Hiện nay, có một số nhân viên trong công ty tôi đã hết tuổi lao động, đến tuổi nghỉ hưu trí. Nhưng phía bên công ty tôi vẫn mong muốn họ tiếp tục ở lại làm việc có được không? Nếu như 2 bên thỏa thuận đồng ý ký tiếp hợp đồng thì có trái quy định của pháp luật không?
Tóm tắt câu hỏi:
Hiện nay, có một số nhân viên trong công ty tôi đã hết tuổi lao động, đến tuổi nghỉ hưu trí. Nhưng phía bên công ty tôi vẫn mong muốn họ tiếp tục ở lại làm việc có được không? Nếu như 2 bên thỏa thuận đồng ý ký tiếp hợp đồng thì có trái quy định của pháp luật không?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Theo quy định tại Điều 167 – “Bộ luật lao động 2019” thì:
Điều 187. Tuổi nghỉ hưu
1. Người lao động bảo đảm điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội được hưởng lương hưu khi nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi.
2. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động; làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo thuộc danh mục do Chính phủ quy định có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn so với quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Người lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, người lao động làm công tác quản lý và một số trường hợp đặc biệt khác có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nhưng không quá 05 năm so với quy định tại khoản 1 Điều này.
4. Chính phủ quy định chi tiết khoản 2 và khoản 3 Điều này.
Do đó, độ tuổi nghỉ hưu bình thường với nữ là 55 tuổi, với nam là 60 tuổi trừ một số trường hợp đặc biệt như Khoản 2,3,4 – Điều 167.
Điều 166. Người lao động cao tuổi
1. Người lao động cao tuổi là người tiếp tục lao động sau độ tuổi theo quy định tại Điều 187 của Bộ luật này.
2. Người lao động cao tuổi được rút ngắn thời giờ làm việc hằng ngày hoặc được áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian.
3. Năm cuối cùng trước khi nghỉ hưu, người lao động được rút ngắn thời giờ làm việc bình thường hoặc được áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian.
Điều 167. Sử dụng người lao động cao tuổi
1. Khi có nhu cầu, người sử dụng lao động có thể thoả thuận với người lao động cao tuổi có đủ sức khỏe kéo dài thời hạn
2. Khi đã nghỉ hưu, nếu làm việc theo
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
3. Không được sử dụng người lao động cao tuổi làm những công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ người lao động cao tuổi, trừ trường hợp đặc biệt theo quy định của Chính phủ.
4. Người sử dụng lao động có trách nhiệm quan tâm chăm sóc sức khoẻ của người lao động cao tuổi tại nơi làm việc.
Nên, nếu phía công ty bạn có nhu cầu sử dụng tiếp người lao động cao tuổi có đủ sức khỏe thì hai bên tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động bằng cách kéo dài thời gian hợp đồng hoặc giao kết hợp đồng mới và đảm bảo đầy đủ các quyền lợi cho người cao tuổi. Nếu người lao động đồng ý ở lại làm việc nhưng sức khỏe của người này không đáp ứng được như cầu công việc thì hai bên phải chấm dứt hợp đồng.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
– Các vấn đề về thuê người lao động cao tuổi
– Quy định về sử dụng người lao động cao tuổi
– Khi nào được xem là người lao động cao tuổi
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 1900.6568 để được giải đáp.
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại
– Tư vấn luật lao động miễn phí qua điện thoại
– Tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại
Chuyên viên tư vấn: Lê Thị Thu Miền