Trong nhiều trường hợp, do quá cả tin trong việc cho thuê, cho mượn mà chủ sở hữu có thể bị mất xe. Vậy lúc này, nếu thỏa thuận không được mà muốn giành lại quyền lợi cho mình thì chủ sở hữu có thể làm đơn khởi kiện mất xe gửi đến tòa án để giải quyết.
Mục lục bài viết
1. Đơn khởi kiện mất xe là gì?
Đơn khởi kiện mất xe là văn bản do người bị mất xe (hoặc người đại diện) yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp liên quan đến giao dịch dân sự có đối tượng là chiếc xe nhằm bảo vệ quyền hoặc lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại.
Đơn khởi kiện mất xe là cách thức để chủ sở hữu có thể đòi lại quyền lợi chính đáng của mình trong quan hệ tranh chấp liên quan đến giao dịch dân sự với đối tượng là xe.
2. Mẫu đơn khởi kiện mất xe:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————————————
…….., ngày…. tháng….. năm…….
ĐƠN KHỞI KIỆN LÀM MẤT XE
(Về việc ………….. do mất xe……..)
Kính gửi: TÒA ÁN NHÂN DÂN….
(Hoặc chủ thể khác có thẩm quyền)
Tên tôi là:… Sinh năm:……
Chứng minh nhân dân số:…… do CA…… cấp ngày…/…./…….
Địa chỉ thường trú:……
Nơi cư trú hiện tại:……
Số điện thoại liên hệ:…
(Nếu là tổ chức thì trình bày những thông tin sau:
Công ty:……
Địa chỉ trụ sở:……
Giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số:…… … do Sở Kế hoạch và đầu tư……. cấp ngày…./…./……….
Hotline:…… Số Fax (nếu có):………
Người đại diện theo pháp luật: Ông/Bà…………. Chức vụ:…
Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân số:……. Do CA…….. Cấp ngày…./…../…..
Địa chỉ thường trú:……
Hiện tại cư trú tại:………
Số điện thoại liên hệ:……
Căn cứ đại diện:……)
Kính trình bày với Quý Tòa sự việc sau:…………
Tôi làm đơn này kính đề nghị Quý Tòa xem xét sự việc trên của tôi và tiến hành giải quyết tranh chấp về……………. giữa tôi và Ông/Bà……….. theo đúng quy định của pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tôi.
Tôi xin cam đoan những thông tin đã nêu trên là trung thực, đúng sự thật và xin chịu mọi trách nhiệm trước pháp luật về tính trung thực, chính xác trên.
Tôi xin trân trọng cảm ơn! Kèm theo đơn này, tôi xin gửi kèm những văn bản, tài liệu sau:…….. (nếu có)
Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo đơn khởi kiện mất xe:
– Tại phần đề gửi: điền tòa án có thẩm quyền được xác định theo nguyên tắc sau:
+ trường hợp tranh chấp của bạn liên quan đến người nước ngoài, tài sản nước ngoài thì tòa án có thẩm quyền là tòa cấp tỉnh, nếu không có thì là tòa cấp huyện.
+ Sau khi đã xác định tòa cấp tỉnh hay cấp huyện thì bạn tiến hành xác định thẩm quyền tòa theo lãnh thổ như sau:
a) Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;
b) Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;
c) Đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết.
– Tiếp theo, bạn cần điền đầy đủ thông tin cá nhân của mình theo như mẫu. Chú ý viết in hoa họ và tên của bạn, đối với tổ chức thì cần ghi rõ cả thông tin người đại diện.
– Sau đó, bạn trình bày sự kiện liên quan tới tranh chấp phát sinh từ việc mất xe, cách giải quyết tranh chấp của các bên trước đó, nếu có, ví dụ:
“Ngày…/…./…., giữa tôi và
Ông/Bà………………………… Sinh năm:…………..
Chứng minh nhân dân số:……………………… do CA……………… cấp ngày…/…./…….
Địa chỉ thường trú:…………………………………..
Nơi cư trú hiện tại:……………………………………
Số điện thoại liên hệ:………………………
Có thỏa thuận với nhau về việc tôi sẽ cho Ông/Bà……………. mượn chiếc xe mang biển kiểm soát…………… Giấy đăng ký xe số…………………. cấp ngày…/…./…… trong thời gian từ ngày…/…./….. đến hết ngày…./…./…… Theo đó, hết ngày…/…./…… Ông/Bà…………. phải trả lại chiếc xe trên đúng tình trạng khi nhận xe (không tính hao mòn trong thời gian sử dụng) cho tôi cùng với………….
