Khái niệm Sở Giao dịch hàng hóa là gì? Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Sở giao dịch hàng hóa? Mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa?
Trong thị trường kinh doanh tại Việt Nam đã được phát triển về các giao dịch hàng hóa và được quy định là thông qua Sở giao dịch hàng hóa để đảm bảo các hàng hóa giao dịch không bị trái với quy định pháp luật. Hiện nay, Sở giao dịch Hàng hóa Việt Nam đã được chính thức liên thông với thị trường quốc tế để thực hiện các chứng năng, quyền hạn của mình trong giao dịch được trực tiếp tổ chức, điều hành và quản lý hoạt động trực tiếp qua Sở giao dịch.
Luật sư
1. Khái niệm Sở Giao dịch hàng hóa là gì?
Sở Giao dịch hàng hóa trong tiếng Anh là mercantile exchange hoặc goods exchange.
Sở Giao dịch hàng hóa là một tổ chức có tư cách pháp nhân, cung cấp và duy trì một nơi mua bán cụ thể, có tổ chức với cơ sở vật chất kĩ thuật cần thiết để giao dịch, mua bán hàng hóa được tiêu chuẩn hóa tuân theo những qui tắc giao dịch của Sở Giao dịch hàng hóa.
Theo đó, trong thị trường hàng hóa tương lai, Sở Giao dịch hàng hóa có vị trí chủ thể tổ chức và điều hành hoạt động mua bán hàng hóa. Sở Giao dịch hàng hóa tồn tại ở các nước rất đa dạng về hình thức tổ chức và cơ chế vận hàng, tuy vậy bản chất chung của Sở Giao dịch hàng hóa là “một tổ chức nghề nghiệp, có tư cách pháp nhân, hoạt động theo nguyên tắc độc lập”.
Sở Giao dịch hàng hóa là nơi thỏa thuận và kí kết những hợp đồng đã được tiêu chuẩn hóa để thực hiện việc mua bán hàng hóa giao ngay hoặc không trực tiếp giao ngay, và là nơi thỏa thuận việc mua bán quyền chọn bán và quyền chọn mua hàng hóa.
2. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Sở giao dịch hàng hóa
Tại
2.1. Quyền hạn của Sở Giao dịch hàng hóa
Theo quy định tại Điều 15
Trong tổ chức, điều hành và quản lý hoạt động giao dịch mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa thì Sở giao dịch hàng hóa có trách nhiệm đối với quyên này là thông qua Sở giao dịch để điều hành số lượng, danh mục hàng hóa trong giao dịch. Quyết định chấp thuận hoặc hủy bỏ tư cách thành viên theo quy định của Điều lệ hoạt động của Sở Giao dịch hàng hóa.
Quyền hạn đối với thành viên là yêu cầu các thành viên kinh doanh phải ký quỹ đảm bảo tư cách thành viên, ký quỹ giao dịch theo quy định của Điều lệ hoạt động của Sở Giao dịch hàng hóa, thực hiện hoạt động kiểm tra, giám sát hoạt động giao dịch và công bố thông tin của các thành viên và êu cầu các thành viên thực hiện các biện pháp quản lý rủi ro được quy định trong Điều lệ hoạt động của Sở Giao dịch hàng hóa. Chỉ định thành viên kinh doanh khác thực hiện các hợp đồng đang được nắm giữ bởi một thành viên kinh doanh bị chấm dứt tư cách thành viên theo quy định tại Điều 24 Nghị định 158/2006/NĐ-CP.
Trong hoạt động giao dịch mua bán thì Sở giao dịch có quyền thu phí thành viên, phí giao dịch, phí cung cấp dịch vụ thông tin và các loại phí dịch vụ khác theo Điều lệ hoạt động của Sở Giao dịch hàng hóa, làm trung gian hòa giải theo yêu cầu khi phát sinh tranh chấp liên quan đến hoạt động mua bán hàng hoá qua Sở Giao dịch hàng hóa. Ngoài ra, Sở Giao dịch hàng hóa tại Việt Nam có quyền liên thông với Sở Giao dịch hàng hóa ở nước ngoài theo quy định tại Nghị định 158/2006/NĐ-CP
2.2. Chức năng của sở giao dịch hàng hóa
Chức năng của sở giao dịch hàng hóa được quy định tại Điều 67
Điều kiện thành lập Sở giao dịch hàng hóa, trách nhiệm của Sở giao dịch hàng hóa và việc phê chuẩn Điều lệ hoạt động của Sở giao dịch hàng hóa tại Chương 2 Nghị định 158/2006/NĐ-CP thì Sở Giao dịch hàng hóa được thành lập nếu đáp ứng đủ các điều kiện có vốn điều lệ từ một trăm năm mươi (150) tỷ đồng trở lên; lắp đặt hệ thống công nghệ thông tin đáp ứng các yêu cầu về giải pháp công nghệ và kỹ thuật trong hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa gồm các hệ thống như máy chủ hoạt động ổn định và có tối thiểu một máy chủ dự phòng luôn ở trạng thái sẵn sàng trong trường hợp hệ thống chính xảy ra sự cố; máy chủ đảm bảo sao lưu dữ liệu của các ứng dụng nghiệp vụ, dữ liệu giao dịch, đảm bảo khôi phục thông tin dữ liệu trong trường hợp phát sinh sự cố; công nghệ thông tin đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật về an toàn thông tin mạng, nếu có.
