Vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật là vùng, cơ sở chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, sản xuất giống động vật được xác định không xảy ra bệnh truyền nhiễm thuộc Danh mục bệnh động vật theo quy định. Vậy muốn công nhận địa bàn đang sinh sống thuộc vùng an toàn dịch bệnh động vật phải làm gì?
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn đề nghị chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật là gì?
Mẫu đơn đề nghị chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật là mẫu đơn đề nghị được các UBND cấp xã, huyện, thị trấn gửi tới Cục Thú y đề nghị chứng nhận vùng đó là vùng an toàn dịch bệnh với những động vật. Mẫu đơn đề nghị chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật là mẫu đơn dùng để trình lên cơ quan có thẩm quyền (Cơ quan Thú y) xem xét chứng nhận cho vùng của công dân là người yêu cầu chứng nhận đó là vùng an toàn dịch bệnh động vật
2. Đơn đề nghị chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật:
Tên mẫu đơn: Đơn đề nghị chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật
Mẫu đơn đề nghị chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật mới nhất theo Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 24/2022/TT-BNNPTNT:
MẪU VĂN BẢN ĐĂNG KÝ
CÔNG NHẬN VÙNG AN TOÀN DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT
(Ban hành kèm theo Thông tư số /2022/TT-BNNPTNT ngày tháng 12 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
ỦY BAN NHÂN DÂN …. ——- | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ————— |
Số: ……………… V/v đăng ký công nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật | ………, ngày … tháng … năm…. |
Kính gửi: (Cơ quan thú y).
Thực hiện quy định tại Thông tư số …. /2022/TT-BNNPTNT ngày tháng năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh động vật, Ủy ban nhân dân xã/huyện/tỉnh….. đề nghị …. cấp/cấp lại Giấy chứng nhận an toàn dịch bệnh.
1. Đăng ký công nhận an toàn dịch bệnh
(Ghi rõ tên bệnh và tên loài động vật nuôi đăng ký công nhận an toàn).
2. Thị trường tiêu thụ
(Ghi rõ thị trường tiêu thụ: Nội địa, xuất khẩu, hỗn hợp).
3. Hồ sơ đăng ký
(Liệt kê thành phần hồ sơ theo quy định).
Nơi nhận: – Như trên; – …. – Lưu:…… | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
3. Hướng dẫn viết đơn đề nghị chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật:
1. Tên cơ quan xin giấy chứng nhận, Quốc hiệu và tiêu ngữ
2. Thông tư ban hành xem xét cấp giấy chứng nhận cho cơ quan xin chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật
3. Cung cấp thông tin cá nhân đại diện của cơ quan xin giấy chứng nhận:
+ Họ tên
+ Chức vụ
+Địa chỉ
+ Liên hệ
+ Tài liệu kèm theo
4. Một số vấn đề pháp lý liên quan:
* Căn cứ theo Điều 26 Thông tư 24/2022/TT-BNNPTNT quy định hồ sơ đăng ký công nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật bao gồm các loại giấy tờ sau đây:
– Ủy ban nhân dân cấp xã (đối với vùng đăng ký công nhận an toàn dịch bệnh động vật cấp xã, phường, thị trấn), Ủy ban nhân dân cấp cấp huyện (đối với vùng đăng ký công nhận an toàn dịch bệnh động vật cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương), Ủy ban nhân dân cấp cấp tỉnh (đối với vùng đăng ký công nhận an toàn dịch bệnh động vật cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương) sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân, chỉ đạo cơ quan chuyên môn, tổ chức lập hồ sơ đăng ký công nhận vùng an toàn dịch bệnh và nộp 01 bộ hồ sơ đến Cơ quan thú y theo một trong các hình thức: Trực tiếp hoặc qua dịch vụ công trực tuyến hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính.
– Hồ sơ đăng ký công nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật gồm:
+ Văn bản đề nghị theo mẫu tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 24/2022/TT-BNNTPTNT (xem thêm chi tiết mẫu tại mục 2 của bài viết)
+ Bản mô tả thông tin về vùng đăng ký công nhận an toàn dịch bệnh động vật theo mẫu tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.
