Thực tế cho thấy việc áp dụng những quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp vẫn còn nhiều điểm hạn chế cần phải được khắc phục.
Mục lục bài viết
1. Hạn chế trong việc áp dụng các quy định của bảo hiểm thất nghiệp
Vềđối tượng được áp dụng BHTN: Theo quy định của pháp luật hiện hành thì BHTN áp dụng bắt buộc đối NLĐ là công dân Việt Nam. Như vậy, ta thấy chỉ những công dân Việt Nam đạt điều kiện luật định mới được tham gia BHTN. Việc quy định như trên cho thấy đối tượng được tham gia BHTN theo pháp luật hiện hành của nước ta rất hẹp. Những người có quốc tịch nước ngoài hoặc không có quốc tịch sang Việt Nam làm việc trong thời gian dài thì không được đóng và hưởng trợ cấp BHTN.
– Về điều kiện hưởng BHTN: Thực tế có trường hợp, đơn vị tham gia đóng BHTN cho người lao động từ ngày 1-1-2010, khi đó có hơn mười lao động. Ðến tháng 1-2013, họ được thông báo dừng đóng BHTN, lý do đơn vị không đủ số lao động theo quy định. Theo quy định, NLÐ ở đơn vị này sẽ không được hưởng BHTN nếu họ kết thúc hợp đồng lao động mà chưa tìm được việc làm mới. Quy định như vậy gây thiệt thòi cho NLÐ.
Còn có trường hợp người SDLĐ chỉ kí hợp đồng chính thức với 9 lao động để chốn tránh trách nhiệm đóng BHTN cho NLĐ. Bên cạnh đó, theo quy định về điều kiện hưởng BHTN, đòi hỏi sự thật thà thông báo của NLĐ với cơ quan lao động về tình trạng thất nghiệp và chưa có việc làm mới. Tuy nhiên pháp luật lao động lại có quy định một NLĐ có thể giao kết nhiều hợp đồng lao động với nhiều NSDLĐ, điều này vô hình chung đã tạo nên kẽ hở để NLĐ khai báo sai nhằm hưởng trợ cấp thất nghiệp trong khi có thể đang có việc làm.
– Đối với căn cứ tính đóng quỹ BHTN: việc đóng BHTN được chia theo tỷ lệ NLĐ đóng 1% tiền lương, tiền công/tháng; NSDLĐ đóng 1% quỹ tiền lương, tiền công/tháng của những người tham gia BHTN và Nhà nước hỗ trợ 1% quỹ tiền lương, tiền công đóng BHTN của những NLĐ tham gia BHTN và mỗi năm chuyển một lần (Điều 25 Nghị định 127/2008/NĐ-CP).
Luật sư
Thực hiện quy định này cho thấy, có hiện tượng NSDLĐ trả tiền lương thực tế cho NLĐ cao hơn mức ghi trong hợp đồng lao động và sử dụng mức tiền lương thấp ghi trong hợp đồng làm căn cứ tính đóng BHTN cho NLĐ; hoặc có trường hợp cả NLĐ và NSDLĐ cùng thỏa thuận với nhau về vấn đề này, gây thất thoát nguồn thu cho BHXH, ảnh hưởng đến quyền lợi của NLĐ cũng như sự minh bạch trong việc tham gia nộp và chi trả BHTN.
Bên cạnh đó, thấy rằng số tiền nhà nước hỗ trợ cho thất nghiệp lấy từ ngân sách nhà nước, mà ngân sách này do nhân dân đóng góp để phục vụ lợi ích của cộng đồng, tuy nhiên số này lại được trích để giải quyết chế độ BHTN cho một bộ phận người thất nghiệp theo luật định. Tuy nhiên một bộ phận đông đảo người nông dân gặp nhiều rủi do về mùa màng lại không được hưởng trợ cấp này. Rõ ràng là không công bằng trong việc sử dụng ngân sách nhà nước.
