Đơn đề nghị cấp lại GCN đăng ký phương tiện giao thông đường sắt là gì? Đơn đề nghị cấp lại GCN đăng ký phương tiện giao thông đường sắt để làm gì? Đơn đề nghị cấp lại GCN đăng ký phương tiện giao thông đường sắt 2021 mới nhất? Hướng dẫn soạn thảo đơn đề nghị cấp lại GCN đăng ký phương tiện giao thông đường sắt? Một số quy định về cấp lại GCN đăng ký phương tiện giao thông đường sắt?
Phương tiện giao thông đường sắt trước khi đưa vào lưu thông trên đường sắt thì được cấp giấy chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông đường sắt. trong một số trường hợp vì một số nguyên nhân nào đó như mất, hư hỏng, rách,… thì chủ phương tiện nộp đơn đề nghị cấp lại giấy chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông đường sắt. Vậy đơn đề nghị cấp lại GCN đăng ký phương tiện giao thông đường sắt được quy định như thế nào? Bài viết dưới đây Luật Dương Gia cung cấp tới bạn đọc đơn đề nghị cấp lại GCN đăng ký phương tiện giao thông đường sắt mới nhất.
1. Đơn đề nghị cấp lại GCN đăng ký phương tiện giao thông đường sắt là gì?
Đơn đề nghị cấp lại GCN đăng ký phương tiện giao thông đường sắt là mẫu văn bản của chủ sở hưu phương tiện gửi cơ quan có thẩm quyền đề nghị cấp lại giấy chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông đường sắt.
Phương tiện giao thông đường sắt là đầu máy, toa xe, toa xe động lực, phương tiện chuyên dùng di chuyển trên đường sắt (sau đây gọi tắt là phương tiện). Trong đó, Phương tiện chuyên dùng là ô tô ray, goòng máy, cần trục, máy chèn đường, máy kiểm tra đường và phương tiện khác có thể di chuyển trên đường sắt.
2. Đơn đề nghị cấp lại GCN đăng ký phương tiện giao thông đường sắt để làm gì?
Đơn đề nghị cấp lại GCN đăng ký phương tiện giao thông đường sắt được dùng để gửi tới cơ quan có thẩm quyền đề nghị cấp lại giấy chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông đường sắt khi bị làm mất, rách, hỏng,… không còn khả năng dùng được nữa, và là cơ sở để cơ quan có thẩm quyền dựa vào đó để cấp lại giấy chứng nhận cho chủ phương tiện.
3. Đơn đề nghị cấp lại GCN đăng ký phương tiện giao thông đường sắt mới nhất:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI
GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG SẮT
(Dùng cho phương tiện cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký trong trường hợp chuyển quyền sở hữu, thay đổi tính năng sử dụng hoặc thay đổi các thông số kỹ thuật chủ yếu)
Kính gửi: …
Tên chủ sở hữu phương tiện: …
Địa chỉ: …
Loại phương tiện (Đầu máy, toa xe, phương tiện chuyên dùng): …
Nhãn hiệu: …
Xuất xứ (nước sản xuất, nhà sản xuất): …
Năm sản xuất: …
Số Giấy chứng nhận ATKT & BVMT: …
ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT
Khổ đường (mm)
Tự trọng (t)
Tải họng (t) – Số chỗ
Kiểu truyền động
Động cơ (nếu có)
Số động cơ (nếu có)
Công suất động cơ (nếu có)
Loại giá chuyển hướng (nếu có)
Kích thước giới hạn của phương tiện: (DxCxR)
Phương tiện này đã được
– Mua lại (hoặc điều chuyển) từ: Tổ chức (hoặc cá nhân): … theo Quyết định điều chuyển số, hoặc hợp đồng cho, tặng, mua bán: …
– Chuyển quyền sở hữu, thay đổi tính năng sử dụng hoặc thay đổi các thông số kỹ thuật chủ yếu theo Quyết định số: …
– Đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký số: …
Ngày … tháng … năm …
Tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc sở hữu phương tiện trên và chấp hành nghiêm chỉnh quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng phương tiện.
Nay đề nghị Cục Đường sắt Việt Nam cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện cho phương tiện trên./.
…, Ngày … tháng …năm …
Chủ sở hữu phương tiện
(Ký tên, đóng dấu – nếu có)
4. Hướng dẫn soạn thảo đơn đề nghị cấp lại GCN đăng ký phương tiện giao thông đường sắt:
-Phần kính gửi ghi rõ tên cơ quan đề nghị cấp giấy chứng nhận.
-Trình bày rõ tên máy và thông số kỹ thuật của máy.
5. Một số quy định về cấp lại GCN đăng ký phương tiện giao thông đường sắt:
5.1. Hồ sơ cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký:
Hồ sơ cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký trong trường hợp chuyển quyền sở hữu:
– Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký của chủ sở hữu phương tiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 của Thông tư 21/2018/TT-BGTVT;
– Bản chính Giấy chứng nhận đăng ký;
– Bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu của Giấy chứng nhận chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường còn hiệu lực;
– Bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu tương ứng với từng trường hợp cụ thể bao gồm: Hợp đồng cho, tặng, mua bán, hóa đơn mua bán phương tiện; quyết định điều chuyển phương tiện;
– Chứng từ chứng minh đã nộp lệ phí trước bạ (nếu có).
Hồ sơ cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký trong trường hợp phương tiện thay đổi tính năng sử dụng hoặc thay đổi các thông số kỹ thuật chủ yếu:
– Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký của chủ sở hữu phương tiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 của Thông tư 21/2018/TT-BGTVT;
– Bản chính Giấy chứng nhận đăng ký trước khi phương tiện thay đổi tính năng sử dụng hoặc thay đổi các thông số kỹ thuật chủ yếu;
– Bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu của Giấy chứng nhận chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường còn hiệu lực.
