Xác định vụ việc thuộc bên dân sự hay hình sự và quyền yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp kê biên tài sản trong trường hợp một mua hàng nhưng không thừa nhận nợ.
Tóm tắt câu hỏi:
Doanh nghiệp của chúng tôi làm hợp đồng bán thức ăn chăn nuôi cho công ty cổ phần A, có ghi nhận thời gian trả tiền là đến khi thu hoạch sản phẩm. Do thời gian đầu, công ty cổ phần A có nhu cầu vay vốn ngân hàng nên đã yêu cầu doanh nghiệp chúng tôi xuất hóa đơn giá trị gia tăng. Nhưng đến ngày thu hoạch sản phẩm, công ty cổ phần A đã bán hết sản phẩm và không trả nợ tiền thức ăn chăn nuôi cho doanh nghiệp chúng tôi mà lại lấy tiền để trả nợ ngân hàng để giải chấp tài sản. Hơn nữa, công ty cổ phần A chỉ thừa nhận nợ tiền mua thức ăn chăn nuôi của doanh nghiệp chúng tôi trong những hóa đơn giá trị gia tăng mà công ty A đã nhận. Hàng tháng, chúng tôi vẫn xuất hóa đơn và báo cáo thuế cho cục thuế còn phía bên công ty A không nhận hóa đơn này. Số tiền mua thức ăn này cũng được kế toàn công ty A đối chiếu và xác nhận nợ. Vậy xin hỏi Luật sư vụ việc này là hình sự hay dân sự? Chúng tôi có thể yêu cầu Tòa án kê biên tài sản của công ty A để trả nợ cho chúng tôi hay không?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Thứ nhất: Việc xác định đây là hình sự hay dân sự
Bên bạn (bên bán) là doanh nghiệp còn bên mua là công ty cổ phần A giữa hai bên có ký hợp đồng bán thức ăn chăn nuôi. Như vậy giữa hai bên tồn tại một
“Điều 388. Khái niệm hợp đồng dân sự: Hợp đồng dân sự là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”.
Cụ thể đây là hợp đồng mua bán tài sản Điều 428. Hợp đồng mua bán tài sản:
“Hợp đồng mua bán tài sản là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao tài sản cho bên mua và nhận tiền, còn bên mua có nghĩa vụ nhận tài sản và trả tiền cho bên bán”.
Vì vậy vụ việc này không liên quan đến bên hình sự mà thuộc bên dân sự.
>>> Luật sư
Thứ hai: Về việc yêu cầu Tòa án kê biên tài sản của công ty A để trả nợ cho bạn.
Kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án là một biện pháp cưỡng chế thi hành án được quy định tại khoản 3 Điều 71 Luật Thi hành án dân sự năm 2008. Đối tượng bị áp dụng bao gồm Điều 2. Bản án, quyết định được thi hành
“Những bản án, quyết định được thi hành theo Luật này bao gồm:
1. Bản án, quyết định quy định tại Điều 1 của Luật này đã có hiệu lực pháp luật:
a) Bản án, quyết định hoặc phần bản án, quyết định của Toà án cấp sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm;
b) Bản án, quyết định của Toà án cấp phúc thẩm;
c) Quyết định giám đốc thẩm hoặc tái thẩm của Toà án;
d) Bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài, quyết định của Trọng tài nước ngoài đã được Toà án Việt Nam công nhận và cho thi hành tại Việt Nam;
đ) Quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh mà sau 30 ngày kể từ ngày có hiệu lực pháp luật đương sự không tự nguyện thi hành, không khởi kiện tại Toà án;
e) Quyết định của Trọng tài thương mại.
2. Những bản án, quyết định sau đây của Toà án cấp sơ thẩm được thi hành ngay, mặc dù có thể bị kháng cáo, kháng nghị:
a) Bản án, quyết định về cấp dưỡng, trả lương, trả công lao động, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp mất sức lao động hoặc bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, tổn thất về tinh thần, nhận người lao động trở lại làm việc;
b) Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.”
Như vậy, chỉ khi có bản án, quyết định của Tòa án thì mới có thể áp dụng biện pháp kê biên tài sản của công ty A để trả nợ cho doanh nghiệp của bạn. Chính vì vậy bạn cần thực hiện theo thủ tục pháp luật chung bạn có thể khởi kiện ra Tòa án cấp quận huyện để yêu cầu phía bên công ty A trả nợ và việc có áp dụng biện pháp kê biên tài sản hay không thì bạn sẽ phụ thuộc vào quyết định của Tòa án.