Bồi thường thiệt hại là gì? Bồi thường thiệt hại do người dùng chất kích thích gây ra?
Đối với những hành vi gây ra lỗi và có thiệt hại nhận thấy được thì người gây ra thiệt hại cần phải thực hiện việc bồi thường đối với hành vi gây thiệt hại của mình. Việc bồi thường thiệt hại được quy định theo
Luật sư
Cơ sở pháp lý:
1. Bồi thường thiệt hại là gì?
Thuật ngữ “Bồi thường thiệt hại” là một thuật ngữ rất thường gặp và rất phổ biến trong việc giao dịch dân sự và giao kết hợp đồng dân sự,… Chính vì vậy mà theo như quy định của pháp luật dân sự thì bồi thường thiệt hai được xác định là một hình thức trách nhiệm dân sự nhằm buộc bên có hành vi gây thiệt hại phải khắc phục hậu quả bằng cách đền bù các tổn thất về vật chất và tổn thất về tinh thần cho bên bị thiệt hại. Trong đó, theo như quy định của pháp luật hiện hành thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất được xác định là trách nhiệm bù đắp tổn thất về vật chất thực tế, được tính thành tiền do bên vi phạm nghĩa vụ gây ra, bao gồm tổn thất về tài sản, chi phí để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất, bị giảm sút
Bên cạnh đó, để đảm bảo quyền và lợi ích của các bên khi tham giao vào việc ký kết hợp đòng dân sự thì pháp luật dân sự quy định hai loại trách nhiệm bồi thường thiệt hại là: trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng và trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Tuy nhiên thì việc xác định bồi thường thiệt hại phải có đầy đủ các điều kiện dựa theo quy định của pháp luật sau đây: có thiệt hại, có hành vi trái pháp luật, có mối liên hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại đã xảy ra, người gây ra thiệt hại có lỗi.
Có thể thấy rằng việc bồi thường thiệt hại trong pháp luật nói chung và pháp luật dân sự nói riêng thì đều buộc con người phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình và hậu quả của hành vi đó. Tuy nhiên, pháp luật cũng không buộc một người phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình khi họ không nhận thức và làm chủ được hành vi khi họ gây thiệt hại. Điều này không đồng nghĩa với việc trong mọi trường hợp pháp luật đều miễn trách nhiệm cho người thực hiện hành vi gây thiệt hại mà vào thời điểm gây thiệt hại, người gây thiệt hại không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình.
Bên cạnh đó thì pháp luật hiện hành cũng có những quy định về việc bồi thường thiệt hại dó người dùng chất kích thích gây ra. Theo đó, chất khích thích ở đây thường được gọi là chất kích thích tâm lý là một thuật ngữ bao quát bao gồm nhiều loại thuốc làm tăng hoạt động của hệ thống thần kinh trung ương và cơ thể, thuốc tạo cảm giác đê mê và tăng sinh lực, hoặc các loại thuốc có tác dụng lên thần kinh giao cảm. Chất kích thích được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới như là thuốc theo đơn cũng như không có toa thuốc như là thuốc tăng cường hiệu suất hoặc thuốc giải trí.
Việc bồi thường thiệt hại dó người dùng chất kích thích gây ra được xác lập khi người dùng chất kích thích chỉ phải chịu trách nhiệm đối với hành vi của mình khi họ có nhận thức để làm chủ hành vi đó. Vì vậy, nếu người gây thiệt hại không có hoặc mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi của mình thì họ không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do mình gây ra. Tuy nhiên, nguyên tắc này sẽ không áp dụng đối với những người tự mình dùng chất kích thích để tự đưa mình vào tình trạng mất khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi mà gây ra thiệt hại cho người khác.
2. Bồi thường thiệt hại do người dùng chất kích thích gây ra
Theo như quy định của pháp luật hiện hành thì trước khi thực hiện hành vi gây thiệt hại, người gây thiệt hại hoàn toàn có đầy đủ khả năng nhận thức và làm chủ hành vi của mình nhưng bản thân người gây thiệt hại lại tự đặt mình vào tình trạng không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình thì họ phải tự chịu trách nhiệm về hậu quả của hành vi đó. Xuất phát từ lí do này, Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về bồi thường thiệt hại do người dùng chất kích thích gây ra.
Điều 596
“ 1. Người do uống rượu hoặc do dùng chất kích thích khác mà lâm vào tình trạng mất khả năng nhận thức và làm chủ hành vi, gây thiệt hại cho người khác thì phải bồi thường.
2. Khi một người cố ý dùng rượu hoặc chất kích thích khác làm cho người khác lâm vào tình trạng mất khả năng nhận thức và làm chủ hành vi mà gây thiệt hại thì phải bồi thường cho người bị thiệt hại.”
Bở lẽ, pháp luật quy định tại khoản 1 Điều 596 Bộ luật dân sự 2015 như vậy, bởi vì trước khi thực hiện hành vi gây thiệt hại, người gây thiệt hại hoàn toàn có khả năng nhận thức và làm chủ hành vi của mình nhưng họ lại tự đặt mình vào tình huống không nhận thức làm chủ hành vi và gây thiệt hại, do đó họ phải bồi thường thiệt hại do hành vi của mình gây ra.
Tuy nhiên, nếu người gây thiệt hại do dùng chất kích thích nhưng bản thân họ không tự kiểm soát được việc dùng chất kích thích, tức là có một người thứ ba cố ý dùng chất kích thích để người này gây thiệt hại, thì người gây thiệt hại không phải bồi thường, quy định tại khoản 2 Điều 596 Bộ luật dân sự. Theo quy định này, người cố ý dùng chất kích thích (đổ rượu, bia vào miệng, cưỡng bức tiêm vào người khác chất kích thích) làm cho người này không thể nhận thức được hành vi của mình, do đó đã gây thiệt hại cho người khác thì người cố ý dùng chất kích thích đó sẽ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại xảy ra, không cần xét đến mục đích của việc cố ý dùng rượu hoặc chất kích thích khác để người kia gây thiệt hại (người bị dùng rượu hoặc chất kích thích)
Theo quy định trên thì khi người do uống rượu hoặc dùng chất kích thích khác gây ra thiệt hại thì việc bồi thường thiệt hại được xác định theo các trường hợp sau đây:
– Nếu người gây thiệt hại tự mình uống rượu hoặc sử dụng chất kích thích khác và tự đưa mình vào tình trạng mất khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình thì họ hoàn toàn phải gánh chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Vì trước đó người này hoàn toàn nhận thức được về hành vi của mình nhưng họ đã có lỗi trong việc tự đưa bản thân vào tình trạng mất khả năng nhận thức do đó họ phải tự chịu trách nhiệm đối với hậu quả do hành vi của bản thân gây ra. Thậm chí, họ còn phải chịu cả trách nhiệm hình sự nếu việc gây thiệt hại của họ đã đủ yếu tố cấu thành tội phạm theo quy định tại Bộ Luật Hình sự: “Người phạm tội trong tình trạng say do dùng rượu hoặc chất kích thích mạnh khác, thì van phải chịu trách nhiệm hình sự”.
– Đối với trường hợp một người gây thiệt hại do người khác cố ý dùng rượu hoặc chất kích thích khác để đưa họ vào tình trạng mất khả năng nhận thức mà gây thiệt hại: Trong trường hợp này, nếu người đã cố ý đưa người gây thiệt hại vào tình trạng nói trên có chứa đựng động cơ, mục đích là nhằm để người dùng rượu hoặc chất kích thích khác gây ra thiệt hại cho người khác thì họ phải chịu trách nhiệm bồi thường; nếu người đã cố ý cho người khác uống rượu hoặc dùng chất kích thích khác mà gây ra thiệt hại nhưng không chứa đựng động cơ, mục đích nói trên và người gây thiệt hại là người có năng lực hành vi dân sự thì người gây thiệt hại phải bồi thường.
– Nếu người tự mình dùng rượu hoặc chất kích thích mà gây thiệt hại nhưng họ là người dưới mười lăm tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự thì họ vẫn không phải chịu trách nhiệm bồi thường. Trách nhiệm bồi thường trong tình huống này được xác định đối với cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đã gây ra thiệt hại.
– Nếu người gây thiệt hại là người dưới mười lăm tuổi, người mất năng lực hành vi nhưng họ bị người khác cố ý cho họ dùng rượu hoặc chất kích thích khác mà gây ra thiệt hại thì người đã cho họ dùng rượu hoặc chất kích thích phải chịu trách nhiệm bồi thường kể cả khi việc cố ý cho những người này uống rượu hoặc dùng các chất kích thích khác không chứa đựng động cơ, mục đích nói trên.
Như vậy, việc bồi thường do người dùng chất kích thích gây ra được xác định trong các trường hợp mà hành vi của người này phải gây ra hậu quả và trong quá trình thực hiện hành vi thì người này phải có dầy đủ năng lực hành vi dân sự của mình. bên cạnh đó pháp luật hiện hành cũng có quy định rõ rằng về trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với trẻ em dưới 15 tuổi sẽ thuộc về cha mẹ của đối tượng này khi người này tự mình dùng chất kích thích, còn đối với trường hợp người dưới 15 tuổi bị ép dụng chất kích thích mà gây ra hành vi gây ra lỗi mà phải bồi thường thì người ép người dưới 15 tuổi phải bồi thường. Từ những quy định này có thể thấy pháp luật nước ta vẫn áp dụng nguyên tắc nhân đạo đối với trẻ chưa đủ tuổi vị thành niên.