Quy định về đồng phạm trong Bộ luật Hình sự năm 2015? Quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm thế nào?
Theo quy định của pháp luật trong mọi lĩnh vực như dân sự, hình sự, hành chính nếu có hành vi vi phạm hoặc phạm tội đều sẽ bị xử phạt theo mức hình phạt tương ứng với hành vi. Đặc biệt, trong mọi hành vi đều có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu có dấu hiệu hình sự. Một vụ án hình sự để xác định được tội phạm cần đến cơ quan điều tra xác định đối tượng tham gia vụ án tính chất vụ án xem đó là vụ án có đồng phạm hay không, người thực hiện là tự nguyện, xúi giục hay có sự giúp đỡ từ người khác hay không. Theo đó để lấy căn cứ đưa ra quyết định xử phạt.
Luật sư tư vấn bào chữa vụ án hình sự uy tín toàn quốc: 1900.6568
1. Quy định về đồng phạm trong Bộ luật Hình sự năm 2015 ?
Trong quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về đồng phạm có thể thấy về cơ bản giữ nguyên các quy định về đồng phạm so với quy định tại
Theo quy định tại khoản 1 Điều 17 của
– Thứ nhất, “Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm”. Tuy nhiên, nếu vụ án nào cũng có từ 2 người trở lên cũng đều có tính đồng phạm bởi lẽ, không phải cứ có nhiều người tham gia là đồng phạm, mà nhiều người tham gia đó phải cố ý cùng thực hiện một tội phạm, nếu có nhiều người phạm tội nhưng không cùng thực hiện một tội phạm thì không gọi là đồng phạm
– Thứ hai, Phạm tội có tổ chức tức là người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm. Người tổ chức có thể là người có những hành vi tổ chức kế hoạch là khởi xướng việc tội phạm; vạch kế hoạch thực hiện tội phạm cũng như kế hoạch che giấu tội phạm; rủ rê, lôi kéo người khác cùng thực hiện tội phạm; phân công trách nhiệm cho những người đồng phạm khác để thống nhất thực hiện tội phạm; điều khiển hành động của những người đồng phạm; đôn đốc, thúc đẩy người đồng phạm khác thực hiện tội phạm…
– Thứ ba, Đồng phạm là người thực hành tức là người thực hành chính là người trực tiếp thực hiện tội phạm.
Trực tiếp thực hiện tội phạm là trực tiếp có hành vi thuộc mặt khách quan của cấu thành tội phạm có thể thấy trong thực tế như việc trực tiếp cầm dao chém nạn nhân, cầm súng bắn nạn nhân, trực tiếp chiếm đoạt tài sản, trực tiếp nhận hối lộ v.v… Người thực hành là người có vai trò quyết định việc thực hiên tội phạm, vì họ là người trực tiếp thực hiên tội phạm.
Mặc dù là đồng phạm dưới hình thức là hai người hay phạm tội có tổ chức thì luôn luôn phải có người thực hành hành vi phạm tội, nếu không có người thực hành thì tội phạm chỉ dừng lại ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội thì mục đích tội phạm không được thực hiện và không gây ra hậu quả vật chất của tội phạm kèm theo trách nhiệm hình sự đối với những người đồng phạm khác sẽ được cơ quan xem xét theo quy định tại Điều 14 Bộ luật hình sự năm 2015 trong trường hợp có dấu hiệu phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
– Thứ tư, Đồng phạm là người giúp sức được hiểu là người giúp sức là người tạo điều những điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm. Trong một vụ án có đồng phạm, vai trò của người giúp sức cũng rất quan trọng; nếu không có người giúp sức thì người thực hiện tội phạm sẽ gặp khó khăn.
Dù tạo điều kiện tinh thần hay vật chất cho việc thực hiện tội phạm thì hành vi của người giúp sức cũng chỉ tạo điều kiện dễ dàng cho việc thực hiện tội phạm chứ không trực tiếp thực hiện tội phạm.
Đối với trách nhiệm hình sự của người đồng phạm được quy định như sau:
Những người trong vụ án đồng phạm phải cùng nhau thực hiện một tội phạm. Hành vi của người đồng phạm này liên kết chặt chẽ với hành vi của người đồng phạm kia. Hành vi của những người đồng phạm phải hướng về một tội phạm, phải tạo điều kiện, hỗ trợ cho nhau để thực hiện một tội phạm thuận lợi, nói cách khác hành vi của đồng phạm này là tiền đề cho hành vi của đồng phạm kia.
Những người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm về hành vi vượt quá của những người đồng phạm khác mà trước đó không có sự bàn bạc và thống nhất với nhau cũng như không có sự tiếp nhận mục đích của nhau. Những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ, miễn trách nhiệm hình sự…được áp dụng riêng đối với từng người phạm tội.
Như vậy, từ những nội dung trên có thể nhận định rằng trong một vụ án có đồng phạm hay không thì phải căn cứ vào yếu tố như trong vụ án đó có mấy người thực hiện, hành vi phạm tội có mối liên kết với nhau hay không và khi thực hiện xong tội phạm thì hành vi đó phải là hành vi tạo điều kiện, hỗ trợ cho nhau hoàn thành tội và hậu quả để lại cũng phải là hậu quả chung mục đích.
2. Quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm thế nào?
Quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm vừa tuân thủ các quy định chung về quyết định hình phạt vừa phải tuân theo quy định bổ sung cho trường hợp này.
Thứ nhất, tuân thủ theo căn cứ quyết định hình phạt được quy định tại Điều 45 Bộ luật hình sự:
“Khi quyết định hình phạt, Toà án căn cứ vào quy định của Bộ luật hình sự, cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự.”
Như vậy, trong trường hợp đồng phạm, khi quyết định hình phạt có các căn cứ sau đây:
– Quy định của Bộ luật hình sự: Tội phạm chung của những người đồng phạm được quy định tại điều luật nào của phần các tội phạm thì quyết định hình phạt được thực hiện trong phạm vi khung chế tài điều luật ấy. Ngoài ra, các quy định khác của Bộ luật hình sự đối với tội phạm chung cũng được áp dụng cho những người đồng phạm.
– Tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội: Trong trường hợp đồng phạm, căn cứ này được hiểu là sự thống nhất giữa tính chất và mức độ nguy hiểm của tội phạm chung (được xác định trên cơ sở các tình tiết thuộc mặt khách quan và chủ quan của tội phạm chung) với tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi của từng người đồng phạm (được xác định trên cơ sở hành vi đã phạm tội của họ).
– Nhân thân người phạm tội: Đặc điểm nhân thân của người đồng phạm nào thì xem xét khi quyết định hình phạt cho người đồng phạm đó, không thể lấy đặc điểm nhân thân của người đồng phạm này để áp đặt cho tất cả những người đồng phạm.
– Các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự: Những tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự liên quan đến tội phạm chung thì được xem xét khi quyết định hình phạt cho tất cả người đồng phạm. Những người đồng phạm cùng phải chịu trách nhiệm về tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự nếu họ đều biết; Họ cũng cùng được hưởng tình tiết giảm nhẹ của vụ án cũng như được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự nếu họ cùng có chung tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự như cùng nhau tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả của tội phạm chung…
Thứ hai, tuân thủ theo quy định bổ sung cho trường hợp này: Theo Điều 53 Bộ luật hình sự:
“Khi quyết định hình phạt đối với những người đồng phạm, Toà án phải xét đến tính chất của đồng phạm, tính chất và mức độ tham gia phạm tội của từng người đồng phạm.
Các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng hoặc loại trừ trách nhiệm hình sự thuộc người đồng phạm nào, thì chỉ áp dụng đối với người đó.”
Theo đó, cần căn cứ vào các quy định bổ sung, bao gồm:
– Khi quyết định hình phạt đối với những người đồng phạm, tòa án phải xét đến tính chất của đồng phạm, tính chất và mức độ tham gia của từng người đồng phạm.
Bởi vì tính chất của đồng phạm có ảnh hưởng đến tính chất và mức độ nguy hiểm của tội phạm chung, còn tính chất và mức độ tham gia của mỗi người đồng phạm là yếu tố ảnh hưởng đến tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi của mỗi người đồng phạm.
Tính chất tham gia được quyết định bởi vai trò của người đồng phạm, tác dụng của họ đến hoạt động chung của vụ đồng phạm. Thông thường, người tổ chức và người xúi giục có vai trò nguy hiểm hơn cả. Mức độ tham gia chỉ sự đóng góp thực tế của những người đồng phạm vào việc gây ra tội phạm cũng như hậu quả của tội phạm.
– Các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng hoặc loại trừ trách nhiệm hình sự thuộc người đồng phạm nào thì chỉ áp dụng đối với người đó.
Đó là những tình tiết thuộc về nhân thân của người phạm tội hoặc các tình tiết khác liên quan đến cá nhân từng người đồng phạm như phạm tội với động cơ đê hèn hay phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra…