Công chứng, công chúng viên là gì? Quy định về miễn đào tạo nghề công chứng, tập sự hành nghề công chứng viên?
Hiện nay, nghề công chứng là nghề khá phổ biến, giúp giải quyết được những vấn đề trong giao dịch dân sự như để chứng nhận hoạt động giao kết hợp đồng của các chủ thể hợp tham gia ký kết hợp đồng nhất định. vậy pháp luật Việt nam quy định như thế nào về nghề công chứng, công chứng viên? Và miễn đào tạo hành nghề công chứng được quy định như thế nào tại
Luật sư
Căn cứ pháp lý:
1. Công chứng, công chứng viên là gì?
1.1. Công chứng là gì?
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 2, Luật Công chứng 2014 quy định: “Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.”
Qua điều luật ta có thể thấy:
+ Định nghĩa về công chứng của Luật Công chứng 2014 đã chỉ rõ công chứng là hành vi của công chứng viên, phân biệt với chứng thực là hành vi của người đại diện của Cơ quan hành chính công quyền. Công chứng viên là người xác nhận và kiểm chứng tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch.
+ Văn bản công chứng là kết quả của hoạt động công chứng, bao gồm là hợp đồng, giao dịch được công chứng viên công chứng theo quy định của pháp luật không bao gồm bản sao, bản dịch được công chứng viên xác nhận.
+ Trong cuộc sống đời thường cũng như trong dân sự, kinh tế, thương mại, khi có tranh chấp xảy ra các đương sự thường có xu hướng tìm kiếm những chứng cứ để bênh vực cho những lý lẽ của mình hoặc bác bỏ lập luận của đối phương. Như vậy, để phòng ngừa và đảm bảo an toàn pháp lý cho các giao dịch dân sự, kinh tế, thương mại mà đương sự tham gia thì họ cần đến chứng cứ công chứng. Hiểu đơn giản là văn bản công chứng là loại chứng cứ xác thực chứng cứ đáng tin cậy hơn hẳn các loại giấy tờ không có chứng nhận xác thực hoặc chỉ trình bày bằng miệng.
+ Như chúng ta đã thấy, khi các giao dịch, hợp đồng được thực hiện tại các tổ chức hành nghề công chứng có tính chuyên môn, chuyên nghiệp không chỉ là một thủ tục hành chính mà còn đảm bảo tính chính xác, đúng luật. Hồ sơ văn bản công chứng được lưu giữ đầy đủ, lâu dài và có tính pháp lý góp phần phòng ngừa rủi ro, tranh chấp, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên khi tham gia hợp đồng, giao dịch giúp ổn định cho sự phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh.
1.2. Công chứng viên là gì?
Theo Khoản 2, Điều 2, Luật Công chứng 2014: “Công chứng viên là người có đủ tiêu chuẩn theo quy định của Luật này, được Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm để hành nghề công chứng.”
Có thể thấy công chứng là một nghề xuất hiện từ xã xưa, cách đây hàng ngàn năm ở Hy lạp, Ai cập,.. dùng để chỉ những người làm dịch vụ văn tự.
Trong bối cảnh hiện nay, tuy chức năng nhiệm vụ và thẩm quyền công chứng của công chứng viên đã có những thay đổi nhất định nhưng về bản chất của nghề công chứng thì không hề thay đổi – đó là việc xác nhận tính xác thực và tính hợp pháp của các giao dịch dân sự cũng như các giấy tờ, tài liệu pháp lý khác theo quy định của pháp luật. Theo pháp luật Việt Nam hiện hành, công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng “ chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản , tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng”.
Khi tiếp nhận yêu cầu công chứng, bao giờ công chứng viên cũng phải kiểm tra, hướng dẫn hồ sơ cho khách hàng. Đây chính là quá trình công chứng viên phân tích, giải thích các quy định pháp luật cho khác hàng hay nói cách khác, quá trình tác nghiệp của công chứng viên luôn gắn với hoạt động tư vấn. Ngoài ra, Luật công chứng còn cho phép công chứng viên được soạn thảo văn bản, hợp đồng. Đối chiếu với quy định của Luật về Luật sư , rõ ràng công chứng viên có quyền tư vấn và theo Điều 28 của Luật này , việc soạn thảo hợp đồng là một hoạt động
2. Quy định về miễn đào tạo nghề công chứng, tập sự hành nghề công chứng viên
2.1. Miễn đào tạo nghề công chứng
Quy định về miễn đào tạo nghề công chứng được quy định tại Điều 10, Luật Công chứng 2014:
“Điều 10. Miễn đào tạo nghề công chứng
1. Những người sau đây được miễn đào tạo nghề công chứng:
a) Người đã có thời gian làm thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên từ 05 năm trở lên;
b) Luật sư đã hành nghề từ 05 năm trở lên;
c) Giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật, tiến sĩ luật;
d) Người đã là thẩm tra viên cao cấp ngành
2. Người được miễn đào tạo nghề công chứng quy định tại khoản 1 Điều này phải tham gia khóa bồi dưỡng kỹ năng hành nghề công chứng và quy tắc đạo đức hành nghề công chứng tại cơ sở đào tạo nghề công chứng trước khi đề nghị bổ nhiệm công chứng viên. Thời gian bồi dưỡng nghề công chứng là 03 tháng.
Người hoàn thành khóa bồi dưỡng được cấp giấy chứng nhận hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng.
3. Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết về khóa bồi dưỡng nghề công chứng quy định tại khoản 2 Điều này.”
Điều luật bên trên quy định rất rõ ràng những chủ thể được miễn đào tạo nghề công chứng với những điều kiện cụ thể nhất. Theo như quy định của Luật Công chứng 2014, Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết về cơ sở đào tạo nghề công chứng, chương trình khung đào tạo nghề công chứng và việc công nhận tương đương đối với những người được đào tạo nghề công chứng ở nước ngoài. Tuy nhiên những chủ thể được miễn đào tạo nghề công chứng phải phải tham gia khóa bồi dưỡng kỹ năng hành nghề công chứng và quy tắc đạo đức hành nghề công chứng tại cơ sở đào tạo nghề công chứng trước khi đề nghị bổ nhiệm công chứng viên. Thời gian bồi dưỡng nghề công chứng là 03 tháng. Và sau khi đã hoàn thành khóa bồi dưỡng đó thì sẽ được cấp giấy chứng nhận hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng.
2.2. Quy định về tập sự hành nghề công chứng
Căn cứ vào Điều 11, Luật Công chứng 2014, Tập sự hành nghề công chứng
1. Người có giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng hoặc giấy chứng nhận bồi dưỡng nghề công chứng phải tập sự hành nghề tại một tổ chức hành nghề công chứng. Người tập sự có thể tự liên hệ với một tổ chức hành nghề công chứng đủ điều kiện nhận tập sự về việc tập sự tại tổ chức đó; trường hợp không tự liên hệ được thì đề nghị Sở Tư pháp ở địa phương nơi người đó muốn tập sự bố trí tập sự tại một tổ chức hành nghề công chứng đủ điều kiện nhận tập sự.
Người tập sự phải đăng ký tập sự tại Sở Tư pháp ở địa phương nơi có tổ chức hành nghề công chứng nhận tập sự.
Thời gian tập sự hành nghề công chứng là 12 tháng đối với người có giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng và 06 tháng đối với người có giấy chứng nhận bồi dưỡng nghề công chứng. Thời gian tập sự hành nghề công chứng được tính từ ngày đăng ký tập sự.
2. Tổ chức hành nghề công chứng nhận tập sự phải có công chứng viên đáp ứng điều kiện hướng dẫn tập sự theo quy định tại khoản 3 Điều này và có cơ sở vật chất bảo đảm cho việc tập sự.
3. Tổ chức hành nghề công chứng phân công công chứng viên hướng dẫn người tập sự.
Công chứng viên hướng dẫn tập sự phải có ít nhất 02 năm kinh nghiệm hành nghề công chứng. Công chứng viên bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động hành nghề công chứng thì sau 12 tháng kể từ ngày chấp hành xong quyết định kỷ luật,
Công chứng viên hướng dẫn tập sự phải hướng dẫn và chịu trách nhiệm về các công việc do người tập sự thực hiện quy định tại khoản 4 Điều này.
4. Người tập sự hành nghề công chứng được hướng dẫn các kỹ năng hành nghề và thực hiện các công việc liên quan đến công chứng do công chứng viên hướng dẫn phân công và chịu trách nhiệm trước công chứng viên hướng dẫn về những công việc đó. Người tập sự không được ký văn bản công chứng.
5. Khi hết thời gian tập sự, người tập sự hành nghề công chứng phải có báo cáo bằng văn bản về kết quả tập sự có nhận xét của công chứng viên hướng dẫn và xác nhận của tổ chức hành nghề công chứng nhận tập sự gửi đến Sở Tư pháp nơi mình đã đăng ký tập sự; được đăng ký tham dự kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng. Người đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng được cấp giấy chứng nhận kết quả kiểm tra tập sự hành nghề công chứng.
6. Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết việc tập sự và kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng.
Qua điều luật ta có thể thấy:
Theo như quy định của pháp luật, sau khi đã hoàn thành xong khóa đào tạo công chứng viên tại Học viên Tư pháp thì học viên sẽ tiến hành tập sự tại một cơ sở, tổ chứng hành nghề công chứng nào đó. Để tập sự hành nghề công chứng thì học viên phải chuẩn bị 01 bộ hồ sơ đăng ký tập sự trực tiếp hoặc qua đường bưu chính đến Sở Tư pháp nơi có tổ chức hành nghề công chứng nhận tập sự. Trường hợp không tự liên hệ được thì đề nghị Sở Tư pháp ở địa phương nơi người đó muốn tập sự bố trí tập sự tại một tổ chức hành nghề công chứng đủ điều kiện nhận tập sự.
Đồng thời, khi hết thời gian tập sự, người tập sự hành nghề công chứng phải có báo cáo bằng văn bản về kết quả tập sự có nhận xét của công chứng viên hướng dẫn và xác nhận của tổ chức hành nghề công chứng nhận tập sự gửi đến Sở Tư pháp nơi mình đã đăng ký tập sự; được đăng ký tham dự kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng. Người đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng được cấp giấy chứng nhận kết quả kiểm tra tập sự hành nghề công chứng.
Người hướng dẫn tập sự hành nghề công chứng phải có điều kiện như sau: Công chứng viên hướng dẫn tập sự phải có ít nhất 02 năm kinh nghiệm hành nghề công chứng.
Công chứng viên bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động hành nghề công chứng thì sau 12 tháng kể từ ngày chấp hành xong quyết định kỷ luật,