Việc bên bán không thực hiện, thực hiện không đúng không đầy đủ nghĩa vụ của mình sẽ làm cho mục đích của bên mua không đạt được, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của bên mua.
Việc bên bán không thực hiện, thực hiện không đúng không đầy đủ nghĩa vụ của mình sẽ làm cho mục đích của bên mua không đạt được, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của bên mua. Do đó, bên bán phải có trách nhiệm bù đắp những tổn thất đủ để bên mua có thể khôi phục lại tình trạng trước khi có hành vi vi phạm nghĩa vụ gây thiệt hại và thỏa mãn những quyền lợi chính đáng của mình.
Nội dung của trách nhiệm bồi thường thiệt hại là việc bên bán phải trả cho bên mua giá trị vật chất bị tổn thất do hành vi vi phạm nghĩa vụ của mình gây ra. Khác với các loại chế tài khác, trách nhiệm bồi thường thiệt hại chỉ đặt ra khi có đầy đủ cả bốn yếu tố như đã phân tích phần trước đó. Do vậy, bên bán chỉ phải chịu trách nhiệm khi:
Thứ nhất, bên bán có hành vi vi phạm hợp đồng. Hành vi vi phạm hợp đồng ở đây là việc bên bán đã không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ hợp đồng. Bên bán đã không thực hiện đúng nghĩa vụ là không giao vật đặc định, giao vật không đồng bộ, giao vật không đúng chủng loại, giao thiếu, giao vật không đúng chất lượng hoặc cũng có thể là không thực hiện công việc như đã thỏa thuận trong hợp đồng.
Thứ hai, việc bên bán có hành vi vi phạm hợp đồng làm phát sinh thiệt hại cho bên mua. Chỉ khi hành vi không giao vật, giao vật (đối tượng của
Thứ ba, hành vi vi phạm của bên bán có mối quan hệ nhân quả đối với thiệt hại xảy ra cho bên mua. Thiệt hại xảy ra trước khi có hành vi vi phạm thì tất nhiên, không được bồi thường. Tuy nhiên, thiệt hại xảy ra sau khi có hành vi vi phạm không phải lúc nào cũng được bồi thường. Bởi lẽ chúng không có mối quan hệ nhân quả hoặc thiệt hại xảy ra không phải là hậu quả có tính chất trực tiếp phát sinh từ hành vi vi phạm.
Thứ tư, bên bán phải có lỗi trong việc vi phạm. Trường hợp bên bán vi phạm hợp đồng hoàn toàn do lỗi của bên mua hoặc hành vi vi phạm hợp đồng là do thực hiện quyết định của cơ quan quản lí nhà nước có thẩm quyền mà các bên không biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng thì bên bán sẽ không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại hoặc các bên đã thỏa thuận miễn trách nhiệm trong trường hợp vi phạm.
>>> Luật sư
Khi có đầy đủ bốn yếu tố trên thì bên bán phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bên mua. Theo khoản 2 Điều 307 Bộ luật dân sự quy định:
“Trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất là trách nhiệm bù đắp tổn thất vật chất thực tế tính được thành tiền do bên bị vi phạm gây ra, bao gồm tổn thất về tài sản, chi phí hợp lí để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bi mất hoặc bị giảm sút”.
Theo quy định này, thì thiệt hại mà bên bán phải bù đắp cho bên mua gồm:
– Tổn thất về tài sản như: những mất mát, hư hỏng, thiếu hụt, giảm sút về giá trị tài sản… do bên bán gây ra.
– Chi phí hợp lí để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại.
– Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người mua.