Xét về mặt lịch sử, hòa giải và trọng tài là hai phương thức giải quyết tranh chấp xuất hiện sớm hơn so với sự ra đời của tòa án.
Xét về mặt lịch sử, hòa giải và trọng tài là hai phương thức giải quyết tranh chấp xuất hiện sớm hơn so với sự ra đời của tòa án. Lịch sử hình thành và phát triển của các hình thức giải quyết tranh chấp này ra đời cùng với quá trình hình thành và phát triển của nền kinh tế hàng hóa. Vì vậy trọng tài thương mại cũng có qúa trình phát triển từ đơn giản đến phức tạp, từ ít hình thức đến hình thức hơn, từ chưa chặt chẽ đến chặt chẽ hơn.
Trọng tài ra đời cách đây mấy trăm năm nhưng mãi đến nửa sau thế kỉ thứ 20 mới phát triển một cách mạnh mẽ. Có thể nói, phương thức trọng tài xuất hiện là hình thức tiền thân của việc hình thành các tòa án sau này. Tòa Trọng tài là một trong những phương thức cổ xưa nhất để giải quyết bất hòa giữa người với người, giữa quốc gia với quốc gia. Hình thái đấu tiên về trọng tài có thể bắt nguồn từ các quốc gia thành bang cổ Hy Lạp, cổ La Mã và thời Xuân Thu Chiến Quốc cũng có ghi chép lại hình thức trọng tài này. Người Hy Lạp và La Mã cổ đại đã biết sử dụng phương thức này để giải quyết tranh chấp. Quy định sơ khai về trọng tài trong luật mua bán hàng hóa cho phép các lái buôn được tự phân xử bất hòa của mình không cần có sự can thiệp của Nhà nước. Về sau Luật La Mã cho phép mở rộng phạm vi tranh chấp, không chỉ trong biên giới lãnh thổ, mà còn ở những nước La Mã có trao đổi hàng hóa, có nghĩa là trải rộng trên hầu khắp lục địa Châu Âu. Nhìn chung, chế độ trọng tài thời xưa chủ yếu dùng để giải quyết tranh chấp giữa chủ nợ và khách nợ.
Đối với các nước có nền kinh tế hàng hải phát triển lâu đời như Vương quốc Anh cũng phải mất một khoảng thời gian dài mới đặt trọng tài vào đúng vị trí của nó. Trong hệ thống luật của Anh, văn bản pháp luật đầu tiên về trọng tài phải kể đến Luật Trọng tài 1697, nhưng vào thời điểm luật được thông qua, đây đã là một phương thức rất phổ biến (phán quyết đầu tiên của trọng tài ở Anh được đưa ra vào năm 1610). Tuy nhiên, các quy định sơ khai về trọng tài trong hệ thống luật common law thể hiện một hạn chế cơ bản là bất cứ bên tham gia tranh chấp nào cũng có thể khước từ việc thực hiện phán quyết của trọng tài nếu thấy phán quyết đó bất lợi cho mình. Hạn chế này đã được khắc phục trong Luật năm 1697. Luật trọng tài của nước Anh liên tiếp được sửa đổi, bổ sung theo hướng tự do hơn cho trọng tài hoạt động trong mối liên hệ với tòa án.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Còn ở Mỹ, hiệp hội trọng tài đã được thành lập với số lượng lớn và đông nhất trên thế giới. Đặc biệt, trong Hiệp ước Jay năm 1794, Anh và Mỹ đã thống nhất đưa các vấn đề còn đang tranh chấp liên quan đến các khoản nợ và biên giới ra giải quyết ở trọng tài. Việc giải quyết tranh chấp này kéo dài 7 năm, và được coi là kết thúc thành công.Từ đầu thế kỷ XX, các nước (trong đó có Pháp và Mỹ) bắt đầu thông qua các đạo luật quy định và khuyến khích việc phân xử ở cấp trọng tài thay cho kiện tụng ở tòa án vốn được cho là kém hiệu quả hơn.
Châu Âu lục địa thì lại có những tổ chức trọng tài truyền thống như tòa án trọng tài quốc tế của Phòng Thương mại và Công nghiệp quốc tế ( ICC), hoặc đặc thù như Viện trọng tài bên cạnh phòng Thương mại quốc tế Stockhom ( Thụy Điển). Bên cạnh đó, Châu Âu cũng đã và đang có những củng cố và thành lập mới nhiều tổ chức trọng tài quốc gia nhằm đáp ứng các đòi hỏi của nền kinh tế phát triển theo xu thế hội nhập toàn cầu.
Bên cạnh sự phát triển của các tổ chức trọng tài quốc gia và ở các khu vực lớn, trong những năm gần đây các tổ chức này đang ngày càng phát triển mạnh mẽ ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Trong hơn 30 năm trở lại đây, các quốc gia có nền kinh tế thị trường năng động trong khu vực này đã tổ chức lại các trung tâm trọng tài quốc gia hoặc thành lập các tổ chức trọng tài mới như: Hiệp hội trọng tài Nhật Bản ( Tokyo, Osaka, Koby…) Tại các nước xung quanh Việt Nam, các tổ chức trọng tài liên tiếp ra đời như: Trọng tài thuộc Phòng thương mại Thái Lan (1990), Trung tâm trọng tài quốc tế Hồng Koong ( (1987), Trung tâm trọng tài Kualalumpur ( 1967), Trung tâm trọng tài quốc tế Singapore (1991).
Trước sự phát triển mạnh mẽ của thương mại thế giới, nhất là việc tăng cường mậu dịch quốc tế, trọng tài đã trở thành một phương tiện được áp dụng rộng rãi trên trường quốc tế để giải quyết các tranh chấp thương mại quốc tế, dẫn tới việc hình thành những tổ chức trọng tài quốc tế để giải quyết các tranh chấp phát sinh trong các
Tầm quan trọng của việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài ngày càng được thừa nhận rộng rãi, đặc biệt là trong các thập kỷ gần đây. Các quốc gia sửa đổi luật pháp về trọng tài cho phù hợp với tình hình thực tế; các điều ước quốc tế về trọng tài đang có thêm những thành viên mới; trọng tài trở thành một môn học trong chương trình đào tạo ngành luật; các doanh nghiệp ngày càng tin tưởng vào một phương thức giải quyết tranh chấp linh hoạt, công bằng, với phán quyết được công nhận rộng rãi trên phạm vi thế giới.