Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã chấp nhận đề xuất của Bộ lao động thương binh và xã hội về việc hoán đổi các ngày làm việc trong dịp nghỉ lễ 30 tháng tư, 1/5 để người lao động có thể được nghỉ liên tục năm ngày, cụ thể là người lao động sẽ được nghỉ từ thứ bảy 27/4 đến hết thứ tư 1/5.
Mục lục bài viết
1. 30/4 – 1/5 năm nay được nghỉ 05 ngày liên tiếp từ 27/4 đến 1/5:
Căn cứ theo quy định tại Điều 112 của
– Tết Dương lịch, người lao động được nghỉ 01 ngày, cụ thể là 1/1 dương lịch;
– Tết Âm lịch, người lao động được nghỉ 05 ngày;
– Ngày Chiến thắng, người lao động được nghỉ 01 ngày, tức là 30/4 dương lịch;
– Ngày Quốc tế lao động, người lao động được nghỉ một ngày, tức là 1/5 dương lịch;
– Ngày Quốc khánh, người lao động được nghỉ hai ngày, tức là 2/9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau ngày Quốc khánh;
– Ngày giỗ tổ Hùng Vương, người lao động được nghỉ một ngày, cụ thể là 10/3 âm lịch.
Trong năm 2024 hiện nay, dịp lễ 304 và 1/5 rơi vào thứ ba 30/4 năm 2024 và thứ tư 1/5 năm 2024. Đây được xem là các ngày làm việc trong tuần của người lao động, vì vậy người lao động nghỉ lễ năm 2024 sẽ không được nghỉ bù. Theo đó, về bản chất, lịch nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm 2024 của người lao động sẽ kéo dài 02 ngày liên tục đó là ngày thứ ba và ngày thứ tư, cụ thể là 30/4 năm 2024 và 1/5 năm 2024.
Đồng thời, căn cứ theo quy định tại Điều 111 của Bộ luật Lao động năm 2019 có quy định về vấn đề nghỉ hằng tuần của người lao động. Theo đó:
– Mỗi tuần, người lao động sẽ được nghỉ ít nhất 24.00 liên tục. Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hàng tuần thì người sử dụng lao động cần phải có nghĩa vụ đảm bảo cho người lao động được nghỉ bình quân một tháng ít nhất 04 ngày;
– Người sử dụng lao động là chủ thể có quyền quyết định và sắp xếp ngày nghỉ hằng tuần cho người lao động vào chủ nhật hoặc ngày xác định khác trong tuần, tuy nhiên cần phải ghi nhận cụ thể trong
– Nếu ngày nghỉ hàng tuần được chung với các ngày nghỉ lễ tết căn cứ theo quy định tại Điều 112 của Bộ luật Lao động năm 2019, thì người lao động sẽ được nghỉ bù ngày nghỉ hàng tuần đó vào ngày làm việc tiếp theo.
Tuy nhiên, nếu các ngày nêu trên được xác định là ngày nghỉ hằng tuần của người lao động theo quy định tại nội qui công ty, thì người lao động sẽ được nghỉ bù vào các ngày làm việc tiếp theo.
Mới đây, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã có đề xuất hoán đổi ngày làm việc bình thường, và ngày làm bù của người lao động sang ngày khác trong dịp lễ chiến thắng 30/4 và ngày Quốc tế lao động 1/5 năm 2024 để tạo điều kiện cho người lao động có thể được nghỉ 05 ngày liên tục. Theo đó, Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản số 2450 được ban hành 12/4 năm 2024 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về hoạt động hoán đổi ngày làm việc của người lao động trong dịp lễ 30 tháng 04 và ngày quốc tế lao động 1/5 năm 2024. Theo đó, kỳ nghỉ của người lao động này sẽ kéo dài liên tục từ thứ bảy 27/4 đến hết thứ tư 1/5.
Xét đề nghị của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội tại Văn bản số 1511 ban hành 11/4 năm 2024 về việc hoán đổi ngày làm việc trong dịp nghỉ lễ 30/4 và ngày Quốc tế lao động 1/5, Thủ tướng chính phủ Phạm Minh Chính đã hoàn toàn đồng ý với đề nghị tại Văn bản nêu trên của Bộ Lao động – Thương binh và xã hội về hoạt động hoán đổi ngày làm việc trong các ngày nghỉ lễ này. Các cơ quan và đơn vị thực hiện lịch nghỉ lễ cần phải sắp xếp các cán bộ, các bộ phận làm việc hợp lý để có thể giải quyết công việc một cách liên tục, đồng thời cần phải đảm bảo tốt công tác phục vụ tổ chức, phục vụ nhân dân, trong đó cần phải lưu ý cử các cán bộ và công chức ứng trực xử lý đối với các công việc đột xuất và bất ngờ có thể xảy ra của người dân.
Thủ tướng Chính phủ sẽ ủy quyền cho cơ quan có thẩm quyền đó là Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thông báo về việc hoán đổi và nghỉ lễ 30/4 và ngày Quốc tế lao động 1/5 tới các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và người lao động trong phạm vi toàn quốc.
