Quản lý đối tượng là biện pháp nghiệp vụ của công tác xã hội, bao gồm các hoạt động thu thập thông tin về đánh giá nhu cầu chăm sóc, trợ giúp của đối tượng;.... Khi đối tượng đủ điều kiện kết thúc quản lý, các bên sẽ thực hiện biên bản kết thúc quản lý đối tượng.
Mục lục bài viết
1. Mẫu biên bản kết thúc quản lý đối tượng là gì, mục đích của biên bản?
Mẫu biên bản kết thúc quản lý đối tượng là văn bản được lập ra để ghi chép về việc kết thúc quản lý đối tượng với nội nêu rõ thông tin biên bản: thông tin đối tượng, lý do quản lý, ý kiến của đối tượng…
Mục đích của mẫu biên bản kết thúc quản lý đối tượng: biên bản nhằm mục đích ghi nhận quá trình làm việc của các bên, ghi nhận quá trình xác nhận của các bên về việc kết thúc quản lý đối tượng.
2. Những quy định về quản lý đối tượng:
– Quy trình quản lý đối tượng: được quy định tại Điều 3 Thông tư 02/2020/TT-BLĐTBXH Hướng dẫn quản lý đối tượng được cơ sở xã hội trợ giúp cung cấp dịch vụ công tác xã hội
“Quy trình quản lý đối tượng gồm các bước sau:
1. Thu thập thông tin và đánh giá nhu cầu chăm sóc, trợ giúp của đối tượng.
2. Xây dựng kế hoạch chăm sóc, trợ giúp đối tượng.
3. Thực hiện kế hoạch chăm sóc, trợ giúp đối tượng.
4. Theo dõi, rà soát và điều chỉnh kế hoạch chăm sóc, trợ giúp đối tượng.
5. Đánh giá và kết thúc quản lý đối tượng.”
– Thu thập thông tin: được quy định tại Điều 4 Thông tư 02/2020/TT-BLĐTBXH
“1. Người quản lý đối tượng có nhiệm vụ thu thập thông tin liên quan đến đối tượng bao gồm:
a) Thông tin của đối tượng
– Thông tin cơ bản, gồm: Họ và tên, ngày, tháng, năm sinh, giới tính, tình trạng hôn nhân, địa chỉ nơi ở, thông tin liên lạc, mã số định danh cá nhân, số chứng minh thư nhân dân hoặc số thẻ căn cước công dân (nếu có);
– Trình độ học vấn và trình độ chuyên môn;
– Trường học;
– Nghề nghiệp;
– Thu nhập của đối tượng;
– Các dịch vụ và chính sách trợ giúp xã hội mà đối tượng sử dụng dịch vụ đang thụ hưởng;
– Nhu cầu hỗ trợ theo thứ tự ưu tiên của đối tượng;
b) Thông tin về sức khỏe của đối tượng
– Bệnh/bệnh tật và nguyên nhân hoặc dạng tật/mức độ khuyết tật;
– Đặc điểm về bệnh tật/khuyết tật;
– Khả năng lao động;
– Khả năng tự phục vụ trong sinh hoạt của đối tượng;
– Quá trình và kết quả điều trị, chăm sóc phục hồi sức khỏe của đối tượng trước khi vào cơ sở trợ giúp xã hội (nếu có);
– Hiện trạng về thể chất, tinh thần, tâm lý.
c) Thông tin về gia đình của đối tượng
– Họ và tên chủ hộ, ngày, tháng, năm sinh, địa chỉ nơi ở, thông tin liên lạc, mã số định danh cá nhân, số chứng minh thư nhân dân hoặc số thẻ căn cước công dân (nếu có);
– Quan hệ với đối tượng;
– Công việc chính của gia đình;
– Số thành viên trong gia đình;
– Vị trí của đối tượng trong gia đình;
– Hoàn cảnh kinh tế;
– Nguồn thu nhập chính của gia đình, bao gồm các khoản thu nhập từ việc làm, chính sách trợ giúp xã hội hàng tháng và các chương trình trợ giúp xã hội khác;
– Các khoản chi phí mua lương thực, thức ăn, quần áo, học phí, tiền khám bệnh, chữa bệnh, mua thuốc và các khoản chi phí khác;
– Điều kiện chỗ ở và sinh hoạt;
– Khả năng chăm sóc đối tượng của gia đình;
– Trợ cấp xã hội hàng tháng và các dịch vụ xã hội cơ bản;
– Nhu cầu cần hỗ trợ theo thứ tự ưu tiên;
– Thông tin khác (nếu có).
d) Thông tin của người giám hộ hoặc người chăm sóc (nếu có): Họ và tên, ngày, tháng, năm sinh, giới tính, tình trạng hôn nhân, địa chỉ nơi ở, thông tin liên lạc, mã số định danh cá nhân, số chứng minh thư nhân dân hoặc số thẻ căn cước công dân (nếu có).
2. Việc thu thập thông tin của đối tượng thực hiện theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này.”
Theo Điều 11, 12, 13 Thông tư 02/2020/TT-BLĐTBXH Hướng dẫn quản lý đối tượng được cơ sở xã hội trợ giúp cung cấp dịch vụ công tác xã hội, Trách nhiệm quản lý như sau:
– Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp
– Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo Sở Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp với sở, ban, ngành liên quan:
Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quản lý đối tượng trên địa bàn;
Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ về quản lý đối tượng cho đội ngũ công chức, viên chức, người lao động và cộng tác viên công tác xã hội;
Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc thực hiện quản lý đối tượng trên địa bàn;
Tổng hợp, báo cáo định kỳ 6 tháng (trước ngày 25 tháng 6), hàng năm (trước ngày 25 tháng 12) và đột xuất về tình hình, kết quả thực hiện quản lý đối tượng trên địa bàn tỉnh, thành phố.
– Ủy ban nhân dân cấp huyện
Hướng dẫn việc thực hiện quản lý đối tượng tại các cơ sở trợ giúp xã hội cấp huyện;
Tổng hợp, báo cáo định kỳ 6 tháng (trước ngày 20 tháng 6), hàng năm (trước ngày 20 tháng 12) và đột xuất về tình hình, kết quả thực hiện quản lý đối tượng trên địa bàn.
– Ủy ban nhân dân cấp xã
Phối hợp với cơ sở trợ giúp xã hội xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch chăm sóc, trợ giúp đối tượng; thực hiện quản lý đối với đối tượng sống tại địa phương; hỗ trợ đối tượng hòa nhập cộng đồng;
Tổng hợp, báo cáo định kỳ 6 tháng (trước ngày 15 tháng 6), hàng năm (trước ngày 15 tháng 12) và đột xuất về tình hình, kết quả thực hiện quản lý đối tượng trên địa bàn.
– Trách nhiệm của các cơ sở trợ giúp xã hội
– Xây dựng và niêm yết công khai quy trình quản lý đối tượng tại cơ sở trợ giúp xã hội.
– Tổ chức thực hiện và lập hồ sơ quản lý đối tượng theo quy định.
– Bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ công chức, viên chức, người lao động làm việc tại cơ sở và làm việc tại xã, phường, thị trấn, cộng tác viên công tác xã hội về nghiệp vụ quản lý đối tượng.
– Tập huấn hướng dẫn gia đình hoặc người giám hộ, người chăm sóc về kiến thức, kỹ năng, phương pháp chăm sóc, trợ giúp cho đối tượng.
– Ứng dụng công nghệ thông tin để thực hiện nghiệp vụ và lập, quản lý hồ sơ quản lý đối tượng.
– Hàng năm, lập kế hoạch và dự toán kinh phí quản lý đối tượng theo quy định hiện hành.
– Thực hiện báo cáo định kỳ 6 tháng (trước ngày 15 tháng 6), hàng năm (trước ngày 15 tháng 12) và đột xuất với cơ quan Lao động – Thương binh và Xã hội cùng cấp về quản lý đối tượng.
– Trách nhiệm của gia đình, người giám hộ, người chăm sóc
– Phối hợp với người quản lý đối tượng, cơ sở trợ giúp xã hội và Ủy ban nhân dân cấp xã để xây dựng và thực hiện kế hoạch chăm sóc, trợ giúp đối tượng.
– Tiếp nhận đối tượng từ cơ sở về gia đình, cộng đồng để chăm sóc và phục hồi chức năng.
– Tham gia các khóa tập huấn về kiến thức, kỹ năng, phương pháp chăm sóc, trợ giúp cho đối tượng.
3. Mẫu biên bản kết thúc quản lý đối tượng:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————
BIÊN BẢN KẾT THÚC QUẢN LÝ ĐỐI TƯỢNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số: 02/2020/TT-BLĐTBXH ngày 14 tháng 02 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn quản lý đối tượng được cơ sở trợ giúp xã hội cung cấp dịch vụ công tác xã hội)
Họ và tên của đối tượng: (1)………..
Thời gian: (2)
Địa điểm:
1. Lí do kết thúc quản lý đối tượng:(3)
□ Mục tiêu đã đạt dược.
□ Kết thúc quản lý đối tượng theo quyết định của người đứng đầu cơ sở hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.
□ Đối tượng được nhận làm con nuôi theo quy định của pháp luật con nuôi.
□ Đối tượng đủ 18 tuổi. Trường hợp từ 18 tuổi trở lên đang học các cấp học phổ thông, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học thì tiếp tục được chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở cho đến khi tốt nghiệp văn bằng thứ nhất nhưng không quá 22 tuổi.
□ Cơ sở không có khả năng cung cấp dịch vụ chăm sóc, trợ giúp xã hội phù hợp cho đối tượng.
□ Đối tượng không liên hệ trong vòng 01 tháng.
□ Đối tượng đề nghị dừng hoạt động chăm sóc, trợ giúp xã hội.
□ Đối tượng chết hoặc mất tích theo quy định của pháp luật.
□ Kết thúc hợp đồng cung cấp dịch vụ chăm sóc, trợ giúp xã hội.
□ Cùng đồng ý kết thúc dịch vụ.
□ Đối tượng chuyển khỏi địa bàn cung cấp dịch vụ.
□ Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
2. Đánh giá chung: (4)
a) Ý kiến của đối tượng và gia đình hoặc người giám hộ/ người chăm sóc của đối tượng:
………….
b) Ý kiến của người quản lý đối tượng:
……
c) Ý kiến của người đúng đầu cơ sở trợ giúp xã hội:
…………..
d) Đề xuất, kiến nghị:
…………..
Người quản lý đối tượng
Chữ ký:
Ngày:
Đối tượng, gia đình hoặc người giám hộ/người chăm sóc đối tượng
Chữ ký:
Ngày:
Người đứng đầu cơ sở trợ giúp xã hội/Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã
Chữ ký:
Ngày:
4. Hướng dẫn soạn thảo biên bản:
(1) Ghi rõ tên đối tượng quản lý;
(2) Ghi rõ thời gian và địa điểm lập biên bản;
(3) Lý do kết thúc quản lý đối tượng được đưa ra;
(4) Đánh giá chung bao gồm: Ý kiến của đối tượng và gia đình hoặc người giám hộ/ người chăm sóc của đối tượng; Ý kiến của người quản lý đối tượng; Ý kiến của người đúng đầu cơ sở trợ giúp xã hội; Đề xuất, kiến nghị.