Hậu quả đặt ra khi người có nghĩa vụ trả nợ chết khi chưa trả nợ. Cách giải quyết đối với phần di sản thừa kế.
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi có người bạn cho mượn số tiền 100 triệu đồng, giấy hẹn tháng 6/2009 sẽ trả toàn bộ số tiền, nhưng do tình cảm thân thiết tôi đồng ý cho mượn tiếp (vẫn số tiền cũ 100 triệu), nhưng không làm lại
Cảm ơn luật sư.
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Giấy hẹn của bạn với người bạn kia để ấn định thời hạn trả tiền đã chứng minh cho việc có một hợp đồng dân sự giữa bạn và người bạn đó và đây là một hợp đồng vay tài sản. Pháp luật quy định vấn đề này tại Điều 471 “Bộ luật dân sự 2015”
“Điều 471. Hợp đồng vay tài sản
Hợp đồng vay tài sản là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.”
Khi một hợp đồng được xác lập sẽ phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa các bên và nghĩa vụ của bên vay được quy tại “Bộ luật dân sự 2015” như sau:
“Điều 474. Nghĩa vụ trả nợ của bên vay
Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thoả thuận khác.”
Theo bạn nói, người vay tiền ( tức người có nghĩa vụ trả nợ) đã mất thì khoản nợ được giải quyết phụ thuộc vào các trường hợp có thể xảy ra như sau:
Trường hợp người có nghĩa vụ trả tiền đã mất nhưng vẫn còn tài sản để lại. Tài sản đó có thể là tài sản riêng hoặc tài sản chung trong thời kì hôn nhân với vợ của người đó. Tài sản chung của vợ chồng trong thời kì hôn nhân bao gồm tài sản quy định tại Điều 27 Luật hôn nhân và gia đình 2014.
“Điều 27. Tài sản chung của vợ chồng
1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và những tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng. Quyền sử dụng đất mà vợ hoặc chồng có được trước khi kết hôn, được thừa kế riêng chỉ là tài sản chung khi vợ chồng có thỏa thuận.
Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất.
2. Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong giấy chứng nhận quyền sở hữu phải ghi tên của cả vợ chồng.
3. Trong trường hợp không có chứng cứ chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó là tài sản chung”
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Khi đó trước khi chia phần di sản thừa kế thì bạn sẽ được thanh toán khoản nợ theo thứ tự ưu tiên thanh toán tại Điều 683 “Bộ luật dân sự 2015”. Tuy nhiên bạn chỉ được thanh toán trong phạm vi di sản để lại. Trường hợp di sản để lại nhiều hơn khoản nợ thì phần dư ra sẽ được chia thừa kế cho người thừa kế còn nếu không đủ khoản nợ thì sẽ coi như rủi ro.
“Điều 683. Thứ tự ưu tiên thanh toán
Các nghĩa vụ tài sản và các khoản chi phí liên quan đến thừa kế được thanh toán theo thứ tự sau đây:
1. Chi phí hợp lý theo tập quán cho việc mai táng;
2. Tiền cấp dưỡng còn thiếu;
3. Tiền trợ cấp cho người sống nương nhờ;
4. Tiền công lao động;
5. Tiền bồi thường thiệt hại;
6. Thuế và các khoản nợ khác đối với Nhà nước;
7. Tiền phạt;
8. Các khoản nợ khác đối với cá nhân, pháp nhân hoặc chủ thể khác;
9. Chi phí cho việc bảo quản di sản;
10. Các chi phí khác.”
Khoản nợ này do không quy định kì hạn nên nếu muốn lấy lại thì bạn phải thông bán trước cho vay hoặc bên vay có thể trả bất cứ khi nào theo quy định tại Điều 477 “Bộ luật dân sự 2015”.
“Điều 477. Thực hiện hợp đồng vay không kỳ hạn
1. Đối với hợp đồng vay không kỳ hạn và không có lãi thì bên cho vay có quyền đòi lại tài sản và bên vay cũng có quyền trả nợ vào bất cứ lúc nào, nhưng phải báo cho nhau biết trước một thời gian hợp lý, nếu không có thoả thuận khác.
2. Đối với hợp đồng vay không kỳ hạn và có lãi thì bên cho vay có quyền đòi lại tài sản bất cứ lúc nào nhưng phải báo trước cho bên vay một thời gian hợp lý và được trả lãi đến thời điểm nhận lại tài sản, còn bên vay cũng có quyền trả lại tài sản bất cứ lúc nào và chỉ phải trả lãi cho đến thời điểm trả nợ, nhưng cũng phải báo trước cho bên cho vay một thời gian hợp lý.”
Trường hợp thứ hai có thể xảy ra là người có nghĩa vụ trả nợ không còn bất kì tài sản nào thì bạn không thể đặ ra trách nhiệm đối với vợ con người đó.