Phương hướng hoàn thiện và bảo đảm thực thi pháp luật về phương thức giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và thương nhân.
Hoàn thiện pháp luật về phương hướng giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân là cần thiết nhưng hoàn thiện như thế nào phải theo một định hướng chung nhằm đáp ứng chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, tránh việc sửa đổi, chắp vá. Pháp luật về phương hướng giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và thương nhân cần được hoàn thiện theo hướng sau:
Thứ nhất, cần xây dựng thống nhất một khái niệm giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân trong các văn bản pháp luật hiện hành. Điều này giúp phân biệt các tranh chấp có tính chất đặc biệt trong mối quan hệ giữa người tiêu dùng và thương nhân với những tranh chấp kinh doanh, thương mại thông thường. Tuy nhiên, cũng nên tránh việc liệt kê sanh sách các loại tranh chấp có thể có vì thực tiễn có thể có những tranh chấp lại không được liệt kê vào và điều này sẽ gây khó khăn khi đi vào thực thi.
Thứ hai, hình thành đồng bộ các phương thức giải quyết tranh chấp trên cơ sở tônt rọng và bảo đảm các nguyên tắc và quy luật khách quan của mối quan hệ dân sự nói chung và những đặc thù trong mói quan hệ mua bán hàng hóa tiêu dùng
Thứ ba, đối với phương thức thương lượng, cần phải quy định rõ giá trị pháp lí của kết quả thương lượng. Có như vậy mới đảm bảo và nâng cao được tính hiệu quả của phương thức này.
Thứ tư, đối với phương thức hòa giải, do Luật không quy định rõ ràng về trách nhiệm thực hiện kết quả hòa giải nên kết quả hòa giải không được các bên nghêm túc thực thi. Bởi vậy mà Luật cần quy định các chế tài cụ thể về trách nhiệm rõ ràng để việc thực thi kết quả hòa giải được tốt hơn.
Thứ năm, đối với phương thức bằng trọng tài, không chỉ là hoàn thiện các quy định của pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng mà còn cần phải hoàn thiện pháp luật về trọng tài thương mại. Nâng cao trách nhiệm của tổ chức trọng tài, trọng tài viên và trách nhiệm của các bên khi tham gia giải quyết tranh chấp.
Thứ sáu, kết hợp thương lượng với hòa giải và trọng tài. Khi có tranh chấp, các bên sẽ phải thương lượng với nhau để giải quyết tranh chấp đó. Nếu việc thương lượng không thành công mà hai bên đã cố gắng hết sức để đạt được thỏa thuận thì các bên sẽ tiến hành hòa giải với sự giúp đỡ của hòa giải viên hoặc tổ chức hòa giải. Nếu hòa giải không thành, các bên sẽ tiến hành giải quyết bằng tọng tài theo thỏa thuận trọng tài. Cần lưu ý một số vấn đề pháp lí khi giải quyết tranh
Thứ bảy, đối với phương thức giải quyết tranh chấp tại tòa án:
– Hoàn thiện pháp luật giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và thương nhân tại Tòa án phải tạo được cơ chế giải quyết tranh chấp linh hoạt, hiệu quả, tôn trọng tối đa quyền định đoạt của các bên tranh chấp; thành lập Tòa án bảo vệ người tiêu dùng nhằm chuyên môn hóa, giải quyết hiệu quả tranh chấp.
– Hoàn thiện pháp luật giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và thương nhân tại Tòa án phải đặt trong bối cảnh, định hướng chung của quá trình cải cách tư pháp, chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật.
– Cần có sự đồng bộ giưa pháp luật nội dung và pháp luật tố tụng.
– Cần hoàn chỉnh hệ thống văn bản, quy có phạm pháp luật như: bổ sung sự phù hợp với các đạo luật khác, tránh sự chồng chéo giữa các văn bản pháp luật; bổ sung quy định về xét xử theo thủ tục rút gọn trong pháp luật tố tụng dân sự nhằm tạo hành lang pháp lý về mặt tố tụng cho việc thực thi luật; cần quy định cụ thể về trình tự, thủ tục, điều kiện, quy định, cách thức tiến hành việc khởi kiện…
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Thứ tám, có sự kết hợp giữa thương lượng, hòa giải và Tòa án. Sự kết hợp này đòi hỏi thường khi giải quyết tranh chấp tại tòa, Tòa phải luôn hướng cho các bên thỏa thuận với nhau và Tòa làm hòa giải, và xem đó là thỏa thuận có giá trị pháp lý như bản án và cưỡng chế thi hành. Khi các bên tiến hành thỏa thuận thành công ngoài tòa, nếu các bên không chịu thực hiện mà vấn đề được đưa ra Tòa thì Tòa nên công nhận thỏa thuận đó là có giá trị cưỡng chế thi thành
Thứ chín, nghiên cứu pháp luật và thông lệ quốc tế về giải quyết tranh chấp để tiếp thu những ưu điểm hợp lý, phổ biến một cách chọn lọc để xây dựng và hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp giữa thương nhân với người tiêu dùng
Ngoài ra, chúng ta cũng cần tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đến chính những người tiêu dùng và thương nhân để nâng cao ý thức trong việc thực hiện pháp luật và họ có thể bảo vệ được chính mình hoặc khi xảy ra tranh chấp họ biết bắt đầu phải làm gì. Bên cạnh đó, cần hỗ trợ xúc tiến hình thành một mạng lưới các hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng, các trung tâm hòa giải để có thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp một cách tốt nhất cho người tiêu dùng trong quá trình giải quyết tranh chấp.