Mức hưởng bảo hiểm xã hội được tính trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng bảo hiểm xã hội và có chia sẻ giữa những người tham gia bảo hiểm xã hội
Cơ sở pháp lý: Nguyên tắc này được ghi nhận tại Khoản 1, Điều 5 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014
Nội dung nguyên tắc: người lao động khi tham gia quan hệ bảo hiểm xã hội phải đóng góp bảo hiểm xã hội trên cơ sở tiền lương và họ sẽ được hưởng bảo hiểm xã hội khi có đủ điều kiện quy định. Mức trợ cấp được hưởng phụ thuộc vào mức đóng góp, thời gian đóng góp và sự kiện pháp lý kèm theo (tỷ lệ suy giảm hay mất khả năng lao động, thai sản, ốm đau, chết..) tỷ lệ đóng góp bảo hiểm xã hội và mức trợ cấp của người lao động có mối liên hệ chặt chẽ với thu nhập của người được bảo hiểm. Nguyên tắc bảo hiểm xã hội trên cơ sở phân phối theo lao động luôn đảm bảo yếu tố công bằng hợp lý. Người lao động phải tham gia đóng góp bảo hiểm xã hội mới được hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội . Nguyên tắc này thể hiện hai nội dung cơ bản:
Một là, mức hưởng bảo hiểm xã hội được tính trên cơ sở mức đóng góp và thời gian đóng góp. Mức đóng góp và thời gian đóng góp được sử dụng làm căn cứ để đối tượng đóng bảo hiểm được hưởng bảo hiểm xã hội, tức đóng góp đến đâu thì mức thụ hưởng tới đó. Bảo hiểm xã hội là một hình thức phân phối phổ biến tổng thu nhập quốc dân bảo hiểm xã hội phải dựa trên cơ sở kết hợp hài hòa giữa cống hiến và hưởng thụ ( nguyên tắc phân phối theo lao động). Những người lao động có thời gian và phí đóng như nhau thì được hưởng bảo hiểm như nhau. Nghĩa là phải đảm bảo hợp lý giữa đóng góp và hưởng thụ, tức là căn cứ vào mức đóng góp của người lao động cho xã hội thể hiện thông qua mức đóng, thời gian đóng góp vào quỹ xã hội… để từ đó quy định mức trợ cấp và độ dài thời gian hưởng trợ cấp phù hợp với sự đóng góp cho xã hội của người lao động. Vì vậy rất khó chấp nhận về mặt kinh tế khi một người lao động vừa tham gia bảo hiểm xã hội trong thời gian ngắn lại được hưởng ngay mức bảo hiểm xã hội cao hoặc hưởng chế độ ốm đau suốt đời nếu mắc các bệnh cần điều trị dài ngày, khi người lao động có thể mới tham gia bảo hiểm xã hội trong thời gian ngắn.
Hai là, ở một khía cạnh khác nguyên tắc này thể hiện sự chia sẻ giữa những người tham gia bảo hiểm xã hội, điều này có nghĩa là không phải bất kỳ người lao động nào tham gia đóng bảo hiểm xã hội đều được hưởng bảo hiểm xã hội. Người lao động cùng với người sử dụng lao động và nhà nước cùng tạo lập hình thành một quỹ bảo hiểm xã hội độc lập và tập trung trong đó đa số những người đóng góp bảo hiểm xã hội sẽ hỗ trợ cho số những người có đủ điều kiện để hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội theo nguyên tắc “ lấy số đông bù số ít”. Nghĩa là chỉ nhũng người rơi gặp phải những rủi ro đáp ứng đủ điều kiện mới được hưởng bảo hiểm xã hội, thường là khi gặp phải những rủi ro sẽ mang lại những khó khăn lớn vượt xa so với khả năng kinh tế của người lao động, trên cơ sở chia sẻ rủi ro của những người cùng tham gia đóng bảo hiểm xã hội thì khoản phí của những người tham gia bảo hiểm xã hội mà không gặp phải rủi ro sẽ được bù đắp cho những người gặp rủi ro khác.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Có thể nói, hình thức tham gia bảo hiểm xã hội là một hình thức chia sẻ rủi ro trên cơ sở sự hỗ trợ của cộng đồng. Sự phối hợp chặt chẽ của hai nguyên tắc này vừa thể hiện sự bình đẳng giữa những người tham gia bảo hiểm xã hội vừa thể hiện yếu tố nhân xã hội, vừa thể hiện yếu tố nhân văn của nhà nước ta trên cơ sở có sự hỗ trợ của cả cộng đồng.
Ý nghĩa của nguyên tắc:
– Đảm bảo công bằng giữa đóng góp và hưởng thụ
– Bảo bảo được mục đích của an sinh xã hội