Ngày 20 tháng 6 năm 2014, Quốc hội đã thông qua Luật công chứng 2014, theo đó luật này bổ sung thêm một số điều khoản như sau:
Ngày 20 tháng 6 năm 2014, Quốc hội đã thông qua Luật công chứng 2014, theo đó luật này bổ sung thêm một số điều khoản như sau:
1. Phạm vi công chứng:
Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng. Bên cạnh đó, bổ sung điểm mới của Điều 78 cụ thể:
Điều 78. Việc công chứng của cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài
1. Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài được công chứng di chúc, văn bản từ chối nhận di sản, văn bản ủy quyền và cáchợp đồng, giao dịch khác theo quy định của Luật này và pháp luật về lãnh sự, ngoại giao, trừ hợp đồng mua bán, chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê, thế chấp, góp vốn bằng bất động sản tại Việt Nam.
2. Viên chức lãnh sự, viên chức ngoại giao được giao thực hiện công chứng phải có bằng cử nhân luật hoặc được bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng.
3. Viên chức lãnh sự, viên chức ngoại giao thực hiện công chứng theo thủ tục quy định tại Chương V của Luật này, có quyền quy định tại các điểm c, d và đ khoản 1 và nghĩa vụ quy định tại các điểm a, c, d và đ khoản 2 Điều 17 của Luật này.
2.Về công chứng viên
Công chứng viên là người có đủ tiêu chuẩn cụ thể:
Điều 8. Tiêu chuẩn công chứng viên
Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt và có đủ các tiêu chuẩn sau đây thì được xem xét, bổ nhiệm công chứng viên:
1. Có bằng cử nhân luật;
2. Có thời gian công tác pháp luật từ 05 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bằng cử nhân luật;
3. Tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng quy định tại Điều 9 của Luật này hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng quy định tại khoản 2 Điều 10 của Luật này;
4. Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng;
5. Bảo đảm sức khỏe để hành nghề công chứng.
Ngoài ra, quy định rõ hơn về địa vị pháp lý, trách nhiệm nghề nghiệp và trách nhiệm xã hội của công chứng viên. Nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ công chứng viên, Luật công chứng quy định chặt chẽ hơn về tiêu chuẩn công chứng viên, quy định thời gian đào tạo nghề công chứng là mười hai tháng; quy định người được miễn đào tạo nghề công chứng phải tham gia khóa bồi dưỡng trước khi đề nghị bổ nhiệm, được giảm một nửa thời gian tập sự và cũng phải tham dự kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng; bổ sung quy định về bổ nhiệm lại; bổ sung một số quyền và nghĩa vụ đối với công chứng viên.
3.Về tổ chức hành nghề công chứng,
Luật quy định khuyến khích phát triển Văn phòng công chứng theo định hướng xã hội hóa, quy định việc chuyển đổi Phòng công chứng thành Văn phòng công chứng, trong trường hợp không chuyển đổi được thì mới giải thể Phòng công chứng. Văn phòng công chứng phải do hai công chứng viên trở lên thành lập, được tổ chức và hoạt động hoạt động theo quy định của Luật này và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đối với loại hình công ty hợp danh. Tên gọi của Văn phòng được đặt theo họ, tên của công chứng viên Trưởng Văn phòng hoặc một công chứng viên hợp danh. Văn phòng công chứng có quyền thuê công chứng viên làm việc theo hợp đồng, được chuyển nhượng, hợp nhất, sáp nhập…. Tổ chức hành nghề công chứng có quyền cung cấp dịch vụ công chứng ngoài ngày, giờ làm việc của cơ quan hành chính nhà nước, có quyền ký hợp đồng với công chứng viên….. Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên là loại hình bảo hiểm bắt buộc…
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
4. Về tổ chức xã hội – nghề nghiệp,
Luật công chứng quy định một cách khái quát về vai trò, chức năng, nhiệm vụ cơ bản của tổ chức xã hội – nghề nghiệp của công chứng viên của tổ chức xã hội – nghề nghiệp của công chứng viên và nghĩa vụ của công chứng viên trong việc tham gia tổ chức này. Tổ chức xã hội – nghề nghiệp của công chứng viên khi được thành lập sẽ thực hiện các nhiệm vụ do Điều lệ của tổ chức quy định cũng như các nhiệm vụ khác liên quan đến hoạt động công chứng do Chính phủ giao phù hợp với quy mô và năng lực thực tế của tổ chức này trong từng thời kỳ.
5. Về quản lý nhà nước,
Luật công chứng phân định trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về công chứng phù hợp với nhiệm vụ được giao trong các văn bản quy phạm pháp luật mới được ban hành. Nhiệm vụ quản lý được phân cấp phù hợp cho địa phương, tăng cường trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và xác định rõ vai trò, trách nhiệm của Sở Tư pháp trong việc giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý hoạt động công chứng trên địa bàn.