Tuy nhiên, ngày…/…/….. Ông/bà………….. có
Tuy nhiên, đến ngày…/…./….. do không tìm được chiếc xe trên, chúng tôi tổ chức gặp mặt để quyết định số tiền bồi thường của Ông/bà………… vào hồi………… ngày…/…./….. tại…………
Nhưng, trong cuộc gặp trên, chúng tôi không thỏa thuận được về…………………., do vậy, chúng tôi đã đặt một lịch hẹn gặp khác để tiếp tục bàn bạc về ………… vào hồi…. ngày…/…./…… tại……………….
Tuy nhiên, mọi việc vẫn không được thỏa thuận.
Tới nay, tức là ngày…/…/….., mặc dù đã qua … cuộc họp bàn để xác định trách nhiệm bồi thường/… chúng tôi vẫn không thể thỏa thuận được với nhau. Do vậy, tôi quyết định đưa tranh chấp trên ra Tòa án để được giải quyết theo quy định của pháp luật.)
Căn cứ Điều 189
“Điều 186. Quyền khởi kiện vụ án
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án (sau đây gọi chung là người khởi kiện) tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.”
Tôi nhận thấy, bản thân mình có quyền khởi kiện tranh chấp về…………… giữa tôi và Ông/Bà………… tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân.
Và theo các quy định tại Điều 26
“Điều 26. Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án
…
3.Tranh chấp về giao dịch dân sự, hợp đồng dân sự.
…
6.Tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
…”
Điểm a Khoản 1 Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015:
“Điều 35. Thẩm quyền của
1.
a)Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Bộ luật này, trừ tranh chấp quy định tại khoản 7 Điều 26 của Bộ luật này;
…”
Cùng điểm a Khoản 1 Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015:
“Điều 39. Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ
1.Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:
a)Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;
…”
4. Thủ tục khởi kiện:
Bước 1: Nộp đơn
Sau khi chuẩn bị hồ sơ đầy đủ (đơn khởi kiện và các tài liệu liên quan), bạn tiếp hành nộp đơn tại tòa án: có thể trực tiếp, qua đường bưu chính hoặc nộp online trên Cổng thông tin tòa án nhân dân.
Bước 2: Tiếp nhận và xử lý đơn khởi kiện
– Sau khi nhận đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì Thẩm phán phải
– Thẩm phán dự tính số tiền tạm ứng án phí, ghi vào giấy báo và giao cho người khởi kiện để họ nộp tiền tạm ứng án phí. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được giấy báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí.
– Thẩm phán thụ lý vụ án khi người khởi kiện nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí.
– Trường hợp người khởi kiện được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí thì Thẩm phán phải thụ lý vụ án khi nhận được đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo.
* Kết quả xử lý đơn
– Nếu trường hợp của bạn thuộc một trong các trường hợp trả lại đơn theo quy định tại Điều 192
+ Người khởi kiện không có quyền khởi kiện
+ Chưa có đủ điều kiện khởi kiện theo quy định của pháp luật.
Chưa có đủ điều kiện khởi kiện là trường hợp pháp luật có quy định về các điều kiện khởi kiện nhưng người khởi kiện đã khởi kiện đến Tòa án khi còn thiếu một trong các điều kiện đó;
+ Sự việc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án hoặc quyết định đã có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp vụ án mà Tòa án bác đơn yêu cầu ly hôn, yêu cầu thay đổi nuôi con, thay đổi mức cấp dưỡng, mức bồi thường thiệt hại, yêu cầu thay đổi người quản lý tài sản, thay đổi người quản lý di sản, thay đổi người giám hộ hoặc vụ án đòi tài sản, đòi tài sản cho thuê, cho mượn, đòi nhà, đòi quyền sử dụng đất cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ mà Tòa án chưa chấp nhận yêu cầu và theo quy định của pháp luật được quyền khởi kiện lại;
+ Hết thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 195 của Bộ luật này mà người khởi kiện không nộp biên lai thu tiền tạm ứng án phí cho Tòa án, trừ trường hợp người khởi kiện được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí hoặc có trở ngại khách quan, sự kiện bất khả kháng;
+ Vụ án không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án;
+ Người khởi kiện không sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện theo yêu cầu của Thẩm phán quy định tại khoản 2 Điều 193 của Bộ luật này.
– Thụ lý vụ án: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý vụ án, Thẩm phán phải thông báo bằng văn bản cho nguyên đơn, bị đơn, cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc giải quyết vụ án, cho Viện kiểm sát cùng cấp về việc Tòa án đã thụ lý vụ án.