Những yêu cầu về lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án là việc các cá nhân, cơ quan, tổ chức không có tranh chấp.
Việc xác định đúng thẩm quyền là việc có ý nghĩa quan trọng đối với việc xét xử, đối với lao động cũng vậy việc xác định đúng Thẩm quyền Tòa án trong việc giải quyết yêu cầu về lao động có ý nghĩa đối với việc nhìn nhận và áp dụng đúng quy định của pháp luật để có thể giải quyết tranh chấp lao động. Vậy để biêt cụ thể về Thẩm quyền Tòa án trong việc giải quyết yêu cầu về lao động. Dưới đây chúng tôi xin cung cấp thông tin chi tiết về nội dung này.
Cơ sở pháp lý:
Bộ luật lao động 2019
1. Những yêu cầu về lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án
Tại Điều 33. Những yêu cầu về lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án Bộ luật dân sự 2015 quy định những yêu cầu lao động sau:
+ Yêu cầu tuyên bố hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể vô hiệu.
+ Yêu cầu xét tính hợp pháp của cuộc đình công.
+ Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam hoặc không công nhận bản án, quyết định lao động của Tòa án nước ngoài hoặc không công nhận bản án, quyết định lao động của Tòa án nước ngoài không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam.
+ Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết lao động của Trọng tài nước ngoài.
+ Các yêu cầu khác về lao động, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.
Đối với mỗi lĩnh vực khác nhau khi giải quyết tranh chấp hay các yêu cầu về lao động đều phải xác định được thẩm quyền giải quyết của các cấp tòa án, Theo quy định của bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định như trên thì việc yêu cầu về lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án gồm có 5 yêu cầu chúng tôi đưa ra như trên. Việc thực hiện yêu cầu về lao động phải dựa trên quy định về thủ tục giải quyết theo quy định của pháp luật.
2. Thẩm quyền Tòa án trong việc giải quyết yêu cầu về lao động
Những yêu cầu về lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án là việc các cá nhân, cơ quan, tổ chức không có tranh chấp nhưng có yêu cầu Tòa án công nhận hoặc không công nhận một sự kiện pháp lý làm phát sinh quyền, nghĩa vụ liên quan đến quan hệ lao động của mình hoặc của cá nhân, tổ chức khác, hoặc yêu cầu Tòa án không công nhận một số vấn đề trong lĩnh vực lao động được pháp luật quy định.
Tại Điều 32. Những tranh chấp về lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định cụ thể:
” 1. Tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động phải thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động mà hòa giải thành nhưng các bên không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, hòa giải không thành hoặc không hòa giải trong thời hạn do pháp luật quy định, trừ các tranh chấp lao động sau đây không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải:
a) Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc tranh chấp về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
b) Về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;
c) Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;
d) Về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế, về bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về việc làm, về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;
đ) Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
2. Tranh chấp lao động tập thể về quyền giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết mà tập thể lao động hoặc người sử dụng lao động không đồng ý với quyết định đó hoặc quá thời hạn mà Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện không giải quyết.
3. Tranh chấp liên quan đến lao động bao gồm:
a) Tranh chấp về học nghề, tập nghề;
b) Tranh chấp về cho thuê lại lao động;
c) Tranh chấp về quyền công đoàn, kinh phí công đoàn;
d) Tranh chấp về an toàn lao động, vệ sinh lao động.
4. Tranh chấp về bồi thường thiệt hại do đình công bất hợp pháp.
5. Các tranh chấp khác về lao động, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.”
Một là, yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định lao động của Tòa án nước ngoài hoặc không công nhận bản án, quyết định lao động của Tòa án nước ngoài mà không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam.
Đối với các yêu cầu về lao động, việc Tòa án nước ngoài có quyền ra bản án, quyết định lao động có thể là do vụ việc lao động đó xảy ra ở nước ngoài và do các chủ thể là người nước ngoài thực hiện, hoặc cũng có thể là một trong các chủ thể của quan hệ đó là người Việt Nam và vụ việc lao động đó thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nước ngoài. Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành thì người có quyền, lợi ích liên quan có quyền gửi yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định lao động của Tòa án nước ngoài hoặc không công nhận bản án, quyết định lao động của Tòa án nước ngoài mà không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền để giải quyết.
Hai là, yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định lao động của Trọng tài nước ngoài.
Tại Việt Nam, một số quyết định về lao động được thực hiện bởi trọng tài như quyết định hòa giải thành của Hội đồng Trọng tài lao động; …. Ở một số quốc gia khác như Mỹ, Singapore,…thì Trọng tài cũng thể hiện vai trò của mình trong việc ra một số quyết định về lao động. Vì thế, đối với những quyết định lao động của Trọng tài nước ngoài có thể được yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam. Thẩm quyền giải quyết yêu cầu này thuộc về Tòa án.
Ba là, các yêu cầu khác về lao động mà pháp luật có quy định.
Như vậy, có thể thấy đây là quy định mở. Bởi ngoài các trường hợp quy định tại Điều 32
Tuy nhiên, pháp luật không thể dụ được tất cả các trường hợp xảy ra trong thực tiễn đời sống xã hội phát sinh, nên đã để một quy định mở cụ thể đó là về “các yêu cầu khác mà pháp luật có quy định”. Quy định này cho thấy một mặt giúp bảo vệ hơn nữa quyền lợi của người dân, song, một mặt do những yêu cầu này chưa được quy định cụ thể trong Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 nên khi thụ lý giải quyết, Tòa án phải căn cứ vào các quy định của Bộ luật dân sự và các văn bản khác có liên quan để xác định yêu cầu đó có thuộc thẩm quyền của mình không. Vì thế, công việc của Tòa án theo đó mà nặng hơn những trường hợp đã được quy định trong Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.
3. Những điểm tích cục và hạn chế của quy định giải quyết yêu cầu về lao động
3.1.Về điểm tích cực
Đầu tiên khi nói tới quy định này có thể nhận thấy sự thay đổi trên đã bao quát toàn diện một số vấn đề chung được ra trong bộ luật lao động 2019 để khi xác định giải quyết tranh chấp trên thực tế xảy ra. Mặt khác, sự thay đổi một số quy định trong bộ luật lao động 2019 khi áp dụng tại Điều 32 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 nhằm áp dụng đồng nhất với một số quy định mới trong bộ luật lao động 2019 và sự thay đổi trên đã góp phần củng cố và đảm bảo quyền lợi của người lao động khi có tranh chấp xảy ra.
Ví dụ: Giữa người lao động thuê lại với người sử dụng lao động thuê lại. Nếu trường hợp này khi phát sinh tranh chấp thực tế thì Tòa án giải quyết sẽ khó áp dụng một Điều khoản cụ thể trong Bộ luật tố tụng dân sự 2015 để giải quyết tranh chấp và cũng khó có cơ sở để bảo đảm được quyền lợi hợp pháp cho người lao động thuê lại. Vì thế, sự ra đời bộ luật lao động 2019 đã bổ sung quy định này nhằm đồng nhất, cụ thể hóa quy định tại Mục 5 Chương III về cho thuê lại lao động trong bộ luật lao động 2019.
3.2. Về điểm hạn chế
Về điểm hạn chế đối với quy định này là việc quy định các tranh chấp lao động và tranh chấp liên quan đến lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án trong bộ luật lao động 2019 , bên cạnh tạo ra một số điểm tích cực, song bên cạnh đó, dưới góc nhìn của tác giả thì cũng có một số bất cập và khó khăn khi áp dụng trên thực tế. Cụ thể:
Điểm hạn chế về việc quy định giữa văn bản nội dung với văn bản tố tụng là hoàn toàn khác nhau. Hầu như, những quy định trong văn bản luật tố tụng sẽ là những cơ sở pháp lý khi Tòa án có thẩm quyền ưu tiên để xem xét các quan hệ tranh chấp giải quyết và việc quy định trong bộ luật lao động 2019 chưa đảm bảo tính khoa học về mặt pháp lý về sự tương thích giữa Luật hình thức và Luật nội dung. Ngoài ra còn hạn chế về vấn đề áp dụng quy định giữa bộ luật lao động 2019 với Bộ luật tố tụng dân sự 2015 về nguyên tắc giống nhau, nhưng nếu rơi vào tranh chấp có sự thay đổi thì lúc này cơ quan có thẩm quyền phải nghiên cứu cụ thể trong bộ luật lao động 2019 để giải quyết. Như vậy, khi đưa ra xét xử về bản chất là tố tụng mà trước đó đã có văn bản là Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định nhưng sau đó đã được thay đổi và bổ sung trong bộ luật lao động 2019 thì việc áp dụng trong trường hợp này nếu rơi vào những điểm thay đổi trong bộ luật lao động 2019 thì sẽ áp dụng trong bộ luật lao động 2019.
Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung Thẩm quyền Tòa án trong việc giải quyết yêu cầu về lao động và các thông tin pháp lý khác dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.