Công chứng viên là gì? Hình thức hành nghề của công chứng viên theo Luật công chứng?
Khi cuộc sống của con người ngày càng nhanh hơn và nhộn nhịp hơn qua từng ngày từng giờ thì kèm theo đó là các mánh khóe lừa đảo cũng được những cá nhân không ngay thẳng thực hiện trà trộn vào trong đó. chính vì vậy mà dẫn đến nhu cầu được chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, các loại giấy tờ quan trọng, các loại văn bản giao dịch ngày càng nhiều hơn và được thực hiện phổ biến hơn. tuy nhiên thì hoạt động chứng nhân, xác thực này cần phải được thực hiện bởi các công chứng viên làm việc tại các cơ quan có thẩm quyền công chứng mà nhà nước ta đã quy định.
Tuy nhiên việc công chứng viên có hình thức hành nghề theo như quy định của pháp luật có nội dung như thế nào? thì chắc hẳn không phải ai cũng hiểu rõ về nội dung này. chính vì vậy, trong nội dung bải viết dưới đây, Luật Dương Gia sẽ gửi đến quý bạn đọc các quy định liên quan đến hình thức hành nghề của công chứng viên theo Luật công chứng như sau:
Tổng đài Luật sư
Cơ sở pháp lý:
1. Công chứng viên là gì?
Hiểu một cách đơn giản thì công chứng viên sẽ được biết đến là cá nhân khi đã đáp ứng đủ các điều kiện để trở thành công chứng viên và được bổ nhiệm để hành nghề công chứng trong các tổ chức hành nghề công chứng. Sau khi được bổ nhiệm thành công chứng viên thì những công chứng viên sẽ thực hiện các công việc công chứng của một tổ chức hành nghề công chứng theo như quy định tại Điều 2
Công việc của công chứng viên hàng ngày ở Phòng Công chứng hoặc Văn phòng công chứng thực hiện các công việc tiếp nhận và giải quyết và thực hiện các hồ sơ mà khách hàng yêu cầu công chứng, chứng thực, bao gồm:
Thứ nhất, công chứng vên thực hiện các hoạt động theo như quy định tại Khoản 1 Điều 2
Thứ hai, công chứng vên thực hiện các hoạt động chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam liên kết với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp hoặc chứng nhận (hay được của nước ngoài cấp hoặc chứng nhận (hay được gọi là sao y bản chính)
Thứ ba, công chứng vên thực hiện các hoạt động chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản, trừ việc chứng thực chữ ký người dịch (hay được gọi là chứng thực chữ ký).
2. Hình thức hành nghề của công chứng viên theo Luật công chứng
Trước khi đi vào tìm hiểu về nội dung hình thức hành nghề của công chứng viên theo như quy định ủa pháp luật công chứng hiện hành, trong nội dung mục 2 này tác giả sẽ đưa ra nội dung về việc định nghĩa của hình thức hành nghề ở đây được hiểu là việc nơi mà công chứng viên trực tiếp hoạt động và hành nghề công chứng của mình. Theo như những nhận biết thông thường thì hình thức hành nghề công chứng của công chứng viên đa phần đều ở các văn phòng công chứng. vậy theo như quy định của pháp luật Công chứng hiện hành thì hình thức hành nghề của công chứng viên bao gồm các hình thức nào? Theo quy định tại Điều 34
“Điều 34. Hình thức hành nghề của công chứng viên
1. Các hình thức hành nghề của công chứng viên bao gồm:
a) Công chứng viên của các Phòng công chứng;
b) Công chứng viên hợp danh của Văn phòng công chứng;
c) Công chứng viên làm việc theo chế độ
Từ quy định vừa được nêu ra của Điều Luật trên, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy Công chứng viên hoạt động trong lĩnh vực công chứng và chịu sự quản lý của pháp luật công chứng có ba hình thức hành nghề khác nhau. Do đó, sự hình thành của pháp luật về ba hình thức hành nghề khác nhau này thì đồng nghĩa với việc mỗi hình thức sẽ có một đặc điểm riêng và chịu sự điều chỉnh của các quan hệ pháp luật khác nhau. Vậy nên, các hình thức hành nghề được quy định với nội dung bao gồm:
– Hình thức thứ nhất đó là Công chứng viên của các Phòng công chứng được quy định tại Điều 19 Luật Công chứng 2014 quy định về việc hình thức phòng công chứng được thành lập do quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Đồng thời thì phòng công chứng chịu sự quản lý của Sở Tư pháp. Phòng công chứng theo như quy định của pháp luật này thì cũng được cấp con dấu và tài khoản riêng, không những thế mà phòng công chứng còn có cả trụ sở riêng. Trong quy định tại Điều này cũng đã nêu rõ về người đại diện của phòng công chứng và chức vụ của người địa diện này theo quy định đó là: “Người đại diện theo pháp luật của Phòng công chứng là Trưởng phòng. Trưởng phòng công chứng phải là công chứng viên, do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức….”
