Tôi muốn hỏi luật sư về vấn đề bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Ai là người phải chịu trách nhiệm?
Tóm tắt câu hỏi:
Tâm, Trang, Hồng cùng góp vốn thành lập 1 công ty TNHH kinh doanh vận tải hành khách, họ thỏa thuận cùng góp vốn bằng tài sản. Cụ thể Tâm góp một căn nhà trị giá 800 triệu đồng. Trang và Hồng mỗi người cùng góp vào 10 xe ca và 10 xe du lịch. Sau khi nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh, trong khi chờ cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì cả Tâm, Trang, Hồng thống nhất đưa công ty vào hoạt động, chuyển quyền sở hữu sang công ty và một xe ca của họ đã gây tai nạn giao thông khi chuyên chở hành khách. Trong khi vụ tai nạn chưa giải quyết xong thì có
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Thứ nhất, Do hồ sơ thành lập Công ty TNHH kinh doanh vận tải hành khách của Tâm, Trang, Hồng không được chấp nhận, nên về mặt pháp lý Công ty TNHH trên chưa thành lập nên chưa có tư cách pháp nhân. Do đó việc Trang và Hồng chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn là 10 xe ca và 10 xe du lịch sang công ty là chưa có hiệu lực, vì vậy, tại thời điểm chiếc xe ca gây tai nạn, chủ sở hữu của chiếc xe ca vẫn là Trang và Hồng
Thứ hai, Theo Khoản 1 Điều 623 “Bộ luật dân sự năm 2015” :
“Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định.” .
Chiếc xe ca gây tai nạn là phương tiện giao thông vận tải cơ giới nên chính là nguồn nguy hiểm cao độ.
>>> Luật sư
Theo khoản 2 Điều 623 “Bộ luật dân sự năm 2015” thì chủ sở hữu có trách nhiệm phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Thời điểm xảy ra tai nạn, chiếc xe vẫn đang thuộc quyền sở hữu của Trang và Hồng, vì vậy Trang và Hồng có nghĩa vụ liên đới trong việc bồi thường thiệt hại do chiếc xe gây ra. Có nghĩa là Trang và Hồng sẽ cùng phải thực hiện nghĩa vụ bồi thường thiệt hại; và bên bị thiệt hại có thể yêu cầu bất cứ ai trong số những người có nghĩa vụ (Trang và Hồng) phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ bồi thường thiệt hại nói trên.
Ngoài ra, đối với lái xe là người trực tiếp gây ra tai nạn, họ là người được giao sử dụng chiếc xe ca nên cũng có nghĩa vụ liên đới trong việc bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, ngoại trừ các trường hợp sau đây: ( khoản 3 điều 623 “Bộ luật dân sự năm 2015”)
+ Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;
+ Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Vì thế, sau khi chủ sở hữu chiếc xe là Trang và Hồng đã thực hiện toàn bộ nghĩa vụ bồi thường thiệt hại thì Trang và Hồng có quyền yêu cầu lái xe trực tiếp gây ra tai nạn thực hiện phần nghĩa vụ liên đới đối với Trang và Hồng.
Về vấn đề xác định mức bồi thường, mức bồi thường thiệt hại sẽ được xác định tùy theo thiệt hại thực tế xảy ra, theo nguyên tắc thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời, tôn trọng sự thỏa thuận của các bên.
Điều 623 “Bộ luật dân sự năm 2015”:
“Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
1. Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định.
Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải tuân thủ các quy định bảo quản, trông giữ, vận chuyển, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng các quy định của pháp luật.
2. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì những người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
3. Chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ các trường hợp sau đây:
a) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;
b) Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
4. Trong trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì người đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ trái pháp luật phải bồi thường thiệt hại.
Khi chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ cũng có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại”.