Pháp luật quy định về Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra tại Điều 623 Bộ luật dân sự (BLDS) năm 2005 như sau:
Một trong những nguyên tắc chung của Luật dân sự là tôn trọng và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức; khi các quyền và lợi ích của cá nhân, tổ chức bị xâm phạm, gây thiệt hại thì người vi phạm, gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm dân sự và biểu hiện của trách nhiệm dân sự cụ thể đó là việc bồi thường thiệt hại. Do đó, bên cạnh những quy định mang tính nguyên tắc chung về trách nhiệm dân sự do hành vi trái pháp luật gây ra, pháp luật Việt Nam còn có những quy định có tính chất riêng biệt đối với trách nhiệm dân sự do tài sản gây ra, trong đó có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.
Pháp luật quy định về Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra tại Điều 623 Bộ luật dân sự (BLDS) năm 2005
Khoản 1 Điều 623 “Bộ luật dân sự năm 2015” đã đưa ra một định nghĩa mang tính liệt kê về nguồn nguy hiểm cao độ như sau:
“Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định”.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
Để xác định chủ thể nào phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra phải căn cứ vào từng trường hợp cụ thể:
– Thứ nhất, chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Chủ sở hữu đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ là đang thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình để nắm giữ, quản lý nguồn nguy hiểm cao độ, nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội; khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ nguồn nguy hiểm cao độ.
– Thứ hai, người được chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng quy định của pháp luật phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, trừ trường hợp giữa chủ sở hữu và người được giao chiếm hữu, sử dụng có thoả thuận khác không trái pháp luật, đạo đức xã hội hoặc không nhằm trốn tránh việc bồi thường:
+ Thoả thuận cùng nhau liên đới chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại;
+Thoả thuận chủ sở hữu bồi thường thiệt hại trước, sau đó người được giao chiếm hữu, sử dụng sẽ hoàn trả cho chủ sở hữu khoản tiền đã bồi thường;
+ Ai có điều kiện về kinh tế hơn thì người đó thực hiện việc bồi thường thiệt hại trước.
– Thứ ba, trong trường hợp chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ giao cho ngườikhác chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ không theo đúng quy định của pháp luật mà gây thiệt hại, thì chủ sở hữu phải bồi thường thiệt hại. Ví dụ:Chủ sở hữu biết người đó không có bằng lái xe mô tô, xe gắn máy, nhưng vẫn giao quyền chiếm hữu, sử dụng cho họ mà gây thiệt hại thì chủ sở hữu phải bồi thường thiệt hại.
– Thứ tư, theo nguyên tắc chung chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng hợp pháp nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra cả khi không có lỗi, trừ các trường hợp sau đây:
+ Thiệt hại xảy ra là hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;
+Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Trong trường hợp pháp luật có quy định khác về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại được thực hiện theo quy định của văn bản quy phạm pháp luật đó.
– Thứ năm, người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, nếu chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng hợp pháp không có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật (đã tuân thủ các quy định về bảo quản, trông giữ, vận chuyển, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng các quy định của pháp luật).
Nếu chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng hợppháp có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật (không tuân thủ hoặc tuân thủ không đầy đủ các quy định về bảo quản, trông giữ, vận chuyển, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo quy định của pháp luật) thì phải liên đới cùng với người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.
>>> Luật sư
– Thứ sáu, nếu chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ đã giao nguồn nguy hiểm cao độ cho người khác mà gây thiệt hại thì phải xác định trong trường hợp cụ thể đó người được giao nguồn nguy hiểm cao độ có phải là người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ hay không để xác định ai có trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Hiện nay pháp luật chưa quy định cụ thể và chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể điều kiện áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, dẫn đến có những cách hiểu và áp dụng pháp luật không thống nhất trên thực tế. Do đó, tùy từng trường hợp cụ thể trong thực tế để xác định chính xác trách nhiệm bồi thường thiệt hại.