Về hệ thống phần mềm gồm có: phần mềm ứng dụng phải thực hiện các yêu cầu về quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật; phần mềm phải có chức năng nhật ký thao tác để lưu vết mọi giao dịch hàng hóa, thanh toán, giao nhận trong quy trình nghiệp vụ tối thiểu trong thời gian 05 năm;
– Một điều kiện mà Sở giao dịch cần pahir có là điều lệ hoạt động không trái với các quy định của Nghị định 158/2006/NĐ-CP là thực hiện các thủ tục chấp thuận tư cách thành viên; quyền và nghĩa vụ thành viên; trong trường hợp có sai phạm thì chấm dứt tư cách thành viên và trách nhiệm khi chấm dứt tư cách thành viên trong hoạt động giao dịch;
Như vậy, đối với Sở giao dịch hàng hóa được pháp luật quy định là cơ quan thực hiện tổ chức, điều hành và quản lý hoạt động giao dịch mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa đối với những giao dịch liên quan đến hoạt động hàng hóa và là nơi cung cấp các điều kiện vật chất – kỹ thuật cần thiết để giao dịch được diễn ra thuận lợi theo quy định pháp luật.
3. Mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa
Theo quy định về giao dịch mua bán hành hóa thì hàng hóa được phép mua bán qua Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam gồm: cà phê nhân, chưa rang, chưa khử chất cà-phê-in’ Mủ cao su tự nhiên, đã hoặc chưa tiền lưu hóa; Cao su tự nhiên ở dạng tấm cao su xông khói; Cao su tự nhiên đã được định chuẩn kỹ thuật; Các sản phẩm thép không hợp kim được cán phẳng, có chiều rộng từ 600mm trở lên, được cán nóng, chưa phủ, mạ hoặc tráng; Các sản phẩm thép không hợp kim được cán phẳng, có chiều rộng từ 600mm trở lên, cán nguội (ép nguội), chưa dát phủ, mạ hoặc tráng; Các sản phẩm thép không hợp kim được cán phẳng, có chiều rộng từ 600mm trở lên, đã phủ, mạ hoặc tráng; Các sản phẩm thép không hợp kim ở dạng thanh và que khác, mới chỉ qua rèn, cán nóng, kéo nóng hoặc ép đùn nóng, kể cả công đoạn xoắn sau khi cán được quy định tại
Nghị định 51/2018/NĐ-CP đã được Chính phủ ban hành ngày 09/4/2018 quy định chi tiết Luật thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa, sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 158/2006/NĐ-CP.
Tại Nghị định số 51/2018/NĐ-CP đã được Chính phủ ban hành thì hàng hóa được mua bán qua Sở Giao dịch hàng hóa gồm mặt hàng thuộc danh mục hàng hóa kinh doanh có điều kiện, hạn chế kinh doanh, Sở Giao dịch hàng hóa phải đăng ký với cơ quan có thẩm quyền chấp thuận để niêm yết giao dịch trên Sở Giao dịch hàng hóa. Đối với mặt hàng không thuộc danh mục hàng hóa bị cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh, kinh doanh có điều kiện, Sở Giao dịch hàng hóa có trách nhiệm gửi trực tiếp, qua đường bưu điện hoặc qua mạng điện tử 01 bộ hồ sơ thông báo với Bộ Công Thương trước khi chính thức niêm yết giao dịch trên Sở Giao dịch hàng hóa 30 ngày.
Theo đó, khi thực hiện giao dịch thì giữa hai bên cần lập
Đối với phương thức thực hiện hợp đồng mua bán gồm:
– Đối với hợp đồng kỳ hạn: có thể thanh toán hàng hóa theo nguyên tắc bù trừ qua trung tâm thanh toán vào phiên cuối cùng của ngày cuối giao dịch hợp đồng và khi giao nhận hàng hóa có thể thực hiện qua trung tâm giao nhận.
– Đối với hợp đồng quyền chọn: có thể thực hiện quyền chọn hoặc không thực hiện quyền chọn.
Như vậy, hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch tại Việt Nam được thực hiện phải là các mặt hàng thuộc danh mục hàng hóa kinh doanh có điều kiện và được Sở giao dịch đăng ký với cơ quan có thẩm quyền để niêm yết giao dịch và hoạt động giao dịch được thực hiện bằng hợp đồng giao dịch.