Trên thực tế, không phải đối với tất cả các trường hợp mà chủ phương tiện bị thiệt hại về thân thể, tính mạng, tài sản cũng được doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường. Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ giúp người đọc tìm hiểu quy định về việc mượn xe gây tai nạn có được hưởng bảo hiểm trách nhiệm dân sự hay không?
Mục lục bài viết
- 1 1. Các trường hợp không được hưởng bảo hiểm trách nhiệm dân sự:
- 2 2. Thời hạn kéo dài của bảo hiểm trách nhiệm dân sự:
- 3 3. Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại của chủ phương tiện giao thông gây ra tai nạn:
- 4 4. Mức xử phạt đối với chủ phương tiện cho người khác mượn xe gây tai nạn:
- 5 5. Mượn xe gây tai nạn có được hưởng bảo hiểm trách nhiệm dân sự không?
1. Các trường hợp không được hưởng bảo hiểm trách nhiệm dân sự:
Theo Nghị định 03/2021/NĐ-CP của Chính phủ đã đưa ra quy định về các trường hợp loại trừ bảo hiểm như sau, cụ thể bao gồm các trường hợp sau đây:
– Thứ nhất: Hành động cố ý gây thiệt hại của chủ xe cơ giới, người lái xe hoặc người bị thiệt hại.
– Thứ hai: Người lái xe gây tai nạn cố ý bỏ chạy không thực hiện trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. Đối với trường hợp người lái xe gây tai nạn cố ý bỏ chạy nhưng đã thực hiện trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới thì không thuộc trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm.
– Thứ ba: Thiệt hại gây ra hậu quả gián tiếp bao gồm:
+ Làm giảm giá trị thương mại
+ Gây ra thiệt hại gắn liền với việc sử dụng và khai thác tài sản bị thiệt hại.
– Thứ tư: Thiệt hại đối với tài sản bị mất cắp hoặc bị cướp trong tai nạn.
– Thứ năm: Thiệt hại đối với tài sản đặc biệt bao gồm: vàng, bạc, đá quý, các loại giấy tờ có giá trị như tiền, đồ cổ, tranh ảnh quý hiếm, thi hài, hài cốt.
– Thứ sáu: Chiến tranh, khủng bố, động đất.
2. Thời hạn kéo dài của bảo hiểm trách nhiệm dân sự:
Theo khoản 1 Điều 9 Nghị định 03/2021/NĐ-CP của Chính phủ thì thời hạn ghi trên Giấy chứng nhận bảo hiểm như sau:
– Thứ nhất: Đối với xe mô – tô hai bánh, ba bánh, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe có kết cấu tương tự theo quy định của Luật Giao thông đường bộ, thời hạn bảo hiểm tối thiểu là một năm và tối đa là ba năm.
– Thứ hai: Đối với các xe cơ giới còn lại, thời hạn bảo hiểm tối thiểu là một năm và thời hạn tối đa tương ứng với thời hạn kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường định kỳ có thời hạn hơn một năm.
– Thứ ba: Trong các trường hợp sau đây thì thời hạn bảo hiểm dưới một năm:
+ Trường hợp thứ nhất: Xe cơ giới nước ngoài tạm nhập, tái xuất có thời hạn tham gia giao thông trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam dưới một năm.
+ Trường hợp thứ hai: Niên hạn sử dụng của xe cơ giới nhỏ hơn một năm theo quy định của pháp luật.
+ Trường hợp thứ ba: Xe cơ giới thuộc đối tượng đăng ký tạm thời theo quy định của Bộ Công an.
– Thứ tư: Đối với trường hợp chủ xe cơ giới có nhiều xe tham gia bảo hiểm và vào nhiều thời điểm khác nhau trong năm nhưng đến năm tiếp theo có nhu cầu đưa về cùng một thời điểm bảo hiểm để tiện cho việc quản lý thì thời hạn bảo hiểm của các xe này có thể nhỏ hơn một năm và bằng thời gian hiệu lực còn lại của hợp đồng bảo hiểm giao kết đầu tiên của năm đó.
Như vậy, có thể thấy rằn thời hạn bảo hiểm kéo dài tối đa là ba năm.
3. Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại của chủ phương tiện giao thông gây ra tai nạn:
Thông thường, có hai nguyên nhân chính dẫn tới việc gây tai nạn giao thông đó là: gây tai nạn giao thông do lỗi của người điều khiển hoặc gây tai nạn giao thông do lỗi kỹ thuật của xe.
Trường hợp 1: gây tai nạn giao thông do lỗi kỹ thuật của phương tiện:
Theo Khoản 1 Điều 601
Trong trường hợp khi phương tiện đang đi trên đường mà xảy ra sự cố như mất phanh, nổ lốp,… mà gây tai nạn giao thông thì thiệt hại xảy ra được xác định là do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.
Theo đó, chủ xe sẽ phải chịu trách nhiệm theo quy định tại khoản 2 Điều 601
“Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”
Như vậy, theo quy định của pháp luật dân sự, nếu người mượn xe gây tai nạn thì người mượn xe đó phải có trách nhiệm bồi thường. Chủ phương tiện chỉ phải bồi thường nếu các bên đã có thỏa thuận về việc chủ xe sẽ chịu trách nhiệm ngay cả khi đã giao xe cho người khác sử dụng mà gây tai nạn.
Trường hợp 2: gây tai nạn giao thông do lỗi của người điều khiển phương tiện:
Theo Điều 584 Bộ luật dân sự 2015 quy định đối với trường hợp xảy ra tai nạn do hành vi vi phạm luật giao thông của người lái xe thì người lái xe sẽ phải bồi thường cho người bị thiệt hại với nội dung cụ thể như sau.
“Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.”
Qua đó, ta nhận thấy, nếu tai nạn xảy ra do lỗi của người điều khiển phương tiện thì người này có trách nhiệm bồi thường cho người bị thiệt hại. Chủ xe cho mượn phương tiện sẽ không phải bồi thường thiệt hại.
4. Mức xử phạt đối với chủ phương tiện cho người khác mượn xe gây tai nạn:
Theo quy định tại Điều 264
Như vậy, theo quy định của pháp luật, người nào giao xe cho người khác mà biết rõ người đó không có giấy phép lái xe hoặc đang trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy, chất kích thích mạnh khác hoặc không đủ các điều kiện khác về điều khiển phương tiện gây thiệt hại cho người khác sẽ bị áp dụng các khung hình phạt sau đây:
– Khung thứ nhất: Phạt tiền từ 10 – 50 triệu đồng hoặc cải tạo không giam giữ đến 03 năm: Nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Thứ nhất: Làm chết người.
+ Thứ hai: Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.
+ Thứ ba: Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% – 121%.
+ Thứ tư: Gây thiệt hại về tài sản từ 100 – dưới 500 triệu đồng.
– Khung thứ hai: Phạt tiền từ 50 – 200 triệu đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng – 03 năm: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Thứ nhất: Làm chết 02 người.
+ Thứ hai: Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% – 200%.
+ Thứ ba: Gây thiệt hại về tài sản từ 500 triệu – dưới 1,5 tỷ đồng.
– Khung thứ ba: Phạt tù từ 02 – 07 năm: Nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Thứ nhất: Làm chết 03 người trở lên.
+ Thứ hai: Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên.
+ Thứ ba: Gây thiệt hại về tài sản 1,5 tỷ đồng trở lên.
– Ngoài ra, chủ phương tiện còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung:
Hình phạt bổ sung là phạt tiền từ 10 – 30 triệu đồng.
5. Mượn xe gây tai nạn có được hưởng bảo hiểm trách nhiệm dân sự không?
Theo Điều 52
Như vậy, điều kiện để được hưởng bảo hiểm trong trường hợp chủ phương tiện cho mượn xe gây ra tai nạn là:
– Phải là người được bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm.
– Người được bảo hiểm phải có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại đối với người thứ ba theo quy định.
– Phải có yêu cầu bồi thường thiệt hại từ người thứ ba.
Theo đó, trong trường hợp chủ phương tiện cho mượn xe và người mượn xe gây ra tai nạn chết người thì chủ phương tiện sẽ là người được bảo hiểm nhưng lại không có nghĩa vụ phải bồi thường thiệt hại cho người thứ ba và cũng không được người thứ ba yêu cầu bồi thường bởi vì vậy, chủ phương tiện sẽ không được hưởng tiền bảo hiểm.
Trong trường hợp này, người gây tai nạn là người có nghĩa vụ phải bồi thường thiệt hại cho người thứ ba nhưng lại không phải là người được bảo hiểm nên cũng không được hưởng tiền bảo hiểm trách nhiệm dân sự.
Cần lưu ý rằng, đối với trường hợp này, người gây tai nạn hay chính là người mượn xa có khả năng được hưởng tiền bảo hiểm từ doanh nghiệp bảo hiểm nếu chủ thể đó được chủ phương tiện chuyển nhượng quyền thụ hưởng bảo hiểm, tức là người được bảo hiểm chuyển từ chủ phương tiện sang người mượn phương tiện đó. Hoặc chủ phương tiện sẽ được hưởng tiền bảo hiểm nếu người mượn phương tiện đó chuyển nghĩa vụ bồi thường thiệt hại sang cho chủ phương tiện và chủ phương tiện đồng ý với nghĩa vụ đó.