Như vậy, có thể thấy rằng theo như quy định của Điều Luật này, Phòng Công chứng được xác định là hoạt động như một đơn vị sự nghiệp công lập và được thành lập bởi Cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà cụ thể là do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập. Việc pháp luật đưa ra quy định này là điểm khác nhau cơ bản giữa Phòng Công chứng và Văn phòng Công chứng. Công chứng viên hành nghề tại Phòng Công Chứng bản chất là viên chức nhà nước làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập, chính vì thế, việc tuyển dụng, quản lý, sử dụng công chứng viên quy định tại điểm a khoản 1 Điều này được thực hiện theo quy định của pháp luật về viên chức theo Khoản 2 Điều 34 Luật Công chứng 2014.
– Hình thức thứ hai đó là Công chứng viên hợp danh của Văn phòng công chứng được quy định tại Điều 22 Luật Công Chứng 2014 quy định:
“Điều 22. Văn phòng công chứng
1. Văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan đối với loại hình công ty hợp danh.
Văn phòng công chứng phải có từ hai công chứng viên hợp danh trở lên. Văn phòng công chứng không có thành viên góp vốn.
2. Người đại diện theo pháp luật của Văn phòng công chứng là Trưởng Văn phòng. Trưởng Văn phòng công chứng phải là công chứng viên hợp danh của Văn phòng công chứng và đã hành nghề công chứng từ 02 năm trở lên…”
Từ quy định của những điều luật vừa được nêu ra ở trên, Văn phòng công chứng được thành lập theo quy định của pháp luật và được thành lập dưới loại hình công ty Hợp danh.
Tuy văn phòng công chứng được nhận định là loại hình đặc thù nhưng khi xem xét và nhìn nhận về tổng thể thì có thể nhận thấy bản chất của Văn phòng công chứng là công ty Hợp danh. Quy định về số lượng thành viên của công ty Hợp danh theo như quy định của
Như quy định vừa nêu thì văn phòng công chứng cũng có những đặc điểm giống như công ty hợp danh, mỗi Văn phòng Công Chứng theo như quy định sẽ phải có từ hai công chứng viên hợp danh trở lên, những công chứng viên thành lập Văn phòng công chứng được gọi là công chứng viên hợp danh. Tuy nhiên, Văn phòng công chứng lại không có những thành viên góp vốn như công ty hợp danh mà chỉ tồn tại công chứng viên hợp danh. Công chứng viên hợp danh muốn thành lập Văn phòng công chứng phải thực hiện theo quy định của pháp luật, Trưởng Văn phòng công chứng phải là Công Chứng Viên hợp danh của Văn phòng công chứng và đã hành nghề công chứng từ 02 năm trở lên.
– Hình thức thứ ba đó là Công chứng viên làm việc theo chế độ
Ngoài hình thức công chứng viên hợp danh, công chứng viên như đã nêu ra ở trên thì công chứng viên còn có thể hành nghề dưới hình thức Công chứng làm việc theo chế độ Hợp đồng lao động, đối với hình thức này, họ được xem như là một người lao động của Văn phòng công chứng, Việc ký và thực hiện hợp đồng lao động với họ được thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về lao động (Khoản 2 Điều 34 Luật Công Chứng 2014).
Công chứng viên làm việc theo chế độ hợp đồng lao động tại Văn phòng công chứng được xem là một hình thức hành nghề khá phổ biến đối với các công chứng viên. Tại sao tác giả lại đưa ra nhận định như vậy là vì đối với hai hình thức trước, thì phải có một số điều kiện nhất định để hành nghề, còn hình thức Công chứng viên làm việc theo chế độ hợp đồng lao động tại Văn phòng công chứng đòi hỏi ít điều kiện hơn. Do đó, Công chứng chỉ cần tìm một Văn phòng công chứng phù hợp để ký kết hợp đồng lao động là có thể hành nghề.
Như vậy, theo như quy định về ba hình thức hành nghề công chứng của công chứng viên như vừa nêu ra ở trên thì có thể nhận định rằng mỗi hình thức hành nghề công chứng đều có những đặc điểm riêng biệt. Bên cạnh đó thì mỗi hình thức hành nghề khác nhau sẽ chịu sự điều chỉnh của các quy định pháp luật khác nhau. Do đó, công chứng viên có thể tùy theo điều kiện mà lựa chọn hình thức cho phù hợp với bản thân.