Khái quát chung về hợp đồng bảo hiểm? Hậu quả pháp lý của việc chấm dứt hợp đồng bảo hiểm?
Trong khi xã hội ngày một trở nên phát triển thì việc mà các cá nhân tham gia vào việc giao kết các hợp đồng bảo hiểm nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi của mình trong quá trình lao động hay các phúc lợi khi về già mà hợp đồng bảo hiểm đem lại cho bản thân mình. Bên cạnh việc tham gia hợp đồng bảo hiểm để tránh được các rủi ro về người thì hợp đồng bảo hiểm cũng giúp các chủ thể tham gia tránh được các vấn đề rủi ro đối với tài sản của mình. Tuy nhiên, lợi ích nhận được từ bảo hiểm là như vậy những vị một số lý do nào đó mà các bên tham gia bảo hiển và bên bán bảo hiểm lại thực hiện hành vi chấm dứt hợp đồng lao động. Vậy hậu quả pháp lý của việc chấm dứt hợp đồng bảo hiểm được pháp luật hiện hánh quy định có nội dung như thế nào? Trong nội dung bài viết dưới đây, Luật Dương Gia sẽ gửi đến quý bạn đọc nội dung này như sau:
Cơ sở pháp lý:
–
– Văn bản hợp nhất 06/VBHN-VPQH năm 2019 hợp nhất Luật kinh doanh bảo hiểm do Văn phòng Quốc hội ban hành
1. Khái quát chung về hợp đồng bảo hiểm
Trước khi đi sâu vào tìm hiểu về các vấn đề liên quan đến hợp đồng bảo hiểm hay việc chấp dứt hợp đồng bảo hiểm và hậu quả pháp lý của việc chấm dứt hợp đồng bảo hiểm. Thì trong nội dung mục 1 này tác giả sẽ gửi đến quý bạn đọc các nội dung liên quan đến kinh doanh bảo hiểm là gì? Hợp đồng bảo hiểm là gì?
Do đó, kinh doanh bảo hiểm là hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm mục đích sinh lợi, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận rủi ro của người được bảo hiểm, trên cơ sở bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.
Trên cơ sở quy định tại Điều 12 Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000 và quy định tại Văn bản hợp nhất 06/VBHN-VPQH năm 2019 hợp nhất Luật kinh doanh bảo hiểm do Văn phòng Quốc hội ban hành thì: “Hợp đồng bảo hiểm là sự thỏa thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm”.
Như vậy, hợp đồng bảo hiểm được xác lập trên cơ sở tự nguyện giữa các bên là bên mua bảo hiểm và bên doanh nghiệp bảo hiểm. Khi một trong các bên vi phạm một trong số những điều khoản trong hợp đồng hoặc vì một lý do mà không thể ký kết tiếp hợp đồng thì có thể chấm dứt hợp đồng. Tuy nhiên, việc chấm dứt hợp đồng sẽ tùy từng trường hợp mà có hậu quả pháp lý nhất định đối với trường hợp đó.
Hợp đồng bảo hiểm được định nghĩa dưới góc độ pháp lý của luật bảo hiểm này có khác biệt rất lớn so với định nghĩa về hợp đồng bảo hiểm được quy định tại Điều 567 Bộ luật dân sự: “Hợp đồng bảo hiểm là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên mua bảo hiểm phả đóng phí bảo hiểm, còn bên bảo hiểm phải trả một khoản tiền bảo hiểm cho bên bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm”.
Theo các định nghĩa vừa được nêu ra ở trên thì có thể thấy rằng sự mâu thuẫn trong quan điểm về đối tượng được nhận tiền bảo hiểm, trong luật kinh doanh bảo hiểm đối tượng được nhận tiền bảo hiểm là người thụ hưởng hoặc người được bảo hiểm. Bộ luật dân sự không quy định về người hưởng thụ mà chỉ quy định về bên được bảo hiểm và trong luật cũng không làm rõ hơn về khái niệm bên được bảo hiểm.
Suy cho cùng thì một hợp đồng bảo hiểm dưới góc độ pháp lý được định nghĩa là một văn bản pháp lý được ký kết do người bảo hiểm và người được bảo hiểm. Trong hợp đồng bảo hiểm này doanh nghiệp bán bảo hiểm cam kết bồi thường cho người mua bảo hiểm những tổn thất của đối tượng bảo hiểm do những rủi ro được bảo hiểm gây ra còn người được bảo hiểm cam kết trả phí bảo hiểm.
2. Hậu quả pháp lý của việc chấm dứt hợp đồng bảo hiểm
Trong bất kỳ một quá trình giao kết hợp đồng của các giao dịch dân sự thông thương hay là các giao kết hợp đồng liên quan đến lĩnh vực bảo hiểm theo như quy định của pháp luật bảo hiểm thì các bên trong hợp đồng này cũng có quyền được chấm dứt hợp đồng giống như các hợp đồng được giao kết khác trong quy định của pháp luật hiện hành. Bởi lẽ tác giả đưa ra được nhận định này là do, hợp đồng bảo hiểm cũng được biết đến là một trong các dạng hợp đồng dân sự nên cũng có các tính chất và hoạt động tương tự nhau.
Đối với một hợp đồng dân sự sau khi bị xác định là chấm dứt thì sẽ để lại các hậu quả pháp lý mà được quy định trong
Thứ nhất, Theo như quy định tại Khoản 1 Điều 24 Luật kinh doanh bảo hiểm đã quy định về việc doanh nghiệp bảo hiểm phải hoàn lại phí bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm theo như quy định củ pháp luật tại một số trường hợp cụ thể và việc này được quy định với nội dung đó là:
“1. Trong trường hợp chấm dứt hợp đồng bảo hiểm theo quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật này, doanh nghiệp bảo hiểm phải hoàn lại phí bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm tương ứng với thời gian còn lại của hợp đồng bảo hiểm mà bên mua bảo hiểm đã đóng phí bảo hiểm, sau khi đã trừ các chi phí hợp lý có liên quan đến hợp đồng bảo hiểm”.
Từ quy định này thì để đảm bảo quyền lợi của bên tham gia bảo hiểm khi bị doanh và bên kinh doanh bảo hiểm thì nếu trong thường hợp mà bên tham gia bảo hiểm không còn quyền lợi có thể được bảo hiểm hay không thực hiện việc đóng hoặc đóng không đủ tiền phí bảo hiểm theo như quy định của pháp luật bảo hiểm về thời gian đóng bảo hiểm và mức phí phải đóng thì hợp đồng bảo hiểm sẽ bị chấm dấn theo như quy định của pháp luật Dân sự này và pháp luật bảo hiểm hiện hành.
Việc đảm bảo quyền của bên mua bảo hiểm được xác định bằng việc pháp luật quy định về vấn đề doanh nghiệp bán bảo hiểm phải thực hiện việc tiến hành hòn trả chi phí bảo hiểm mà bên mua bảo hiểm đã đóng trước đó sau khi trừ hết tất cả các khoản phí theo như quy định của pháp luật hiện hành.
Thứ hai, theo như quy định tại khoản 2 Điều 24 Luật này thì hậu quả pháp lý khi chấm dứt hợp đồng được ghi nhận tại pháp luật này đó là: “2. Trong trường hợp chấm dứt hợp đồng bảo hiểm theo quy định tại khoản 2 Điều 23 của Luật này, bên mua bảo hiểm vẫn phải đóng đủ phí bảo hiểm đến thời điểm chấm dứt hợp đồng bảo hiểm. Quy định này không áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm con người”. Như vậy có thể thấy rằng pháp luật quy định về việc giữ các bên trong hợp đồng được thực hiện việc chấm dứt hợp đồng bảo hiểm khi bên mua bảo hiểm theo như quy định của pháp luật hiện hành mà không đóng đủ phí bảo hiểm hoặc người mua bảo hiểm khi tham gia vào hợp đồng bảo hiểm này mà lại không thực hiện hoạt động đóng phí bảo hiểm theo thời hạn thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm giữ các bên đã thỏa thuận trước đó.
Tuy nhiên, tại quy định này thì những hợp đồng bảo hiểm đó bị chấm dứt tại một thời điểm nhất định những cũng phải được bên mua bảo hiểm đóng hết tiền phí mua bảo hiểm trong khoảng thời gian mà hợp đồng chưa được xác nhận là chấm dứt trước đó theo đung như quy định của hợp đồng và theo như quy định của pháp luật Dân sự nói chung về hợp đồng và pháp luật bảo hiểm nói riêng.
Thứ ba, theo như quy định tại Khoản 3 Điều 24 Luật này thì pháp luật đã quy định về việc cả hai bên khi tham gia vào ván đề giao kết hợp đồng bảo hiểm đều phải chịu sự chi phới của quá trình chấm dứt hợp đồng bảo hiểm những dẫn phải thực hiện các hậu quả pháp lý của hợp đồng này để lại trước thời hạn mà hợp bị chấm dứt theo ý chí của các bên và theo như quy định của pháp luật. diều này cụ thể:
“3. Trong trường hợp chấm dứt hợp đồng bảo hiểm theo quy định tại khoản 3 Điều 23 của Luật này, doanh nghiệp bảo hiểm vẫn phải chịu trách nhiệm bồi thường cho người được bảo hiểm khi sự kiện bảo hiểm xảy ra trong thời gian gia hạn đóng phí; bên mua bảo hiểm vẫn phải đóng phí bảo hiểm cho đến hết thời gian gia hạn theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm. Quy định này không áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm con người”.
Theo như quy định này thì có thể hiểu đơn giản về hậu quả pháp lý được quy định sau khi thực hiện việc chấm dứt hợp đồng lao động đó là khi mà bên mua bảo hiểm và bên bán bảo hiểm đã thỏa thuận với nhau về mức phí đóng bảo hiểm và thời gian đóng bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm và đến đống không thực hiện được hoạt động đóng đủ phí bảo hiểm trong thời gian đóng phí thỏa thuận và cả thời gia hạn đóng phí bảo hiểm theo như quy định của pháp luật hiện hành.
Hậu quả pháp lý cuối cùng được nhắc đến trong khoản 4 Điều 24 Luật này về việc các bên tham gia vào hợp đồng bảo hiểm thực hiện việc chấm dứt hợp đồng khi thuộc một trong số các trường hợp khác đã được quy định trong quy định của Bộ luật Dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan hiện hành.