Công an tỉnh có mời cô lên lấy thông tin, sau đó có yêu cầu cô làm tờ khai. Trong trường hợp này, cô tôi cần phải viết tờ khai như thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Cô ruột tôi có chồng bị giết trong một vụ án mạng xảy ra cách đây đã gần 20 năm, vì thủ phạm gây án bỏ trốn chưa bắt được nên vụ án khép lại. Cách đây không lâu công an tỉnh đã bắt được thụ phạm về quy án, công an tỉnh có mời cô lên lấy thông tin, sau đó có yêu cầu cô làm tờ khai. Trong trường hợp này, cô tôi cần phải viết tờ khai như thế nào? Cần làm những thủ tục gì? Mức bồi thường thiệt hại về vật chất và tinh thần như thế nào?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Về thủ tục viết tờ khai
Theo quy định của Bộ luật tố tụng Hình sự thì cô của bạn được công an tỉnh mời lên lấy thông tin và viết tờ khai với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án (Điều 701) “Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án trình bày về những tình tiết trực tiếp liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ…”
Điểm B Điều 4 Nghị quyết số 03/2004/NQ-HĐTP quy định: Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án là người có quan hệ sau đây với một trong những người này:
+ Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi;
+ Là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột;
+ Là cụ nội, cụ ngoại của một trong những người trên đây; là bác ruột, ….
Theo quy định Điều 137 Việc triệu tập, lấy lời khai của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án được tiến hành theo quy định tại các điều 133, 135 và 136 của Bộ luật này
– Căn cứ Điều 133 triệu tập người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án như sau:
+ Điều tra viên phải gửi giấy triệu tập trong đó: ghi rõ họ tên, chỗ ở của người này, ngày, giờ, tháng, năm và địa điểm có mặt; gặp ai và trách nhiệm về việc vắng mặt không có lý do chính đáng.
+ Trong mọi trường hợp, việc giao giấy triệu tập phải được ký nhận.
– Theo Điều 135 việc lấy lời khai của cô bạn sẽ được tiến hành như sau:
+ Việc lấy lời khai của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án được tiến hành tại nơi tiến hành điều tra hoặc nơi cư trú, nơi làm việc của người đó.
+ Nếu vụ án có nhiều người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án thì phải lấy lời khai riêng từng người và không để cho họ tiếp xúc với nhau trong thời gian lấy lời khai.
+ Trước khi lấy lời khai, Điều tra viên phải giải thích cho người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án biết quyền và nghĩa vụ của họ. Việc này phải được ghi vào biên bản.
+ Trước khi hỏi về nội dung vụ án, Điều tra viên cần xác minh mối quan hệ giữa người người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án với bị can, người bị hại và những tình tiết khác về nhân thân của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án. Điều tra viên cần yêu cầu người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án kể hoặc viết lại những gì mà họ biết về vụ án, sau đó mới đặt câu hỏi. Không được đặt câu hỏi có tính chất gợi ý.
– Biên bản lời khai theo quy định Điều 136 phải được lập theo quy định tại các điều 95, 125 và 132 của Bộ luật này, như vậy quy định về biên bản như sau:
Điều 95. Biên bản bao gồm:
– Biên bản bắt buộc phải lập biên bản theo mẫu quy định thống nhất.
Trong biên bản ghi rõ:
+ địa điểm, ngày, giờ, tháng, năm tiến hành tố tụng;
+ thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc;
+ nội dung của hoạt động tố tụng;
+ những người tiến hành, tham gia hoặc có liên quan đến hoạt động tố tụng;
+ những khiếu nại, yêu cầu hoặc đề nghị của họ.
– Biên bản phiên toà phải có chữ ký của chủ toạ phiên toà và Thư ký Tòa án. Biên bản các hoạt động tố tụng khác phải có chữ ký của những người mà Bộ luật này quy định trong từng trường hợp. Những điểm sửa chữa trong biên bản cũng phải được xác nhận bằng chữ ký của họ.
Điều 125 quy định về Biên bản điều tra:
“1. Khi tiến hành điều tra phải lập biên bản theo quy định tại Điều 95 của Bộ luật này.
Điều tra viên lập biên bản phải đọc lại biên bản cho người tham gia tố tụng nghe, giải thích cho họ biết quyền được bổ sung và nhận xét về biên bản. Nhận xét đó được ghi vào biên bản. Người tham gia tố tụng và Điều tra viên cùng ký tên vào biên bản.
2. Trong trường hợp người tham gia tố tụng từ chối ký vào biên bản, thì việc đó phải được ghi vào biên bản và nêu rõ lý do.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
3. Nếu người tham gia tố tụng vì nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc vì lý do khác mà không thể ký vào biên bản thì phải ghi rõ lý do; Điều tra viên và người chứng kiến cùng xác nhận.
Người không biết chữ thì điểm chỉ vào biên bản.”
2. Mức bồi thường thiệt hại về vật chất và tinh thần
Theo các quy định của Bộ luật dân sự:
Điều 604. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
“1. Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.
2. Trong trường hợp pháp luật quy định người gây thiệt hại phải bồi thường cả trong trường hợp không có lỗi thì áp dụng quy định đó.”
Điều 610. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm
“1. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm:
a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết;
b) Chi phí hợp lý cho việc mai táng;
c) Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng.
2. Người xâm phạm tính mạng của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại…
Tuy nhiên theo Ðiều 607 quy định về Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại
Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là hai năm, kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác bị xâm phạm.”
Mục 6, Phần I, Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP có quy định như sau: "Về thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Việc xác định thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại được thực hiện như sau:
b) Đối với những trường hợp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng phát sinh trước ngày 01-01-2005, thì thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là hai năm, kể từ ngày 01-01-2005.
Như vậy theo quy định trên thì cô bạn sẽ không được bồi thường vì hết thời hiệu khởi kiện.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
– Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự
– Lấy lời khai của người làm chứng được tiến hành ở đâu?
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 1900.6568 để được giải đáp.
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại