Thủ tục thẩm tra giấy chứng nhận đầu tư đối với các dự án đầu tư có quy mô từ 300 tỷ trở lên và không thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc.
Thủ tục thẩm tra giấy chứng nhận đầu tư đối với các dự án đầu tư có quy mô từ 300 tỷ trở lên và không thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc
a. Trình tự thực hiện:
– Nhà đầu tư nộp hồ sơ tại Phòng Hỗ trợ đầu tư – Ban quản lý Khu Công nghệ cao Hòa Lạc. Chuyên viên Phòng Hỗ trợ đầu tư (được phân công theo dõi dự án) viết 02 Giấy biên nhận (01 bản trao cho nhà đầu tư; 01 bản lưu cùng hồ sơ).
– Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án đầu tư, chuyên viên Phòng Hỗ trợ đầu tư (được phân công theo dõi dự án) thực hiện các công việc sau:
+ Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, thông báo cho nhà đầu tư biết để sửa đổi, bổ sung hồ sơ dự án đầu tư ;
+ Trình Lãnh đạo Ban xem xét dự án, quyết định;
+ Gửi hồ sơ lấy ý kiến thẩm tra của Sở liên quan; trường hợp cần thiết thì gửi hồ sơ lấy ý kiến các Bộ, ngành liên quan.
– Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án đầu tư, cơ quan được hỏi ý kiến thẩm tra bằng văn bản và chịu trách nhiệm về những vấn đề của dự án thuộc chức năng quản lý của mình.
– Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, chuyên viên Phòng Hỗ trợ đầu tư (được phân công theo dõi dự án) thực hiện các công việc sau:
+ Tổ chức họp Hội đồng thẩm tra dự án; lập Tờ trình Lãnh đạo Ban tổng hợp ý kiến của các cơ quan liên quan được hỏi ý kiến;
+ Dự thảo nội dung Giấy chứng nhận đầu tư trình Lãnh đạo Ban ký chính thức;
+ Tổ chức trao Giấy chứng nhận đầu tư cho nhà đầu tư.
Trường hợp dự án đầu tư không được chấp thuận, chuyên viên Phòng Hỗ trợ đầu tư – Ban quản lý Khu Công nghệ cao Hòa Lạc gửi thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư, trong đó nêu rõ lý do.
– Trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đầu tư, chuyên viên Phòng Hỗ trợ đầu tư – Ban quản lý Khu Công nghệ cao Hòa Lạc sao gửi Giấy chứng nhận đầu tư đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Công Thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Bộ quản lý ngành có liên quan.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
b. Thành phần, số lượng hồ sơ:
– Thành phần hồ sơ bao gồm:
+ Văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đầu tư;
+ Văn bản xác nhận tư cách pháp lý của nhà đầu tư (Bản sao quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh);
+ Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư (Do nhà đầu tư lập và chịu trách nhiệm);
+ Giải trình kinh tế-kỹ thuật bao gồm các nội dung chủ yếu: mục tiêu, quy mô, địa điểm đầu tư; vốn đầu tư, tiến độ thực hiện dự án; nhu cầu sử dụng đất, giải pháp về công nghệ và giải pháp về môi trường;
+ Hợp đồng hợp tác kinh doanh đối với hình thức đầu tư theo Hợp đồng hợp tác kinh doanh.
Trường hợp dự án đầu tư gắn liền với việc thành lập tổ chức kinh tế, ngoài hồ sơ trên còn phải nộp kèm theo:
+ Hồ sơ đăng ký kinh doanh tương ứng với mỗi loại hình tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật có liên quan.
+ Hợp đồng liên doanh đối với hình thức thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài.
Lưu ý:
– Hồ sơ phải nộp là hồ sơ bằng tiếng Việt, nếu là tiếng nước ngoài phải dịch sang tiếng Việt và được cơ quan có thẩm quyền chứng thực;
– Hồ sơ phải được đóng quyển, có bìa cứng, đảm bảo công tác lưu trữ lâu dài.
– Số lượng hồ sơ: 04 (bộ) trong đó có 01 (bộ) gốc.
d. Thời hạn giải quyết: 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.