Thỏa ước Madrid về đăng kí quốc tế với nhãn hiệu hàng hóa có hiệu lực từ năm 1981; Nghị định thư có liên quan đến thỏa ước được thông qua năm 1989.
Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh, do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh lành mạnh. Quyền sở hữu công nghiệp chỉ phát sinh khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp văng bằng bảo hộ.
Quyền sở hữu công nghiệp trong tư pháp quốc tế là quyền sở hữu công nghiệp và giống cây trồng có yếu tố nước ngoài.
Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp theo quy định của Thỏa ước Madrid và Nghị định thư Madrid:
Thỏa ước Madrid về đăng kí quốc tế với nhãn hiệu hàng hóa có hiệu lực từ năm 1981;
Nghị định thư có liên quan đến thỏa ước được thông qua năm 1989 có hiệu lực năm 1995 và quy chế thi hành Nghị định thư có hiệu lực từ năm 1996.
Hai văn bản có sự khác nhau: Nghị định thư cho phép các đăng kí quốc gia được dựa trên các đơn quốc gia, chứ không chỉ dựa trên đăng kí quốc gia; Nghị định thư quy định thời hạn 18 tháng thay cho thời hạn 1 năm dành cho các bên tham gia để từ chối bảo hộ.
Mục đích: Tạo điều kiện thuận lợi cho việc đăng ký nhãn hiệu hàng hoá tại các nước thành viên
Việt Nam đã tham gia thỏa ước nhưng chưa tham gia nghị định thư.
Nội dung cơ bản:
+ Nộp đơn đăng ký quốc tế
– Việc bảo hộ quốc tế đối với nhãn hiệu hàng hoá xuất phát từ yêu cầu bảo hộ của chủ nhãn hiệu hàng hoá thông qua việc nộp đơn yêu cầu bảo hộ, đơn này gọi là “đơn đăng ký quốc tế” (đơn quốc tế). Nghị định thư cho phép các đăng ký quốc gia được dựa trên các đơn quốc gia chứ không chỉ dựa trên các đăng ký quốc gia).
– Nó được nộp bởi một thể nhân hoặc một pháp nhan có cơ sở kinh doanh hoặc cư trú tại hoặc là công dân của một nước tham gia thoả ước hay nghị định thư hoặc một thể nhân hay pháp nhân có trụ sở kinh doanh tại hoặc cư trú tại lãnh thổ của một tổ chức liên Chính phủ là thành viên của Nghị định thư hoặc là công dân của một nước thành viên của tổ chức đó.
Có ba loại đơn quốc tế:
– Đơn quốc tế chịu sự điều chỉnh của Thỏa ước;
– Đơn quốc tế chịu sự điều chỉnh của Nghị định thư;
– Đơn quốc tế chịu sự điều chỉnh của cả Nghị định thư và Thỏa ước.
Trong đơn quốc tế phải chỉ định một hoặc nhiều nước nơi nhãn hiệu được bảo hộ. Nước được chỉ định trong đơn và nước xuất xứ phải đều là thành viên của Thỏa ước và Nghị định thư.
Đơn quốc tế được nộp đến văn phòng quốc tế của tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (văn phòng quốc tế) thông qua cơ quan trung gian là cơ quan có thẩm quyền của nước xuất xứ ( nước nhận đơn được gọi là nước xuất xứ của đơn), Kèm theo đơn là các khoản lệ phí: lệ phí đăng ký, lệ phí quốc gia. Sau khi nhận đơn, văn phòng quốc tế sẽ
>>> Luật sư
+ Hiệu lực của đơn đăng ký
Hiệu lực của đơn đăng ký phụ thuộc vào đơn quốc tế được nộp theo thoả ước hay theo Nghị định thư:
– Theo Thỏa ước: đăng ký quốc tế tại Văn phòng quốc tế có hiệu lực trong vòng 20 năm kể từ ngày đăng ký và có quyền gia hạn thêm 20 năm kể từ ngày hết hạn thời hạn trước đó.
– Theo nghị định thư đăng ký quốc tế tại Văn phòng quốc tế có hiệu lực trong vòng 10 năm và có thể gia hạn thêm 10 năm kể từ khi kết thúc kỳ hạn hiệu lực trước đó.
Ngày đăng ký quốc tế là ngày nộp đơn đăng ký quốc tế tại nước xuất xứ nếu Văn phòng quốc tế nhận được đơn đó trong vòng 2 tháng kể từ ngày nhận được đơn .
Kể từ ngày đăng ký quốc tế được thực hiện tại Văn phòng quốc tế, việc bảo hộ đối với nhãn hiệu hàng hoá tại tất cả các nước thành viên được thực hiện như đối với nhãn hiệu được nộp trực tiếp tại nước đó (nguyên tắc đối xử quốc gia). Tất cả các nhãn hiệu là đối tượng của việc đăng ký quốc té đều được hưởng quyền ưu tiên theo quy định tại Điều 4 Công ước Paris về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp.
+Từ chối bảo hộ
Các nước là thành viên của Thỏa ước và Nghị định thư được chỉ định trong đơn quốc tế có quyền từ chối bảo hộ trên phạm vi lãnh thổ nước mình. Tất cả việc từ chối trên phải dựa trên các cơ sở được áp dụng trong trườn hợp đăng ký quốc gia theo các quy định của Công ước Paris. Bất cứ sự từ chối nào đều phải được cơ quan có thẩm quyền của nước đó