Hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp vậy có được hưởng bảo hiểm chế độ thai sản nữa hay không?
Tóm tắt câu hỏi:
Em đang mang bầu 5 tháng và dự sinh vào cuối tháng 12/2014. Trong thời gian làm việc tại công ty (từ tháng 10/2012), em có đóng bảo hiểm đầy đủ.
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Chế độ thất nghiệp được chi trả dựa trên quỹ bảo hiểm thất nghiệp hình thành từ nguồn đóng bảo hiểm thất nghiệp trên cơ sở người lao động có tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Chế độ thai sản được chi trả dựa trên quỹ bảo hiểm xã hội bắt buộc hình thành từ nguồn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trên cơ sở người lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Theo đó, việc hưởng trợ cấp thất nghiệp không ảnh hưởng đến việc hưởng chế độ thai sản và ngược lại, nếu người lao động đủ điều kiện để hưởng hai chế độ nêu trên.
Thứ nhất: Về thủ tục đề nghị chấm dứt hợp đồng lao động:
Theo thông tin bạn cung cấp thì bạn đang được ký hợp đồng lao động xác định thời hạn vì vậy khi muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng bạn căn cứ vào điều 37 “Bộ luật lao động 2019” để chấm dứt đúng căn cứ và thời hạn ít nhất báo trước 30 ngày nếu là hợp đồng xác định thời hạn.
Thứ hai: Về bảo hiểm thất nghiệp
Người thất nghiệp được hưởng các chế độ bảo hiểm thất nghiệp khi có đủ 3 điều kiện quy định tại Điều 49 Luật việc làm 2013 về điều kiện hưởng
“Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật này đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau đây:
a) Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật;
b) Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;
2. Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 43 của Luật này; đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 43 của Luật này;
3. Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật này;
4. Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp sau đây:
a) Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;
b) Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;
c) Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
d) Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù;
đ) Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;
e) Chết.”
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Thứ 3: Về chế độ thai sản
Điều 28 Luật BHXH 2006 quy định:
“Điều 28 Luật BHXH quy định về điều kiện hưởng chế độ thai sản
1. Người LĐ được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Lao động nữ mang thai;
b) Lao động nữ sinh con;
c) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới bốn tháng tuổi;
d) Người lao động đặt vòng tránh thai, thực hiện các biện pháp triệt sản.
2. Người lao động quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ sáu tháng trở lên trong thời gian mười hai tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.”
Trường hợp bạn có tham gia BHXH bắt buộc từ tháng 10/2012 đến nay thì bạn đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản và bảo hiểm thất nghiệp.
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 1900.6568 để được giải đáp.