Hiện nay, "Bộ luật dân sự 2015" chưa có quy định cụ thể về lãi suất cũng như phân loại lãi suất. Pháp luật cần đưa ra và bổ sung thêm những yêu tố liên quan đến lãi suất.
Hiện nay, “Bộ luật dân sự 2015” chưa có quy định cụ thể về lãi suất cũng như phân loại lãi suất. Pháp luật cần đưa ra và bổ sung thêm những yêu tố liên quan đến lãi suất.
Việc đưa ra mức lãi suất thì được tiến hành trên cơ sở như sau:
– Lãi suất vay do các bên thỏa thuận hoặc luật có thể quy định luôn.
– Trong trường hợp các bên có thoả thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất thì lãi suất được xác định theo lãi suất luật định, nếu không có lãi suất luật định thì áp dụng theo lãi suất trung bình của các ngân hàng thương mại trên thị trường đối với loại cho vay tương ứng.
– Quy định lãi suất giới hạn và các bên không được thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn đó.
– Trong trường hợp các bên thỏa thuận lãi suất vay vượt quá lãi suất giới hạn thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.
Khoản 4 Điều 474 “Bộ luật dân sự 2015” quy định: “Trong trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đủ thì bên vay phải trả lãi đối với khoản nợ chậm trả theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn chậm trả tại thời điểm trả nợ, nếu có thoả thuận”.
Trong hợp đồng vay có thời hạn mà khi đến hạn, bên vay không thực hiện nghĩa vụ trả nợ và bên cho vay không đồng ý cho vay tiếp thì bên vay đã vi phạm nghĩa vụ trả tiền. Theo quy định tại Khoản 2 Điều 305 “Bộ luật dân sự năm 2015” thì: “Trong trường hợp bên có nghĩa vụ chậm trả tiền thì bên đó phải trả lãi cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn chậm trả tại thời điểm thanh toán, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác”.
Trong trường hợp này, vì trước đó giữa các bên đã thoả thuận một hợp đồng cho vay có kỳ hạn và không có lãi, nếu khi đến hạn, bên vay không trả nợ mà áp dụng lãi suất nợ quá hạn sẽ không tương xứng với việc áp dụng chế tài trong trường hợp các bên đã thoả thuận trước đó về hợp đồng vay có thời hạn và có lãi.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Do đó, khi đến hạn mà bên vay không thực hiện nghĩa vụ thì chỉ nên áp dụng lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời gian chậm trả như Khoản 4 Điều 474 là hợp lý, và đây cũng được coi là trường hợp pháp luật có quy định khác của Khoản 2 Điều 305.
Đối với hợp đồng vay có lãi và có kỳ hạn, Khoản 5 Điều 474 “Bộ luật dân sự năm 2015” quy định: “Trong trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi trên nợ gốc và lãi nợ quá hạn theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ”.