Trước đó, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã báo cáo thủ tướng về phương án hoán đổi các ngày làm việc bình thường và thứ hai tức là 29/4, trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay và tổ chức ngày làm bù khác. Cụ thể, đối với các công chức và viên chức thì ngày làm việc này sẽ được hoán đổi sang ngày làm bù vào thứ bảy tức là 4/5. Theo đó, công chức và viên chức sẽ được nghỉ năm ngày liên tục từ thứ bảy tức là 27/4 đến hết thứ tư 1/5.
Đối với người lao động, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội khuyến khích người sử dụng lao động áp dụng thời gian nghỉ lễ 30/4 và 1/5 tương tự đối với công chức và viên chức. Cơ quan quản lý nhà nước về lao động cần phải thực hiện đầy đủ các chế độ cho người lao động theo quy định của pháp luật và khuyến khích những thỏa thuận có lợi cho người lao động.
2. Nghỉ lễ 30/4 và 1/5 có ý nghĩa như thế nào?
Nghỉ lễ 30/4 và 1/5 đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với Việt Nam nói riêng và toàn thế giới nói chung. Đây được xem là 02 sự kiện có ý nghĩa đặc biệt. Vào cuối năm 1974, đầu năm 1975, Bộ chính trị trung ương đảng Việt Nam nhận thấy tình hình có lợi cho cách mạng Việt Nam, vì vậy đã đề ra kế hoạch giải phóng miền Nam trong khoảng thời gian hai năm. Đến 30/4/1975, tất cả xe tăng và bộ binh của nước ta đồng loạt tiến vào Dinh Độc Lập (hiện đây đang nằm ở thành phố Hồ Chí Minh), sau đó bắt buộc tổng thống lúc bấy giờ đầu hàng không điều kiện, đó là Dương Văn Minh. Chiến thắng oanh liệt này đã giúp Việt Nam Việt Nam thoát khỏi ách đô hộ, chấm dứt quá trình thống trị của chủ nghĩa đế quốc và chế độ phong kiến tại Việt Nam, đồng thời mở ra một trang kỷ nguyên mới cho dân tộc.
Bên cạnh đó, đối với ngày Quốc tế lao động 1/5, đây là sự kiện bắt nguồn từ thành phố công nghiệp Chicago của Mỹ vào năm 1886. Tại thời điểm đó, Đại hội liên đoàn lao động nước Mỹ đã thông qua quyết định cho người lao động làm việc 8h trong một ngày để đảm bảo tối đa quyền lợi của người lao động. Tinh thần đó đã lan truyền đến Việt Nam vào năm 1930, tất cả phong trào tại Đông Dương dưới sự lãnh đạo của đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân nổi dậy khắp nơi đòi biểu tình, đòi thực dân Pháp cải thiện điều kiện làm việc và tăng lương cho người lao động.
Như vậy, mỗi ngày lễ gắn liền với mỗi sự kiện đặc biệt riêng. Theo đó, từ ngày lễ sẽ có từng ý nghĩa riêng biệt. Cụ thể:
Thứ nhất, đối với ý nghĩa của ngày giải phóng miền Nam 30/4. Sự kiện 30/4 đã đánh dấu thành quả vĩ đại của đảng Cộng sản Việt Nam và nhà nước Việt Nam trong giai đoạn giành lại sự độc lập và toàn vẹn lãnh thổ, thống nhất hai miền của Việt Nam. Hơn nữa, đây là sự kiện giúp cho Việt Nam khẳng định chủ quyền của mình với các quốc gia trên thế giới, mở ra cuộc sống yên bình và phát triển của người dân.
Thứ hai, đối với ý nghĩa của ngày Quốc tế lao động 1/5. Đây được xem là sự kiện khẳng định vai trò quan trọng của công nhân và người lao động trên lãnh thổ của Việt Nam và trên toàn thế giới, góp phần xây dựng kinh tế vững mạnh, hỗ trợ cho cuộc cách mạng diễn ra một cách thuận lợi.
3. Hành vi ép người lao động đi làm vào dịp 30/4 và 01/5 của năm 2024 bị phạt thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 18 của Nghị định 12/2022/NĐ-CP, có quy định cụ thể về mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi. Theo đó:
– Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với những người sử dụng lao động khi thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật như sau:
+ Có hành vi không đảm bảo cho người lao động nghỉ việc riêng hoặc người lao động nghỉ không hưởng lương theo quy định của pháp luật;
+ Có hành vi không thông báo bằng văn bản cho cơ quan có thẩm quyền đó là Sở lao động thương binh và xã hội nơi tổ chức làm thêm giờ và nơi đặt trụ sở chính về việc tổ chức hoạt động làm thêm giờ cho người lao động trong khoảng thời gian từ trên 200h đến 300h trong một năm.
– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động khi có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về chế độ nghỉ hằng tuần hoặc chế độ nghỉ hằng năm, hoặc chế độ nghỉ lễ tết của người lao động.
Tuy nhiên cần phải lưu ý, mức phạt tiền nêu trên là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân vi phạm, trong trường hợp tổ chức vi phạm thì mức phạt tiền sẽ được xác định bằng hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân trong cùng một hành vi vi phạm.
Theo đó, công ty có hành vi ép buộc người lao động đi làm vào dịp lễ 30/4 và 1/5 sẽ bị phạt tiền lên từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Lao động năm 2019;
– Nghị định 12/2022/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, BHXH, NLĐ Việt Nam ở nước ngoài theo hợp đồng.
THAM KHẢO THÊM: