Viện kiểm sát có quyền điều tra không? Thẩm quyền điều tra của Viện kiểm sát Tiếng Anh là gì? Cơ sở của việc thành lập Cơ quan điều tra ở Viện kiểm sát nhân dân? Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân? Thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao?
Theo quy định của pháp luật hiện hành, Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ Hiến pháp và pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất. Vậy Viện kiểm sát có quyền điều tra không? Thẩm quyền của cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao (VKSNDTC) được quy định như thế nào? Để giải đáp những thắc trên mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của Luật Dương Gia:
1. Viện kiểm sát có quyền điều tra không?
Hiện nay, theo quy định của Hiến pháp năm 2013 và
– Viện kiểm sát nhân dân tối cao
– Các Viện kiểm sát nhân dân cấp cao
– Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi tắt là Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh)
– Viện kiểm sát nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương (gọi tắt là Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện)
– Các Viện kiểm sát quân sự các cấp (bao gồm: Viện kiểm sát quân sự Trung ương, Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương (gọi tắt là Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu) và Viện kiểm sát quân sự khu vực).
Theo quy định Điều 20 Luật tổ chức Viên kiểm sát nhân dân năm 2014 và theo Điều 163
Điều 30
” Điều 30. Nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan Điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao
1. Tổ chức công tác trực ban hình sự, tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; phân loại và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố thuộc thẩm quyền giải quyết của mình hoặc chuyển ngay đến cơ quan có thẩm quyền để giải quyết.
2. Tiến hành Điều tra tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp, tội phạm về tham nhũng, chức vụ quy định tại Chương XXIII và Chương XXIV của Bộ luật hình sự xảy ra trong hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ, công chức thuộc Cơ quan Điều tra, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan thi hành án, người có thẩm quyền tiến hành hoạt động tư pháp khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân.
3. Kiến nghị với cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng biện pháp khắc phục nguyên nhân, Điều kiện làm phát sinh tội phạm.
4. Tổ chức sơ kết, tổng kết công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và công tác Điều tra, xử lý tội phạm thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan Điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
5. Giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.”
Từ những căn cứ trên có thể khẳng định cơ quan điều tra VKSND tối cao có thẩm quyền tiến hành điều tra tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp, tội phạm về tham nhũng, chức vụ xảy ra trong hoạt động tư pháp theo quy định của luật mà người phạm tội là cán bộ, công chức thuộc Cơ quan điều tra, Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan thi hành án, người có thẩm quyền tiến hành hoạt động tư pháp khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân
2. Thẩm quyền điều tra của Viện kiểm sát Tiếng Anh là gì?
Thẩm quyền điều tra của Viện kiểm sát Tiếng Anh là: “investigative competence of the procuracy”.
3. Cơ sở của việc thành lập Cơ quan điều tra ở Viện kiểm sát nhân dân
Pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam ghi thẩm quyền điều tra vụ án hình sự của các cơ quan: Cơ quan Điều tra của Công an nhân dân, Cơ quan Điều tra trong Quân đội nhân dân, Cơ quan Điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Vậy vì sao lại có sự ghi nhận thẩm quyền điều tra của cơ quan Viện kiểm sát nhân dân? Cơ sở của quy định này là gì?
Thứ nhất, xuất phát từ bản chất chức năng công tố của Viện kiểm sát trong tố tụng hình sự.
Viện kiểm sát nhân dân được giao trách nhiệm thực hành quyền công tố, quyết định việc truy tố và thực hiện việc buộc tội đối với người phạm tội trước Toà án; bảo đảm mọi hành vi phạm tội đều phải được xử lý kịp thời, việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử đúng người đúng tội, đúng pháp luật, không để lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội.
Việc trao thẩm quyền điều tra các tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp bắt nguồn từ lý do Viện kiểm sát là cơ quan có chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp, vì vậy Viện kiểm sát là cơ quan có lợi thế trong việc nắm bắt, phát hiện các vi phạm và tội phạm. Việc trao quyền lực điều tra tội xâm phạm hoạt động tư pháp mà người thực hiện tội phạm là cán bộ trong các cơ quan tư pháp là hoàn toàn hợp lý.
