Cho tôi hỏi hiện tại tôi vẫn nhận 300 triệu động về mức thỏa thuận đó, có nghĩa là đồng ý nhưng lại chỉ thực hiện để lấy giấy tờ xác minh là người nhà họ là anh bạn đã vay tiền tôi để lấy chứng cứ đưa kiện chiếm đoạt tài sản của tôi có được không?
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi cho một người bạn vay tiền số tiền là 600 triệu đồng, tuy nhiên do tin tưởng nhau nên không có giấy tờ gì về việc vay nhận tiền cả. Hiện tại người vay tiền tôi đã bỏ trốn tôi đến gia đình thì phía gia đình và tôi có thỏa thuận trả nợ nhưng lại chỉ có 300 triệu đồng. Vậy cho tôi hỏi hiện tại tôi vẫn nhận 300 triệu động về mức thỏa thuận đó, có nghĩa là đồng ý nhưng lại chỉ thực hiện để lấy giấy tờ xác minh là người nhà họ là anh bạn đã vay tiền tôi để lấy chứng cứ đưa kiện chiếm đoạt tài sản của tôi có được không? Tôi xin cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Thứ nhất: Khi tiến hành các hoạt động vay mượn tài sản thì để bảo đảm quyền lợi cho bên cho vay tài sản thì bạn cần có giấy tờ chứng minh hoạt động vay mượn này.
Đối với việc bạn nhận 300 triệu đồng nhằm lấy giấy tờ xác minh thì bản chất giao dịch này là giao dịch dân sự vô hiệu
Theo quy định của “Bộ luật dân sự 2015”
“Điều 132. Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa
Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa thì có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu.
Lừa dối trong giao dịch là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó.
Đe dọa trong giao dịch là hành vi cố ý của một bên hoặc người thứ ba làm cho bên kia buộc phải thực hiện giao dịch nhằm tránh thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của cha, mẹ, vợ, chồng, con của mình.”
Như vậy giao dịch mà bạn thực hiện là lừa dối họ để thực hiện một hoạt động khác là lấy giấy tờ xác minh thì bạn vẫn có thể thực hiện nhưng sẽ bị
>>> Luật sư
“Điều 140. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
1.Người nào có một trong những hành vi sau đây: Chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ bốn triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới bốn triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm:
a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó;
b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.
2.Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
c) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
d) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
đ) Tái phạm nguy hiểm;
e) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3.Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm :
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4.Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
5.Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm và bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản hoặc một trong hai hình phạt này.”