Pháp luật quy định trách nhiệm của gia đình, nhà nước và xã hội trong việc thực hiện quyền sống chung với cha mẹ của trẻ em như thế nào?
Quyền sống chung với cha mẹ là quyền tự nhiên, tất yếu và bất khả xâm phạm của mọi trẻ em, kể cả trường hợp trẻ em là con riêng của vợ hoặc chồng. Không ai có quyền buộc trẻ em phải cách ly cha mẹ trái với ý muốn của cha mẹ và trẻ em, trừ trường hợp vì lợi ích của trẻ.
Trước hết, pháp luật quy định trách nhiệm của cha mẹ trong việc thực hiện quyền sống chung với cha mẹ của trẻ em:
“Cha mẹ có trách nhiệm bảo đảm điều kiện để trẻ em được sống chung với mình” (Điều 25 Luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em 2004).
Như vậy, trách nhiệm thực hiện quyền được sống chung với cha mẹ của trẻ em trước hết thuộc về gia đình, trong đó đặc biệt là cha mẹ. Cha mẹ có trách nhiệm bảo đảm điều kiện để trẻ em được sống chung với mình, được chăm sóc, nuôi dưỡng một cách tốt nhất.
Tuy nhiên, có một số trường hợp trẻ em bị buộc phải cách ly với cha mẹ như: Cha và mẹ đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang phải chấp hành hình phạt tù; Cha mẹ bị
– Cha, mẹ đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang phải chấp hành hình phạt tù thì trẻ em phải sống cách ly cha, mẹ và được chăm sóc thay thế. Trong trường hợp người mẹ nuôi con dưới ba mươi sáu tháng tuổi nhưng đang phải chấp hành hình phạt tù thì được bố trí thời gian phù hợp để chăm sóc, nuôi dưỡng con. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tại địa bàn có trại tạm giam, trại giam chỉ định cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở trợ giúp trẻ em tiếp nhận, nuôi dưỡng trẻ em từ đủ ba mươi sáu tháng tuổi trở lên khi cha, mẹ là người bị tạm giam, phạm nhân trong trại tạm giam, trại giam đó nếu không có thân nhân của trẻ em nhận nuôi dưỡng, chăm sóc.
– Cha, mẹ bị Tòa án quyết định hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con là trẻ em thì trong thời gian thi hành quyết định của Tòa án, trẻ em được giúp đỡ, bảo vệ; trường hợp Tòa án quyết định không cho cha, mẹ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì trẻ em phải sống cách ly cha, mẹ và được chăm sóc thay thế.
– Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổ chức việc chăm sóc, giáo dục và nuôi dưỡng thay thế đối với trẻ em phải sống cách ly cha, mẹ theo các hình thức: giao cho thân nhân của trẻ em, giao cho gia đình chăm sóc thay thế, giao cho cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở trợ giúp trẻ em tại địa phương để chăm sóc thay thế.
– Cơ quan Lao động – Thương binh và Xã hội các cấp có trách nhiệm xác minh điều kiện, hoàn cảnh sống, khả năng kinh tế của người thân, gia đình chăm sóc thay thế, cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở trợ giúp trẻ em để đề xuất thân nhân, gia đình, cơ sở chăm sóc thay thế cho trẻ em phải sống cách ly cha, mẹ; kiểm tra điều kiện sống của trẻ em phải sống cách ly cha, mẹ sau khi giao cho thân nhân, gia đình, cơ sở chăm sóc thay thế. Việc đưa trẻ em phải sống cách ly cha, mẹ vào sống tại các cơ sở trợ giúp trẻ em, cơ sở bảo trợ xã hội chỉ được coi là giải pháp cuối cùng khi không tìm được thân nhân, gia đình chăm sóc thay thế.
– Trong thời gian trẻ em ở các cơ sở trợ giúp trẻ em, cơ sở bảo trợ xã hội, trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện, cha, mẹ của trẻ em có trách nhiệm thường xuyên thăm hỏi, động viên, giúp đỡ trẻ em; các cơ sở trợ giúp trẻ em, cơ sở bảo trợ xã hội, trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện phải tạo điều kiện để trẻ em giữ mối liên hệ với gia đình và được tiếp cận các dịch vụ bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em.
Khoản 2 Điều 25 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em 2004 còn quy định:
“Trường hợp trẻ em được nhận làm con nuôi thì việc giao, nhận trẻ em làm con nuôi, đưa trẻ em ra nước ngoài hoặc từ nước ngoài vào Việt Nam phải theo quy định của pháp luật”.
Điều 51, 55 Luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em 2004 cũng quy định về trách nhiệm của Nhà nước đối với trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ bị bỏ rơi, trẻ em lang thang. Theo đó:
“Nhà nước có chính sách trợ giúp gia đình, cá nhân hoặc cơ sở trợ giúp trẻ em ngoài công lập nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em mồ côi, không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi”; “Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tạo điều kiện để trẻ em lang thang được sống trong môi trường an toàn, không rơi vào tệ nạn xã hội”.
>>> Luật sư
Bên cạnh Luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em 2004, Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định trong trường hợp cha mẹ ly hôn việc giao con chưa thành niên cho cha hoặc mẹ chăm nom, nuôi dưỡng, giáo dục phải căn cứ vào quyền và lợi ích mọi mặt của trẻ. Và về nguyên tắc, trẻ em dưới 36 tháng tuổi phải được giao cho người mẹ trực tiếp nuôi dưỡng. Người không nuôi dưỡng có nghĩa vụ thăm nom, chăm sóc con và phải có nghĩa vụ đóng góp nuôi dưỡng, giáo dục con.Trường hợp trẻ em được nhận làm con nuôi thì việc giao nhận con nuôi phải tuân t theo quy định của pháp luật và phải đảm bảo lợi ích tốt nhất cho trẻ em được nhận làm con nuôi. Việc nhận trẻ em từ đủ 9 tuổi trở lên làm con nuôi phải được sự đồng ý của trẻ em đó.
Điều 15 Luật Nuôi con nuôi năm 2010 cũng quy định về trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp trong việc tìm gia đình thay thế cho trẻ em trong trường hợp trẻ bị bỏ rơi, trẻ mồ côi không có người nuôi dưỡng…
Như vậy, khung pháp luật Việt Nam đã có những quy định rất cụ thể để đảm bảo cho việc thực hiện tốt nhất quyền sống chung với cha mẹ của trẻ em. Bên cạnh gia đình thì nhà nước, xã hội cũng có trách nhiệm rất lớn để trẻ được tiếp cận và thụ hưởng các quyền của mình.