– Về thủ tục tham gia và hưởng BHTN: thực tế hiện nay, khi NLĐ đến đăng ký tại các Văn phòng BHTN gặp rất nhiều thủ tục rườm rà, khó khăn, nhiều cán bộ các trung tâm giới thiệu việc làm lúng túng; các văn bản hướng dẫn không thống nhất, chưa phù hợp với thực tế, không trùng khớp về tiến độ triển khai. Hơn nữa, NLĐ thường nhận được TCTN chậm hơn nhiều so với thời gian nhận được Quyết định hưởng TCTN, nên không đảm bảo việc kịp thời hỗ trợ NLĐ một khoản kinh phí để ổn định cuộc sống trong thời gian tìm việc làm mới.
– Nhận thức của NLĐ về các quyền lợi được hưởng khi hưởng trợ cấp thất nghiệp còn hạn chế. Phần lớn NLĐ chỉ quan tâm đến tiền TCTN mà không chú ý đến quyền được giới thiệu việc làm và học nghề miễn phí. Cụ thể: Theo tổng cục thống kê Năm 2010 có 270 người thất nghiệp được hỗ trợ học nghề; năm 2011 có 1.036 người; năm 2012 có 4.776 người; 9 tháng năm 2013 có 7.519 người học nghề. Điều này có nghĩa, gần 5 năm chính sách BHTN đi vào cuộc sống, chỉ có 13.601 NLĐ thất nghiệp tham gia học nghề trong tổng số 1,3 triệu lượt người thất nghiệp. Điều này cho thấy, công tác tuyên truyền về chính sách BHTN chưa đúng mức, dẫn đến NLĐ còn mơ hồ về BHTN.
– Chính sách dạy nghề bị đánh giá là chưa phù hợp. Nguyên nhân lao động thất nghiệp thờ ơ với các chính sách hỗ trợ việc làm được nhận định do đa phần họ là lao động phổ thông mà nhu cầu lao động phổ thông ở nước ta rất lớn. NLĐ bởi thế dễ tìm kiếm việc làm mới sau khi thất nghiệp. Thêm vào đó, nhu cầu tuyển lao động của các doanh nghiệp chủ yếu là lao động phổ thông, dù NLĐ đã qua đào tạo thì doanh nghiệp tuyển vào chỉ trả lương theo vị trí công việc như lao động phổ thông.
2. Ý nghĩa của bảo hiểm thất nghiệp
Dưới góc độ pháp lý, chế độ BHTN là tổng thể các quy phạm pháp luật quy định việc đóng góp và sử dụng quỹ BHTN, chi trả TCTN để bù đắp thu nhập cho NLĐ bị mất việc làm và thực hiện các biện pháp đưa người thất nghiệp trở lại làm việc.
Hiện nay, để điều chỉnh quan hệ pháp luật về chế độ BHTN, pháp luật Việt Nam điều chỉnh chủ yếu bằng những văn bản sau: Trước hết phải kể đến “Luật bảo hiểm xã hội năm 2021”;
–
–
–
– Thông tư số 04/2013/TT-BLĐTBXH Sửa đổi, bổ sung một số điều của
Với những quy định trên có thể thấy, BHTN là một trong những chính sách an sinh xã hội, thực hiện chức năng hỗ trợ phần thu nhập của NLĐ khi bị mất việc làm. Vì vậy, việc đóng BHTN vừa là nghĩa vụ và cũng là quyền lợi của NLĐ. So với quy định cũ, quy định mới về BHTN đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho NLĐ khi làm thủ tục đăng ký thất nghiệp. Đồng thời, những quy định mới về BHTN cũng làm rõ hơn các điều kiện được hưởng TCTN và thời gian NLĐ đăng ký trợ cấp, thời gian cơ quan lao động thực hiện giải quyết hồ sơ đăng ký trợ cấp cho NLĐ. Và hơn hết đây là chế định duy nhất có sự tham gia, hỗ trợ của nhà nước trong các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc.
3. Hình thành quỹ bảo hiểm thất nghiệp
Quỹ bảo hiểm thất nghiệp là một quỹ tài chính độc lập tập trung nằm ngoài ngân sách nhà nước. Quỹ được hình thành chủ yếu từ ba nguồn: Người lao động, người sử dụng lao động và ngân sách nhà nước hỗ trợ. Ngoài ra quỹ còn được bổ sung thêm do đầu tư từ quỹ mang lại hoặc do đóng góp của các tổ chức của các nhà hảo tâm. Sự đóng góp này tạo nên sự ràng buộc giữa nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền lợi của các bên tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Hàng tháng họ phải có trách nhiệm đóng vào quỹ bảo hiểm. Có như vậy mới tạo ra sự chia sẻ giúp doanh nghiệp có sức cạnh tranh trong cơ chế thị trường . Khi doanh nghiệp tồn tại thì người lao động mới có việc làm, tạo điều kiện cho người lao động củng cố chỗ làm việc của mình.
Theo quy định tại Luật việc làm 2013:
“Điều 57. Mức đóng, nguồn hình thành và sử dụng Quỹ bảo hiểm thất nghiệp
1. Mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm thất nghiệp được quy định như sau:
a) Người lao động đóng bằng 1% tiền lương tháng;
b) Người sử dụng lao động đóng bằng 1% quỹ tiền lương tháng của những người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp;
c) Nhà nước hỗ trợ tối đa 1% quỹ tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của những người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp và do ngân sách trung ương bảo đảm.
2. Nguồn hình thành Quỹ bảo hiểm thất nghiệp bao gồm:
a) Các khoản đóng và hỗ trợ theo quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Tiền sinh lời của hoạt động đầu tư từ quỹ;
c) Nguồn thu hợp pháp khác.
…”
Trách nhiệm của người lao động:
– Hàng tháng phải đóng BHTN với mức đóng bằng 1% tiền lương, tiền công tháng BHTN.
– Phải đăng kí thất nghiệp với các tổ chức BHTN khi bị mất việc làm, khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.
– Hàng tháng thông báo với các tổ chức BHTN về việc tìm việc làm và thời gian đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.
– Sẵn sàng làm việc hoặc tham gia khóa học nghề phù hợp khi tổ chức bảo hiểm thất nghiệp giới thiệu.
Trách nhiệm của người sử dụng lao động:
– Người sử dụng lao động đóng bằng 1% quỹ tiền lương, tiền công tháng đóng BHTN của người lao động tham gia BHTN.
– Bảo quản hồ sơ tham gia BHTN của người lao động trong thời gian người lao động làm việc tại đơn vị.
– Thực hiện đúng quy định về việc lập hồ sơ để người lao động hưởng chế độ BHTN.
– Xuất trình các tài liệu hồ sơ và cung cấp thông tin liên quan theo yêu cầu của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác theo quy định của pháp luật.
Quyền và lợi ích của người bị thất nghiệp:
Người lao động tham gia BHTN mà bị thất nghiệp được hưởng các quyền lợi sau đây:
– Được cấp sổ BHTN.
– Được hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định.
– Được hỗ trợ học nghề và thời gian không quá 6 tháng mức hưởng bằng mức chi phí học nghề theo quy định của pháp luật.
– Được cơ quan lao động miễn phí giới thiệu việc làm và tư vấn nghề.
– Được hưởng chế độ BHYT do tổ chức BHXH đóng BHYT cho người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.
– Ngoài ra người lao động có quyền khiếu nại cơ quan quản lí nhà nước khi người sử dụng lao động hoặc cơ quan thực hiện chính sách BHTN vi phạm các quy định của chính sách. Khiếu nại cơ quan quản lí nhà nước về người lao động khi không thực hiện đúng hợp đồng lao động hoặc giới thiệu việc làm đối với người lao động bị thất nghiệp trong quá trình làm việc theo hợp đồng lao động và đóng vào quỹ BHTN.
Sự tham gia đóng góp của Nhà nước vào quỹ BHTN là cần thiết vì khi đó Nhà nước thể hiện được vai trò chủ đạo trung tâm của mình. Hằng tháng, Nhà nước hỗ trợ từ ngân sách bằng 1% quỹ tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của những người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp và mỗi năm chuyển một lần.
Ngoài ra, còn có tiền sinh lời của hoạt động đầu tư từ quỹ. Và các nguồn thu hợp pháp khác.