– Đối với trường hợp vùng chưa đạt yêu cầu theo quy định tại điểm c khoản 5 Điều 29, Ủy ban nhân dân gửi báo cáo khắc phục sai lỗi đến Cơ quan thú y theo quy định tại khoản 1 Điều 26 Thông tư 24/2022/TT-BNNTPTNT.
* Căn cứ theo Điều 27 Thông tư 24/2022/TT-BNNTPTNT quy định việc tiếp nhận và xử lý hồ sơ đăng ký công nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật như sau:
– Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan thú y tiếp nhận và thẩm định hồ sơ. Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Cơ quan thú y
– Đối với trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 26 Thông tư này, trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan thú y tiếp nhận và thẩm định hồ sơ. Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Cơ quan thú y cấp Giấy chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh theo quy định. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Cơ quan thú y thông báo bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân để hoàn thiện.
* Căn cứ theo Điều 28, Thông tư 24/2022/TT-BNNTPTNT quy định tổ chức đánh giá vùng đăng ký công nhận an toàn dịch bệnh động vật như sau:
– Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày thẩm định xong nội dung của hồ sơ, Cơ quan thú y tổ chức Đoàn đánh giá và thực hiện đánh giá tại vùng theo quy định tại Điều 29 Thông tư này.
– Thành phần Đoàn đánh giá gồm:
+ Trưởng đoàn: Là lãnh đạo cấp phòng trở lên của Cơ quan thú y;
+ Thành viên: Là lãnh đạo, cán bộ chuyên môn cấp phòng của Cơ quan thú y và các đơn vị khác có liên quan.
– Số lượng thành viên tham gia Đoàn đánh giá: Không quá 07 người.
* Căn cứ theo Điều 29 Thông tư 24/2022/TT-BNNTPTNT quy định Nội dung đánh giá tại vùng đăng ký công nhận an toàn dịch bệnh động vật như sau:
– Tại thời điểm đánh giá, Đoàn lựa chọn ngẫu nhiên một số cơ sở trong vùng để đánh giá các nội dung theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 16 Thông tư này và điều kiện an toàn sinh học các khu vực chung trong vùng.
– Đánh giá mức độ đáp ứng các quy định tại các Điều 22, 23 và Điều 25 Thông tư này.
– Kiểm tra việc quản lý thông tin, dữ liệu và hệ thống truy xuất nguồn gốc theo quy định tại Điều 24 Thông tư này.
– Trong quá trình đánh giá, nếu phát hiện động vật có dấu hiệu nghi mắc bệnh hoặc không đảm bảo điều kiện an toàn sinh học, Đoàn đánh giá lấy mẫu để xét nghiệm theo quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản 6 Điều 7 Thông tư này.
– Tại thời điểm kết thúc việc kiểm tra, đánh giá tại vùng, Đoàn đánh giá:
+ Lập biên bản theo mẫu tại Phụ lục VIII (đối với vùng đăng ký an toàn dịch bệnh động vật trên cạn) hoặc Phụ lục IX (đối với vùng đăng ký an toàn bệnh Dại động vật) hoặc Phụ lục XI (đối với vùng đăng ký an toàn dịch bệnh động vật thủy sản) ban hành kèm theo Thông tư này;
+ Thông báo kết quả đánh giá cho Ủy ban nhân dân, đồng thời báo cáo kết quả đánh giá bằng văn bản cho lãnh đạo Cơ quan thú y;
+ Thống nhất với Ủy ban nhân dân về thời gian, nội dung khắc phục sai lỗi với các trường hợp không đạt yêu cầu.
– Trường hợp xảy ra thiên tai, dịch bệnh lây lan sang người hoặc dịch bệnh động vật nguy hiểm phải công bố dịch theo quy định của pháp luật về thú y: Thực hiện theo quy định tại các điểm a, b và c khoản 6 Điều 16 Thông tư này.
Căn cứ pháp lý:
– Luật thú ý 2015;
– Luật Thủy sản ngày 21 tháng 11 năm 2017;
–