Bộ luật Lao động năm 2019 có nhiều sự thay đổi đáng kể so với bộ luật lao động trước đó. Một trong số đó có thể kể đến 10 điểm mới liên quan đến hợp đồng lao động.
Mục lục bài viết
- 1 1. Mười điểm mới về hợp đồng lao động theo luật lao động:
- 1.1 1.1. Bổ sung quy định có liên quan đến hoạt động xác định hợp đồng lao động:
- 1.2 1.2. Công nhận hợp đồng lao động dưới hình thức điện tử:
- 1.3 1.3. Bổ sung quy định về người sử dụng lao động không được phép ép buộc người lao động làm việc để trả nợ cho mình:
- 1.4 1.4. Loại bỏ quy định về hợp đồng thời vụ:
- 1.5 1.5. Nội dung thử việc có thể được quy định trong hợp đồng lao động:
- 1.6 1.6. Bổ sung các trường hợp tạm hoãn hợp đồng lao động:
- 1.7 1.7. Người lao động có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần lý do:
- 1.8 1.8. Trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước:
- 1.9 1.9. Bổ sung các trường hợp người sử dụng lao động được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động:
- 1.10 1.10. Tăng thời hạn thanh toán các khoản tiền khi chấm dứt hợp đồng lao động:
- 2 2. Các loại hợp đồng lao động theo Bộ luật Lao động năm 2019:
- 3 3. Nội dung chủ yếu trong hợp đồng lao động theo Bộ luật Lao động năm 2019:
1. Mười điểm mới về hợp đồng lao động theo luật lao động:
1.1. Bổ sung quy định có liên quan đến hoạt động xác định hợp đồng lao động:
Điểm thay đổi đầu tiên liên quan đến hợp đồng lao động đó là việc xác định hợp đồng lao động. Căn cứ theo quy định tại Điều 13 của Bộ luật lao động năm 2019 có quy định, trong trường hợp các bên có thỏa thuận bằng tên gọi khác thì thỏa thuận đó vẫn sẽ được coi là hợp đồng khi bầu gồm đầy đủ các nội dung sau:
– Việc làm được thỏa thuận bằng hình thức trả công, tiền lương;
– Việc làm đó được đặt dưới sự quản lý và điều hành, giám sát của bên còn lại.
Như vậy có thể nói, với quy định mới này thì mặc dù các bên xác lập quan hệ lao động dưới bất kỳ tên gọi nào, tuy nhiên đó là công việc thỏa thuận dưới hình thức trả công và được đặt dưới sự quản lý giám sát điều hành của một bên còn lại vẫn sẽ được coi là hợp đồng lao động. Quy định này làm tăng tính nhận diện của hợp đồng lao động.
1.2. Công nhận hợp đồng lao động dưới hình thức điện tử:
Căn cứ theo quy định tại Điều 14 của Bộ luật lao động năm 2019 có quy định, hợp đồng lao động được giao kết thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu phù hợp với quy định của pháp luật về giao dịch điện tử sẽ có giá trị giống như hợp đồng lao động được giao kết bằng văn bản. Quy định này đã đưa thêm một phương thức giao kết hợp đồng cho người lao động và người sử dụng lao động, đó là giao kết hợp đồng dưới hình thức thông điệp dữ liệu. Tạo mọi điều kiện thuận lợi hơn cho các bên trong hoạt động giao kết hợp đồng. Hợp đồng lao động giao kết dưới hình thức điện tử thông qua thông điệp dữ liệu vẫn sẽ được coi là hợp đồng giao kết bằng văn bản.
1.3. Bổ sung quy định về người sử dụng lao động không được phép ép buộc người lao động làm việc để trả nợ cho mình:
Căn cứ theo quy định tại Điều 17 của Bộ luật lao động năm 2019 có quy định trong quá trình ký kết và thực hiện hợp đồng lao động, người sử dụng lao động sẽ không được thực hiện các hành vi như sau:
– Người sử dụng lao động không được quyền giữ giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động;
– Người sử dụng lao động không được phép yêu cầu người lao động phải thực hiện các biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản cho việc thực hiện hợp đồng lao động;
– Người sử dụng lao động không được phép ép buộc người lao động thực hiện hợp đồng lao động để trả nợ cho mình. Quy định này góp phần bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người lao động, đối tượng được coi là người yếu thế trong quan hệ lao động.
1.4. Loại bỏ quy định về hợp đồng thời vụ:
Căn cứ theo quy định tại Điều 20 của Bộ luật lao động năm 2019 chỉ còn quy định về hai loại hợp đồng lao động, đó là hợp đồng lao động không xác định thời hạn và hợp đồng lao động xác định thời hạn. Vì vậy hợp đồng thời vụ sẽ được xếp vào loại hợp đồng lao động xác định thời hạn. Đây cũng được coi là một trong những điểm đáng lưu tâm mà các doanh nghiệp cần phải quan tâm trong quá trình giao kết hợp đồng lao động với người lao động.
1.5. Nội dung thử việc có thể được quy định trong hợp đồng lao động:
Theo quy định của pháp luật trước đây thì người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận về việc làm thử thì các bên có thể giao kết
1.6. Bổ sung các trường hợp tạm hoãn hợp đồng lao động:
Bộ luật lao động năm 2019 bổ sung thêm các trường hợp tạm hoãn hợp đồng lao động như sau:
– Nếu người lao động thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ thì sẽ được tạm hoãn hợp đồng lao động;
– Nếu người lao động được bổ nhiệm với chức năng là người quản lý doanh nghiệp trong loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước nắm 100 % vốn điều lệ;
– Người lao động được ủy quyền để thực hiện quyền và trách nhiệm của các đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với phần vốn nhà nước góp tại doanh nghiệp;
– Người lao động được ủy quyền để thực hiện quyền và trách nhiệm của doanh nghiệp đối với phần vốn của doanh nghiệp đầu tư tại các doanh nghiệp khác.
1.7. Người lao động có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần lý do:
Theo quy định tại bộ luật lao động hiện nay thì khi người lao động làm việc mà muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thì cần phải đáp ứng một trong các lý do sau, và đáp ứng thời gian báo trước với các lý do cơ bản bao gồm:
– Người lao động được bầu làm nhiệm vụ chuyên trách tại các cơ quan dân cử hoặc được bổ nhiệm giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước;
– Bản thân người lao động hoặc gia đình của người lao động có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động.
1.8. Trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước:
Theo đó, pháp luật về lao động hiện nay cho phép người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần phải thực hiện nghĩa vụ báo trước, cụ thể bao gồm:
– Người lao động không được bố trí công việc và địa điểm làm việc theo thỏa thuận ban đầu, không được đảm bảo điều kiện làm việc theo thỏa thuận;
– Người lao động không được trả đầy đủ lương hoặc trả lương không đúng hạn;
– Người lao động bị ngược đãi hoặc đánh đập, có lời nói hoặc hành vi nhục mạ, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và danh dự nhân phẩm, bị cũng bức lao động;
– Người lao động bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
– Người lao động nữ đang mang thai phải nghỉ việc theo quy định của pháp luật;
– Người lao động đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;
– Người lao động có quyền thì việc nếu người sử dụng Lao động có hành vi cung cấp thông tin không trung thực làm ảnh hưởng đến quá trình thực hiện hợp đồng lao động.
1.9. Bổ sung các trường hợp người sử dụng lao động được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động:
Theo đó, căn cứ theo quy định tại Điều 36 của Bộ luật lao động năm 2019 đã bổ sung thêm 03 trường hợp người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động được coi là hợp pháp:
– Trường hợp nếu người lao động tự ý bỏ việc không kèm theo lý do chính đáng trong khoảng thời hạn 05 ngày liên tục làm việc trở lên;
– Người lao động đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định của pháp luật, trường hợp các bên có thỏa thuận khác;
– Người lao động có hành vi cung cấp thông tin không đầy đủ và không trung thực trong quá trình giao kết hợp đồng lao động.
1.10. Tăng thời hạn thanh toán các khoản tiền khi chấm dứt hợp đồng lao động:
Theo Điều 41 của Bộ luật lao động năm 2019, thì trong khoảng thời hạn 14 ngày làm việc được tính kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên sẽ phải có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên (
2. Các loại hợp đồng lao động theo Bộ luật Lao động năm 2019:
Căn cứ theo quy định tại Điều 20 của Bộ luật lao động năm 2019 có quy định về các loại hợp đồng lao động. Cụ thể như sau:
– Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là loại hình hợp đồng mà trong đó, người lao động và người sử dụng lao động không xác định thời hạn và không xác định thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng;
– Hợp đồng lao động xác định thời hạn là loại hình hợp đồng mà trong đó, người lao động và người sử dụng lao động xác định cụ thể về thời hạn và thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian không quá 36 tháng được tính kể từ ngày có hiệu lực của hợp đồng.
Khi hợp đồng lao động xác định thời hạn hết hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì sẽ được thực hiện như sau:
– Trong thời hạn 30 ngày được tính kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn, người lao động và người sử dụng lao động sẽ phải ký kết
– Nếu hết thời hạn 30 ngày được tính kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn, người lao động và người sử dụng lao động không ký kết hợp đồng lao động mới, hợp đồng lao động xác định thời hạn sẽ đương nhiên trở thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
– Trong trường hợp người lao động và người sử dụng lao động ký kết hợp đồng lao động mới là hợp đồng lao động xác định thời hạn, thì các bên cũng chỉ được thỏa thuận để ký thêm 01 lần hợp đồng xác định thời hạn, sau đó nếu người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì sẽ phải ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn.
Như vậy, căn cứ theo quy định tại Bộ luật lao động năm 2019 thì có hai loại hợp đồng lao động như sau:
– Hợp đồng lao động xác định thời hạn;
– Hợp đồng lao động không xác định thời hạn.
3. Nội dung chủ yếu trong hợp đồng lao động theo Bộ luật Lao động năm 2019:
Căn cứ theo quy định tại Điều 21 của Bộ luật lao động năm 2019 có quy định về nội dung chủ yếu trong hợp đồng lao động. Cụ thể như sau:
– Tên và địa chỉ của người sử dụng lao động, tên và chức danh của người giao kết hợp đồng lao động phía bên người sử dụng lao động;
– Họ tên và ngày tháng năm sinh, giới tính và địa chỉ cư trú, số giấy tờ tùy thân của người giao kết hợp đồng lao động phía bên người lao động;
– Công việc và địa điểm làm việc, thời hạn của hợp đồng lao động, mức lương theo công việc và mức lương theo chức danh, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp và các khoản bổ sung khác;
– Chế độ nâng lương, thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi;
– Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;
– Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp, chế độ bồi dưỡng và nâng cao trình độ kĩ năng nghề cho người lao động.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Lao động năm 2019.