo nghề công chứng là 12 tháng.
Các đối tượng hoàn thành chương trình đào tạo nghề công chứng được cơ sở đào tạo nghề công chứng cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng.
Cần lưu ý rằng đối với các nội dung về cơ sở đào tạo nghề công chứng, chương trình khung đào tạo nghề công chứng và việc công nhận tương đương đối với những người được đào tạo nghề công chứng ở nước ngoài phải tuân thủ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
1.4. Miễn đào tạo nghề công chứng:
Những đối tượng sau đây được miễn đào tạo nghề công chứng:
– Những đối tượng đã có thời gian làm thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên trong thời gian từ năm trở lên.
– Những luật sư đã hành nghề từ năm năm trở lên.
– Người là giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật, tiến sĩ luật.
– Những đối tượng là người đã là thẩm tra viên cao cấp ngành tòa án, kiểm tra viên cao cấp ngành kiểm sát; chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên cao cấp trong lĩnh vực pháp luật.
Cần lưu ý rằng đối với các đối tượng được miễn đào tạo nghề công chứng được quy định cụ thể bên trên phải tham gia khóa bồi dưỡng kỹ năng hành nghề công chứng và quy tắc đạo đức hành nghề công chứng tại cơ sở đào tạo nghề công chứng trước khi đề nghị bổ nhiệm công chứng viên. Thời gian bồi dưỡng nghề công chứng là ba tháng. Các chủ thể khi hoàn thành khóa bồi dưỡng được cấp giấy chứng nhận hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng.
2. Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên là gì?
Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp là loại bảo hiểm được thiết kế để bảo vệ doanh nghiệp và các cá nhân đối với các trách nhiệm dân sự phát sinh từ hành động sơ suất có thể dẫn đến các hành vi bị kiện tụng hay bồi thường với chi phí cao.
Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp mang lại những quyền lợi bảo hiểm cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tư vấn chuyên nghiệp cho cá nhân và tổ chức, nhằm mục đích để bảo vệ các chi phí pháp lý và bồi thường thiệt hại phát sinh từ hậu quả của việc khiếu nại liên quan đến các sơ suất của người được bảo hiểm.
Theo Điều 37
“1. Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên là loại hình bảo hiểm bắt buộc. Việc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho công chứng viên phải được duy trì trong suốt thời gian hoạt động của tổ chức hành nghề công chứng.
2. Tổ chức hành nghề công chứng có nghĩa vụ mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho công chứng viên hành nghề tại tổ chức mình.
Chậm nhất là 10 ngày làm việc kể từ ngày mua bảo hiểm hoặc kể từ ngày thay đổi, gia hạn hợp đồng bảo hiểm, tổ chức hành nghề công chứng có trách nhiệm
3. Chính phủ quy định chi tiết điều kiện bảo hiểm, mức phí bảo hiểm, số tiền bảo hiểm tối thiểu đối với bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên”.
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì các tổ chức hành nghề công chứng sẽ trực tiếp mua hoặc có thể ủy quyền cho tổ chức xã hội – nghề nghiệp của công chứng viên mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho công chứng viên của tổ chức mình.
3. Đối tượng và quyền lợi tham gia bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp công chứng viên:
Đối tượng tham gia bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp công chứng viên bao gồm các chủ thể sau đây:
– Đối với công chứng viên có đủ năng lực hành nghề theo quy định và tham gia vào các tổ chức, văn phòng công chứng.
– Những cá nhân, tổ chức có liên quan đến nghề nghiệp công chứng.
– Các văn phòng công chứng có đầy đủ tư cách pháp lý hoạt động nghề công chứng.
Quyền lợi tham gia bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp công chứng viên:
– Việc các chủ thể tham gia vào bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp công chứng viên, các công chứng viên hoặc phòng công chứng sẽ được đơn vị bảo hiểm bồi thường theo hạn mức ký kết trong giấy chứng nhận.
– Điều kiện được hưởng là người được bảo hiểm bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp công chứng viên là các chủ thể đã vi phạm các quy định về nghề nghiệp công chứng viên do trong quá trình hành nghề đã phát sinh các lỗi không cố ý, sai sót do nhầm lẫn trong thời gian được bảo hiểm.
– Khi tham gia vào bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp công chứng viên thì phía đơn vị bảo hiểm cũng bồi thường tất cả các chi phí phát sinh trong việc bào chữa, thuê luật sư hoặc các yêu cầu bồi thường từ bên thứ ba dưới sự đồng ý bằng văn bản chính thức. Ngoài ra, các khoản phí này không được vượt quá hạn mức trách nhiệm bồi thường của hợp đồng bảo hiểm.
– Đối với trường hợp công chứng viên được bảo hiểm phải trả một số tiền vượt quá mức trách nhiệm bồi thường của bên thứ ba thì trách nhiệm của đơn vị bảo hiểm đối với các khoản chi phí, tổn thất đó sẽ được phân bổ dựa theo tỷ lệ giữa hạn mức trách nhiệm bồi thường theo hợp đồng. Trong trường hợp này, người được bảo hiểm phải chi trả để giải quyết yêu cầu bồi thường từ bên thứ ba.
4. Quy định về bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên:
Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên được thể hiện trên những khía cạnh sau đây:
Thứ nhất: Nguyên tắc tham gia bảo hiểm
– Tổ chức hành nghề công chứng trực tiếp mua hoặc có thể ủy quyền cho tổ chức xã hội – nghề nghiệp của công chứng viên mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho công chứng viên của tổ chức mình.
– Thời điểm mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên được thực hiện chậm nhất là 60 ngày, kể từ ngày công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng được đăng ký hành nghề.
– Kinh phí mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho công chứng viên của Phòng công chứng được trích từ quỹ phát triển sự nghiệp hoặc từ nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Thứ hai: Phạm vi bảo hiểm
– Phạm vi bảo hiểm bao gồm thiệt hại về vật chất của người tham gia ký kết hợp đồng, giao dịch hoặc của cá nhân, tổ chức khác có liên quan trực tiếp đến hợp đồng, giao dịch đã được công chứng mà những thiệt hại gây ra do lỗi của công chứng viên trong thời hạn bảo hiểm.
– Tổ chức hành nghề công chứng hoặc tổ chức xã hội – nghề nghiệp của công chứng viên trong trường hợp được tổ chức hành nghề công chứng ủy quyền có thể thỏa thuận với doanh nghiệp bảo hiểm về phạm vi bảo hiểm rộng hơn phạm vi bảo hiểm quy định tại Khoản 1 Điều 20
Thứ ba: Điều kiện bảo hiểm
Doanh nghiệp bảo hiểm chi trả bảo hiểm và bồi thường thiệt hại khi có đủ các điều kiện sau:
– Thiệt hại thuộc phạm vi bảo hiểm quy định tại Điều 21 của
– Không thuộc các trường hợp sau đây:
+ Công chứng viên thực hiện công chứng trong trường hợp mục đích và nội dung của hợp đồng, giao dịch, nội dung bản dịch vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội; xúi giục, tạo điều kiện cho người tham gia hợp đồng, giao dịch thực hiện giao dịch giả tạo hoặc hành vi gian dối khác;
+ Công chứng viên công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch có liên quan đến tài sản, lợi ích của bản thân mình hoặc của những người thân thích là vợ hoặc chồng; cha mẹ đẻ,
+ Công chứng viên cấu kết, thông đồng với người yêu cầu công chứng và những người có liên quan làm sai lệch nội dung của văn bản công chứng, hồ sơ công chứng;
+ Trường hợp khác theo thỏa thuận giữa doanh nghiệp bảo hiểm và tổ chức hành nghề công chứng hoặc tổ chức xã hội – nghề nghiệp của công chứng viên trong trường hợp được tổ chức hành nghề công chứng ủy quyền.
Thứ tư: Phí bảo hiểm
– Phí bảo hiểm là khoản tiền mà tổ chức hành nghề công chứng phải đóng cho doanh nghiệp bảo hiểm khi mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho công chứng viên thuộc tổ chức mình.
– Doanh nghiệp bảo hiểm và tổ chức hành nghề công chứng hoặc tổ chức xã hội – nghề nghiệp của công chứng viên trong trường hợp được tổ chức hành nghề công chứng ủy quyền thỏa thuận mức phí bảo hiểm, nhưng không được thấp hơn 03 (ba) triệu đồng một năm cho một công chứng viên.