Thứ hai, xuất phát từ tính chất đặc biệt của tội phạm xâm phạm các hoạt động tư pháp.
Tội xâm phạm hoạt động tư pháp là những tội phạm có chủ thể đặc biệt, đó là cán bộ của các cơ quan tư pháp, có sự hiểu biết và ý thức pháp luật cao, việc phát hiện tội phạm và điều tra làm rõ tội phạm là một thách thức đối với cơ quan điều tra. Vì vậy, việc duy trì Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát với tư cách là một Cơ quan điều tra chuyên trách, độc lập để phát hiện, điều tra, xử lý khách quan và phòng ngừa có hiệu quả đối với các tội phạm này là rất cần thiết.
Thứ ba, thực tế trên thế giới ghi nhận pháp luât hình sự của nhiều quốc gia có quy định thẩm quyền điều tra của cơ quan công tố/kiểm sát.
4. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân
Viện kiểm sát nhân dân hoạt động trên cơ sở của những nguyên tắc sau đây:
– Viện kiểm sát nhân dân do Viện trưởng lãnh đạo. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới chịu sự lãnh đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp trên. Viện trưởng các Viện kiểm sát cấp dưới chịu sự lãnh đạo thống nhất của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
– Viện kiểm sát cấp trên có trách nhiệm kiểm tra, xử lý nghiêm minh vi phạm pháp luật của Viện kiểm sát cấp dưới. Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên có quyền rút, đình chỉ, hủy bỏ quyết định trái pháp luật của Viện trưởng Viện kiểm sát cấp dưới.
– Tại Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Viện kiểm sát quân sự trung ương, Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương thành lập Ủy ban kiểm sát để thảo luận và quyết định theo đa số những vấn đề quan trọng, cho ý kiến về các vụ án, vụ việc trước khi Viện trưởng quyết định theo quy định tại các Điều 43, 45, 47, 53 và 55 của Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân.
5. Thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao
Điều 163 Bộ luật tố tụng Hình sự 2015 quy định tương đối cụ thể về thẩm quyền điều tra của Viện kiểm sát nhân dân, theo đó: Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương điều tra tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp, tội phạm về tham nhũng, chức vụ quy định tại Chương XXIII và Chương XXIV của Bộ luật hình sự xảy ra trong hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ, công chức thuộc Cơ quan điều tra, Tòa án, Viện kiểm sát, cơ quan thi hành án, người có thẩm quyền tiến hành hoạt động tư pháp.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan Điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong hoạt động điều tra vụ án hình sự:
Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao có tổ chức bộ máy hoạt động gồm:
– Cơ quan Điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao gồm có các phòng Điều tra và bộ máy giúp việc.
– Cơ quan Điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương gồm có Ban Điều tra và bộ phận giúp việc.
Nhiệm vụ và quyền hạn của tổ chức bộ máy cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao gồm:
– Tổ chức công tác trực ban hình sự, tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; phân loại và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố thuộc thẩm quyền giải quyết của mình hoặc chuyển ngay đến cơ quan có thẩm quyền để giải quyết.
– Tiến hành Điều tra tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp, tội phạm về tham nhũng, chức vụ quy định tại Chương XXIII và Chương XXIV của Bộ luật hình sự xảy ra trong hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ, công chức thuộc Cơ quan Điều tra, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan thi hành án, người có thẩm quyền tiến hành hoạt động tư pháp khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân.
– Kiến nghị với cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng biện pháp khắc phục nguyên nhân, Điều kiện làm phát sinh tội phạm.
– Tổ chức sơ kết, tổng kết công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và công tác Điều tra, xử lý tội phạm thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan Điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
– Giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.
Công ty luật Dương Gia xin gửi đến bạn những kiến thức pháp lý liên quan đến thẩm quyền của Viện kiểm sát nhân dan tối cao trong hoạt động điều tra vụ án hình sự. Để được tư vấn rõ hơn hoặc có bất cứ vấn đề pháp luật gì cần được tư vấn vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 1900.6568 để được tư vấn – hỗ trợ!