Những hạn chế còn tồn tại trong việc áp dụng các quy định của pháp luật về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự.
Thứ nhất, quy định giao dịch vô hiệu tại Điều 130 “Bộ luật dân sự 2015” chỉ dừng lại ở quy định mang tính chất một chiều nhằm bảo vệ quyền và lợi ích cho người chưa thành niên, người bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự, người không có năng lực hành vi dân sự mà chưa tính đến việc cũng cần bảo vệ những người tham gia xác lập, thực hiện giao dịch với những người này. Trong thực tế, đã có những trường hợp như vậy xảy ra và
Thứ hai, việc áp dụng các quy định về điều kiện ý chí của chủ thể khi tham gia hợp đồng dân sợ còn nhiều vướng mắc, thiếu các quy định của pháp luật gây khó khăn cho quá trình giải quyết các tranh chấp tại
-Đối với việc xác định hợp đồng được xác lập do bị nhầm lẫn.
+ Điều 131 “Bộ luật dân sự 2015” chỉ đưa ra các nguyên nhân có thể dẫn đến sự nhầm lẫn trong hợp đồng mà không đưa ra khái niệm về nhầm lẫn đến một thực tế khi giải quyết tranh chấp có liên quan đến vấn đề này
Mặt khác, quy định tại Điều 131 “Bộ luật dân sự 2015” chỉ thừa nhận nhầm lẫn đơn phương mà không công nhận nhầm lẫn song phương là yếu tố dẫn đến HĐDS vô hiệu. Song trên thực tế không hiếm những trường hợp cả hai bên cùng nhầm lẫn mà không thể suy luận rằng ai trong hai bên có lỗi. Và trong trường hợp đó nếu không tuyên bố hợp đồng vô hiệu thì không bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia hợp đồng.
+ Một điểm bất cập nữa là chưa nhấn mạnh đến mức độ nghiêm trọng của nhầm lẫn dẫn đến sự vô hiệu của hợp đồng nhằm tránh các trường hợp bị nhầm lẫn do cẩu thả hoặc do sự bất cẩn đến nghiêm trọng trong xác lập hợp đồng. Nói cách khác quy định về nhầm lẫn theo Điều 131 “Bộ luật dân sự 2015” chưa có cái nhìn khách quan về việc xem xét lỗi của các bên tham gia hợp đồng dẫn đến hậu quả pháp lý không công bằng cho các bên
– Đối với việc xác định hợp đồng được xác lập do bị đe dọa.
Quy định về hợp đồng vô hiệu do bị đe dọa tại Điều 132 “Bộ luật dân sự 2015” còn hạn chế. Ngoài sự đe dọa liên quan trực tiếp đến tài sản, tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người tham gia hợp đồng, chỉ có sự đe dọa nhằm gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, nhân phẩm và tài sản của “cha, mẹ, vợ, chồng, con ” của người tham gia hợp đồng mới được coi là yếu tố có thể dẫn đến vô hiệu. Điều này là bất hợp lý và không công bằng khi “Bộ luật dân sự 2015” loại trừ sự đe dọa liên quan đến tài sản và nhân thân của những người thân thích khác như anh, chị, em ruột, ông bà nội ngoại…bởi vì họ cũng là những người có ý nghĩa đối với người tham gia hợp đồng. Ngoài ra trên thực tế nhiều trường hợp người bị de dọa mặc dù không phải là người thân thích nhưng lại là người có vị trí quan trọng đối với người xác lập hợp đồng như người yêu, bạn bè…Trong những trường hợp như vậy khiến các Thẩm phán lúng túng trong việc quyết định tuyên hay không tuyên hợp đồng đó là vô hiệu.
– Đối với việc xác định hợp đồng được xác lập do bị lừa dối.
Trong thực tiễn giải quyết tranh chấp tại
“Chủ thể, tính chất của đối tượng, nội dung của hợp đồng” .
Mà trên thực tế lại không có ít những trường hợp lừa dối về mục đích, động cơ. Nếu chỉ căn cứ vào quy định tại Điều 132 “Bộ luật dân sự 2015” thì trường hợp đó sẽ không được xử lý. Tuy nhiên nếu giải quyết thì quyền và lợi ích hợp pháp của bên bị lừa dối trong trường hợp này sẽ không được đảm bảo, vô hình chung pháp luật đã tiếp tay cho hành vi lừa dối của một bên.
>>> Luật sư
Thứ ba, áp dụng quy định tại điều kiện hình thức cũng còn nhiều bất cập. “Bộ luật dân sự 2015” không coi hình thức của hợp đồng là điều kiện bắt buộc để xác định giao dịch dân sự có hiệu lực mà hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch trong trường hợp pháp luật có quy định. Chính vì vậy, nhiều trường hợp các tranh chấp về hình thức giao dịch dân sự thường xuyên xảy ra.
– Vi phạm về hình thức hợp đồng
Nhằm đảm bảo lợi ích công cộng, sự quản lý của nhà nước, lợi ích của các bên tham gia hợp đồng cũng như lợi ích của người khác, pháp luật quy định hợp đồng liên quan đến tài sản lớn phải được thể hiện dưới một dạng hình thức nhất định.
Trong trường hợp pháp luật có quy định hợp đồng phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký hoặc xin phép thì phải tuân theo các quy định đó. Và theo điều 450 “Bộ luật dân sự 2015” quy định: “
– Lợi dụng quy định để hưởng lợi
Theo điều 134, “Bộ luật dân sự 2015”, “trong trường hợp pháp luật quy định hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch mà các bên không tuân theo thì theo yêu cầu của một hoặc các bên, tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác quyết định buộc các bên thực hiện quy định về hình thức của giao dịch trong một thời hạn; quá thời hạn đó mà không thực hiện thì giao dịch vô hiệu”.