Quy định về sổ kế toán? Kế toán sơ sót kê khai thiếu có phải chịu trách nhiệm không? Vi phạm quy định về kế toán bị xử phạt như thế nào?
Kế toán là một nghề nghiệp đòi hởi phải có nghiệp vụ cao đối với độ chính xác của những con số và hóa đơn chứng từ. Kế toán thực hiện công việc của mình phải tuân thủ đúng quy định của pháp luật về ghi chép và thực hiện các nghiệp vụ liên quan. Vậy Kế toán sơ sót kê khai thiếu có phải chịu trách nhiệm không? Và nếu có thì Kế toán sơ sót kê khai thiếu bị xử lý như thế nào? Dưới đây là thông tin chi tiết về nội dung này.
Cơ sở pháp lý:
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí: 1900.6568
1. Quy định về sổ kế toán
– Đơn vị kế toán phải căn cứ vào hệ thống sổ kế toán do Bộ Tài chính quy định để chọn một hệ thống sổ kế toán áp dụng ở đơn vị.
– Mỗi đơn vị kế toán chỉ sử dụng một hệ thống sổ kế toán cho một kỳ kế toán năm.
– Đơn vị kế toán được cụ thể hóa các sổ kế toán đã chọn để phục vụ yêu cầu kế toán của đơn vị.
Theo đó các đơn vị và người có trách nhiệm thực hiện kê khai và ghi sổ kế toán cần có trách nhiệm ghi chép và thực hiện các nội dung theo quy định của pháp luật hiện hành.
Mở sổ, ghi sổ, khóa sổ và lưu trữ sổ kế toán theo quy định tại Điều 26 Luật kế toán 2015 quy định:
1. Sổ kế toán phải mở vào đầu kỳ kế toán năm; đối với đơn vị kế toán mới thành lập, sổ kế toán phải mở từ ngày thành lập.
2. Đơn vị kế toán phải căn cứ vào chứng từ kế toán để ghi sổ kế toán.
3. Sổ kế toán phải được ghi kịp thời, rõ ràng, đầy đủ theo các nội dung của sổ. Thông tin, số liệu ghi vào sổ kế toán phải chính xác, trung thực, đúng với chứng từ kế toán.
4. Việc ghi sổ kế toán phải theo trình tự thời gian phát sinh của nghiệp vụ kinh tế, tài chính. Thông tin, số liệu ghi trên sổ kế toán của năm sau phải kế tiếp thông tin, số liệu ghi trên sổ kế toán của năm trước liền kề. Sổ kế toán phải được ghi liên tục từ khi mở sổ đến khi khóa sổ.
5. Thông tin, số liệu trên sổ kế toán phải được ghi bằng bút mực; không ghi xen thêm vào phía trên hoặc phía dưới; không ghi chồng lên nhau; không ghi cách dòng; trường hợp ghi không hết trang phải gạch chéo phần không ghi; khi ghi hết trang phải cộng số liệu tổng cộng của trang và chuyển số liệu tổng cộng sang trang kế tiếp.
6. Đơn vị kế toán phải khóa sổ kế toán vào cuối kỳ kế toán trước khi lập báo cáo tài chính và trong các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
7. Đơn vị kế toán được ghi sổ kế toán bằng phương tiện điện tử. Trường hợp ghi sổ kế toán bằng phương tiện điện tử thì phải thực hiện các quy định về sổ kế toán tại Điều 24, Điều 25 và các khoản 1, 2, 3, 4 và 6 Điều này, trừ việc đóng dấu giáp lai. Sau khi khóa sổ kế toán trên phương tiện điện tử phải in sổ kế toán ra giấy và đóng thành quyển riêng cho từng kỳ kế toán năm để đưa vào lưu trữ. Trường hợp không in ra giấy mà thực hiện lưu trữ sổ kế toán trên các phương tiện điện tử thì phải bảo đảm an toàn, bảo mật thông tin dữ liệu và phải bảo đảm tra cứu được trong thời hạn lưu trữ.
Sổ kế toán là một loại sổ sách yêu cầu có độ chính xác và cần trọng cao vì nếu có sai sót sẽ dẫn tới thất thoát và gây ra những hậu quả không đáng có cho cả người thực hiện việc kế toán và cho cả đơn vị đó. Theo quy định của pháp luật nếu làm sai các quy định về kế toán có thể chịu trách nhiệm dân sự hay hình sự…tùy theo mức độ vi phạm. Theo đó mở sổ, ghi sổ, khóa sổ và lưu trữ sổ kế toán phải thực hiện theo đúng quy định mà pháp luật đề ra.
2. Kế toán sơ sót kê khai thiếu có phải chịu trách nhiệm không?
Tóm tắt câu hỏi:
Em có nhận làm kế toán cho một công ty nhỏ từ năm 2010 đến hết năm 2013 (mỗi tháng 500.000 đồng), không có hợp đồng, chỉ thoả thuận miệng. Số lượng hoá đơn, chứng từ rất ít, tất cả các tờ khai thuế, báo cáo Tài chính. Giám đốc đã ký duyệt và nộp cho cơ quan Thuế. Sau khi nghỉ, công ty có kiểm tra lại và phát hiện một vài số liệu do sơ sót em kê khai bị thiếu. Họ nói sau này nếu Cơ quan Thuế kiểm tra và phạt doanh nghiệp thì em phải chịu trách nhiệm. Công ty cũng xác nhận đây là lỗi sơ sót, không cố ý làm sai, nhưng vẫn bắt em chịu trách nhiệm khi Cơ quan Thuế truy phạt. Luật sư cho em hỏi: Em có phải chịu trách nhiệm không? Em xin cảm ơn.
Luật sư tư vấn:
Theo quy định của Luật lao động năm 2019 quy định tại Điều 16 về hình thức
“1. Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Đối với công việc tạm thời có thời hạn dưới 03 tháng, các bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói.”
Như vậy, thời gian làm kế toán của bạn ở công ty là 3 năm nên phải ký kết hợp đồng bằng văn bản. Việc bạn cùng công ty không lập văn bản cho hợp đồng là không theo quy định của Luật lao động năm 2019, nên bạn sẽ không được pháp luật bảo hộ về quyền lợi dành cho người lao động.
Những sai sót khi lập chứng từ kế toán có thể gặp phải như: viết sai mã số thuế, sai thuế suất, sai tên hàng, sai số lượng, sai đơn giá, sai tên doanh nghiệp, sai địa chỉ, sai ngày tháng… Tất cả các trường hợp trên đều quy về 3 trường hợp như sau:
Trường hợp 1: Hóa đơn viết sai chưa xé khỏi cuống
Trường hợp 2: Hóa đơn đã xé rời khỏi cuống – nhưng chưa kê khai thuế
Trường hợp 3: Hóa đơn viết sai – đã xé khỏi cuống – và đã kê khai thuế
Tuy nhiên, trường hợp của bạn là vô ý không phải lỗi cố ý khai sai sót và cũng đã được phía công ty xác nhận. Do đó, bạn sẽ phải chịu trách nhiệm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt hành chính trong lĩnh vực kế toán đồng thời chịu kỷ luật của công ty mình đang làm việc.
3. Vi phạm quy định về kế toán bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ theo quy định của Luật kế Toán 2015 quy định:
Điều 51. Tiêu chuẩn, quyền và trách nhiệm của người làm kế toán
1. Người làm kế toán phải có các tiêu chuẩn sau đây:
a) Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật;
b) Có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán.
2. Người làm kế toán có quyền độc lập về chuyên môn, nghiệp vụ kế toán.
3. Người làm kế toán có trách nhiệm tuân thủ các quy định của pháp luật về kế toán, thực hiện các công việc được phân công và chịu trách nhiệm về chuyên môn, nghiệp vụ của mình. Khi thay đổi người làm kế toán, người làm kế toán cũ có trách nhiệm bàn giao công việc kế toán và tài liệu kế toán cho người làm kế toán mới. Người làm kế toán cũ phải chịu trách nhiệm về công việc kế toán trong thời gian mình làm kế toán.
Theo đó trong trường hợp nếu có hành vi vi phạm pháp luật xảy ra thì cần phải xem xét kỹ vào vụ việc cụ thể
Ví dụ: công ty của bạn thực hiện hành vi vi phạm pháp luật là trốn thuế thì việc trốn thuế đó thì bạn chắc chắn phải có trách nhiệm biết được việc trốn thuế đó là do bạn thực hiện vì thông qua công tác và nhiệm vụ là kế toán, bạn nhận thức được các hành vi vi phạm pháp luật và với lỗi cố ý vẫn thực hiện.
Như vậy, Thực hiện trách nhiệm có hay không sẽ phụ thuộc vào từng vụ việc cụ thể và hành vi vi phạm pháp luật, có trực tiếp hay gián tiếp thực hiện hay không và yếu tố lỗi của bạn trong từng trường hợp
Trong trường hợp các giấy tờ,sổ sách kế toán do người trưc tiếp ký hoặc lập biểu mẫu thì người đó phải chịu trách nhiệm về những giấy tờ đó theo đúng thẩm quyền của mình và điều kiện phải có chữ ký của kế toán theo quiy định của pháp luật. Ngoiaf ra căn cứ dựa trên quy định tại Điều 221: Tội vi phạm quy định của Nhà nước về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng
1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện một trong những hành vi sau đây, gây thiệt hại từ 100.000.000 đồngđến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này, mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm
a) Giả mạo, khai man, thỏa thuận hoặc ép buộc người khác giả mạo, khai man, tẩy xóa tài liệu kế toán;
b) Dụ dỗ, thỏa thuận hoặc ép buộc người khác cung cấp, xác nhận thông tin, số liệu kế toán sai sự thật;
c) Để ngoài sổ kế toán tài sản của đơn vị kế toán hoặc tài sản liên quan đến đơn vị kế toán;
d) Hủy bỏ hoặc cố ý làm hư hỏng tài liệu kế toán trước thời hạn lưu trữ quy định của Luật kế toán;
đ) Lập hai hệ thống sổ kế toán tài chính trở lên nhằm bỏ ngoài sổ kế toán tài sản, nguồn vốn, kinh phí của đơn vị kế toán.
2. Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 12 năm:
a) Vì vụ lợi;
b) Có tổ chức;
c) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;
d) Gây thiệt hại từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.
3. Phạm tội gây thiệt hại 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Như vậy, theo đó mà tùy theo mức độ nếu thực hiện sai các quy định về thực hiện sổ sách kế toán gây ra các hậu quả nghiêm trọng trong các trường hợp khác nhau sẽ bị xử lý theo quy dịnh của pháp luật. Hình phạt có thể là gây thiệt hại từ 100.000.000 đồngđến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này, mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm theo quy định mà chúng tôi đã nêu như trên. Theo đó người thực hiện công việc kế toán cần thực hiện đúng trách nhiệm công việc cảu mình, và cần cẩn trọng đối với các loại thông tin, tránh các trường hợp rủi ro không đáng có
Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung Kế toán sơ sót kê khai thiếu có phải chịu trách nhiệm không? và các thông tin pháp lý khác dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.