Hồ sơ cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký trong trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký bị hư hỏng:
– Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký của chủ sở hữu phương tiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 của Thông tư 21/2018/TT-BGTVT;
– Bản chính Giấy chứng nhận đăng ký bị hư hỏng.
Hồ sơ cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký trong trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký bị mất: Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký theo mẫu đơn quy định tại Phụ lục 3 của Thông tư 21/2018/TT-BGTVT.
5.2. Trình tự, thời gian thực hiện thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký
-Chủ sở hữu phương tiện nộp 01 bộ hồ sơ làm thủ tục đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoặc cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hoặc hồ sơ đề nghị thu hồi, xóa Giấy chứng nhận đăng ký gửi trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính đến Cục Đường sắt Việt Nam.
-Cục Đường sắt Việt Nam tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, kể từ khi nhận được hồ sơ, Cục Đường sắt Việt Nam hướng dẫn chủ sở hữu phương tiện hoàn thiện hồ sơ trong vòng 01 ngày làm việc (nếu hồ sơ nộp trực tiếp) hoặc
-Trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ và đúng quy định tại Thông tư này, Cục Đường sắt Việt Nam có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đăng ký. Trường hợp không cấp, Cục Đường sắt Việt Nam có văn bản trả lời cho chủ sở hữu phương tiện và nêu rõ lý do trừ trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều 6 của Thông tư 21/2018/TT-BGTVT.
-Trường hợp mất Giấy chứng nhận đăng ký
+ Căn cứ vào hồ sơ của phương tiện, Cục Đường sắt Việt Nam xem xét, cấp cho chủ sở hữu phương tiện Giấy xác nhận khai báo mất Giấy chứng nhận đăng ký theo mẫu quy định tại Phụ lục 6 của Thông tư 21/2018/TT-BGTVT;
+ Thời gian xem xét giải quyết cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký là 30 ngày kể từ ngày Cục Đường sắt Việt Nam tiếp nhận đơn xin cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký. Trường hợp không cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký, Cục Đường sắt Việt Nam có văn bản trả lời cho chủ sở hữu phương tiện và nêu rõ lý do.
5.3. Trách nhiệm của chủ sở hữu phương tiện có nhu cầu cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký
-Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác và hợp pháp của hồ sơ cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký theo quy định của Thông tư 21/2018/TT-BGTVT.
-Nộp phí, lệ phí đối với việc cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký theo quy định của pháp luật
5.4. Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt, chủ doanh nghiệp kinh doanh đường sắt đô thị, chủ sở hữu đường sắt chuyên dùng
Doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt, chủ doanh nghiệp kinh doanh đường sắt đô thị, chủ sở hữu đường sắt chuyên dùng theo phạm vi được giao kinh doanh, khai thác kết cấu hạ tầng đường sắt có trách nhiệm:
– Chủ trì, phối hợp với tổ chức, cá nhân có nhu cầu di chuyển phương tiện trên đường sắt trong trường hợp đặc biệt trong việc:
+ Cung cấp thông tin về kết cấu hạ tầng đường sắt phục vụ việc xây dựng phương án di chuyển phương tiện trên đường sắt;
+ Thống nhất nội dung điều hành giao thông vận tải đường sắt khi di chuyển phương tiện trên đường sắt;
+ Tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu di chuyển phương tiện trong trường hợp đặc biệt thuộc phạm vi kết cấu hạ tầng đường sắt được giao sử dụng, khai thác, bảo vệ theo quy định của pháp luật.
-Chủ trì điều hành giao thông đường sắt khi di chuyển phương tiện trên đường sắt trong trường hợp đặc biệt theo thẩm quyền.
5.5. Các trường hợp đặc biệt khi phương tiện di chuyển trên đường sắt
-Phương tiện di chuyển trên đường sắt để kiểm tra các tính năng kỹ thuật của phương tiện trước khi nghiệm thu, bàn giao đưa ra khai thác, vận dụng.
– Phương tiện di chuyển trên đường sắt từ vị trí tập kết này đến vị trí tập kết khác để cất giữ, bảo quản phương tiện.
-Phương tiện di chuyển trên đường sắt thực hiện tìm kiếm cứu nạn khi có yêu cầu.
Yêu cầu đối với phương tiện khi di chuyển trong trường hợp đặc biệt
-Khi phương tiện di chuyển trong trường hợp đặc biệt, người điều khiển phương tiện phải có giấy phép điều khiển phương tiện theo quy định của Luật Đường sắt và phải chịu sự điều hành giao thông vận tải của cơ quan, tổ chức được giao trách nhiệm điều hành giao thông vận tải đường sắt.
-Tải trọng của phương tiện không vượt quá tải trọng cho phép mà phương tiện sẽ di chuyển trên đoạn, tuyến đường sắt đã được công bố theo quy định.
-Tốc độ di chuyển của phương tiện không vượt quá tốc độ cho phép của kết cấu hạ tầng.
-Việc di chuyển của phương tiện trên đường sắt hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng đến biểu đồ chạy tàu đã được công bố.
-Tổ chức, cá nhân có nhu cầu di chuyển phương tiện chịu trách nhiệm đảm bảo an toàn, vệ sinh môi trường trong quá trình di chuyển.
Như vậy, việc cấp lại giấy chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông đường sắt được quy định rất chặt chẽ như cấp lại trong trường hợp phương tiện thay đổi tính năng sử dụng hoặc thay đổi các thông số kỹ thuật, Giấy chứng nhận đăng ký bị hư hỏng hoặc bị mất thì tùy vào mỗi trường hợp mà có giấy tờ hồ sơ khác nhau. Chủ sở hưu phương tiện phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác và hợp pháp của hồ sơ cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký.