Cảnh sát giao thông khi thực hiện công vụ phải tuân thủ quy tắc khi tiến hành xử phạt đối với người tham gia giao thông. Hiện nay, có 05 quy tắc xử phạt mà CSGT phải thực hiện đối với người lái xe.
Mục lục bài viết
1. Năm quy tắc xử phạt của CSGT đối với người lái xe mới nhất:
– Quy tắc 1: Cảnh sát giao thông có trách nhiệm chứng minh lỗi của người lái xe trước khi xử phạt
Nghĩa vụ chứng minh lỗi của Cảnh sát giao thông khi người lái xe có hành vi vi phạm là bắt buộc, đã được quy định tại điểm d Khoản 1 Điều 3 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 được sửa đổi bổ sung năm 2020. Cá nhân, tổ chức khi bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp của mình chứng minh mình không vi phạm hành chính.
– Quy tắc 2: Phải xem xét tình tiết giảm nhẹ và tình tiết tăng nặng đối với hành vi vi phạm
Theo quy định, người vi phạm sẽ bị áp dụng phạt tiền ở mức trung bình của khung hình phạt nhưng nếu người vi phạm có một trong các tình tiết giảm nhẹ theo đúng quy định của pháp luật thì mức phạt sẽ được giảm xuống nhưng cũng không được vượt quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; còn trong trường hợp nếu có một trong các tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt sẽ tăng lên nhưng cũng không được vượt quá mức tối đa của khung tiền phạt.
Hiện nay, Cảnh sát giao thông khi xử phạt đối với người lái xe có hành vi vi phạm phải xem xét cả tình tiết giảm nhẹ tăng nặng để đưa ra mức xử phạt phù hợp với tính chất hành vi vi phạm. Cách xác định tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng đã được quy định tại Điều 9 và Điều 10 của Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 sửa đổi năm 2020;
– Quy tắc 3: Xác định mức tiền phạt là mức trung bình của khung hình phạt:
Người dân cần hiểu rõ Cảnh sát giao thông không có quyền tự định đoạt khung hình phạt theo cảm tính mà phải căn cứ vào mức trung bình của khung hình phạt cũng như tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ có xuất hiện trong hành vi vi phạm. Hình thức phạt tiền đối với hành vi vi phạm giao thông không được quy định bằng số tiền cụ thể mà được căn cứ theo khung hình phạt có mức tối thiểu và mức tối đa. Thông thường người vi phạm giao thông sẽ bị xử phạt ở mức trung bình dựa theo công thức sau:
Mức phạt trên thực tế = (Mức phạt tối đa + Mức phạt tối thiểu)/2
Thông tin này đã được ghi nhận tài khoản 4 Điều 23 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 sửa đổi năm 2020;
– Quy tắc 4: Người dân có thể được nộp phạt trực tiếp nếu vi phạm lỗi với mức phạt dưới 250.000 đồng
Hiện nay, đối với hành vi vi phạm về giao thông cá nhân có thể đối diện với một trong hai hình thức xử phạt đó là nộp phạt trực tiếp không cần lập biên bản hoặc trong trường hợp phải lập biên bản. Cảnh sát giao thông chỉ được phép không lập biên bản trong những trường hợp như tiến hành phạt cảnh cáo hoặc đối với hành vi vi phạm của cá nhân phạt tiền đến 250.000 đồng; còn đối với hành vi vi phạm của tổ chức là phạt tiền đến 500.000 đồng.
Lưu ý rằng: nếu không lập biên bản xử phạt thì Cảnh sát giao thông phải tiến hành lập quyết định xử phạt hành chính ngay tại chỗ. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải được thực hiện theo đúng mẫu quy định tại Thông tư 34/2014/TT-BCA .
– Quy tắc 5: Bắt buộc phải lập biên bản theo đúng quy định khi phát hiện vi phạm
Trên thực tế, nếu hành vi vi phạm của người điều khiển xe không nằm trong trường hợp không lập biên bản thì Cảnh sát giao thông bắt buộc phải lập biên bản xử phạt trong trường hợp này Cảnh sát giao thông sẽ lập hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính cùng với việc giữ bằng lái xe và buộc với vi phạm đến Kho bạc nhà nước nộp tiền phạt mới được phép lấy lại bằng lái.
Hiện nay, các thông tin liên quan đến hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính bao gồm biên bản vi phạm hành chính quyết định xử phạt hành chính các tài liệu giấy tờ có liên quan và lưu ý rằng phải được đánh bút lục.
2. Khi nào CSGT được dừng xe xử phạt người lái xe?
Cảnh sát giao thông không được tự ý dừng xe xử phạt người lái xe nếu không làm trong 4 trường hợp. Nội dung liên quan đến bốn trường hợp được dừng xe người đi đường để xử phạt đã được quy định cụ thể tại Khoản 1 Điều 16 Thông tư 32/2023/TT-BCA. Theo đó, Cảnh sát giao thông khi thực nghiệm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát trực tiếp phát hiện ra hành vi vi phạm hoặc thông qua hỗ trợ từ phương tiện thiết bị, kỹ thuật nghiệp vụ mà phát hiện ra hoặc thu thập được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ và các hành vi vi phạm pháp luật khác thì có quyền yêu cầu dừng xe xử phạt Người điều khiển xe;
– Trong quá trình thực hiện mệnh lệnh; kế hoạch tổng kiểm soát phương tiện đảm bảo trật tự an toàn giao thông, trật tự xã hội hoặc thông qua kế hoạch tuần tra, kiểm soát xử lý vi phạm theo chuyên đề để bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, trật tự xã hội đã được ban hành thì Cảnh sát giao thông có thẩm quyền dừng xe xử phạt;
– Quá trình thực thi nhiệm vụ thông qua văn bản đề nghị của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra của cơ quan chức năng về dừng phương tiện kiểm soát bảo đảm an ninh, trật tự hoặc thực hiện các hành động đấu tranh phòng chống tội phạm; phòng, chống thiên tai, cháy nổ; liên quan đến quá trình phòng, chống dịch bệnh cứu nạn, cứu hộ và các vi phạm pháp luật khác;
– Việc xử phạt vi phạm giao thông của Cảnh sát giao thông còn được thực hiện nếu cơ quan này tiếp nhận tin báo, phản ánh, kiến nghị, tố cáo của tổ chức, cá nhân về hành vi vi phạm pháp luật của người và xe tham gia giao thông.
Như vậy, Cảnh sát giao thông chỉ phép được dừng xe người đi đường nếu nằm trong bốn trường hợp nêu trên còn những tình huống còn lại cá nhân này cũng không được tùy tiện yêu cầu người tham gia giao thông dừng xe
3. Cảnh sát giao thông có vi phạm trong quy tắc xử phạt thì cần làm gì?
Trên thực tế cơ quan, cá nhân có thẩm quyền thực thi nhiệm vụ nhưng không tránh khỏi những sai phạm trong đó cũng phải kể đến việc những sai phạm trong việc xử lý vi phạm của Cảnh sát giao thông. Nhận thấy quyền lợi của mình nếu bị xử phạt vi phạm sai thì người dân có thể tiến hành việc khiếu nại, tố cáo hoặc thậm chí là khởi kiện trong việc xử lý vi phạm hành chính. Căn cứ theo quy định khoản 1 Điều 15 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 sửa đổi năm 2020, cụ thể:
– Cá nhân, tổ chức nhận thấy quyền lợi của mình đang bị xâm phạm khi bị xử lý vi phạm hành chính sai thì có quyền khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định xử lý vi phạm hành chính thế có pháp luật;
– Cá nhân cũng được trao thẩm quyền tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật trong việc xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật;
– Xét đến trường hợp trong quá trình giải quyết khiếu nại, khởi kiện nếu thấy việc thi hành quyết định xử lý vi phạm hành chính bị khiếu nại khởi kiện gây hậu quả khó khắc phục thì người giải quyết khiếu nại, khởi kiện phải ra quyết định tạm đình chỉ việc thi hành quyết định đó theo đúng quy định.
Với quy định nêu trên, cá nhân tổ chức khi bị xử lý vi phạm hành chính có quyền khiếu nại khởi kiện đối với quyết định sự vi phạm hành chính.
+ Liên quan đến hình thức khiếu nại:
Người dân có thể được thực hiện qua nhiều hình thức khác nhau mà theo quy định tại khoản 1 khoản 2 điều 8
Trường hợp cá nhân, tổ chức lựa chọn khiếu nại bằng đơn thì nội dung trong đơn khiếu nại phải thể hiện rõ các thông tin như ngày, tháng, năm khiếu nại; thông tin tên, địa chỉ của người khiếu nại; thông tin tên, địa chỉ cơ quan tổ chức, cá nhân bị khiếu nại và trình bày ngắn gọn, xúc tích nội dung, lý do vì sao khiếu nại; tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại và yêu cầu giải quyết của người khiếu nại. Đơn khiếu nại phải trực tiếp do người khiếu nại ký tên hoặc điểm chỉ;
Còn trong trường hợp lựa chọn khiếu nại trực tiếp thì người tiếp nhận khiếu nại hướng dẫn người khiếu nại viết đơn khiếu nại hoặc người tiếp nhận ghi lại thông tin bằng văn bản và yêu cầu người khiếu nại ký tên, điểm chỉ xác nhận văn bản cam kết nội dung đã trình bày.
+ Về thời gian khiếu nại thì theo quy định Điều 9
Như vậy với các quy định nêu trên cá nhân có quyền khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện hành vi vi phạm của cá nhân có thẩm quyền đã ban hành quyết định xử phạt sai quy định. Thời hiệu khiếu nại được quy định là 90 ngày và trong trường hợp có lý do chính đáng thì sự kiện dẫn đến kéo dài thời hiệu khiếu nại sẽ không được tính vào thời hiệu đó.
Lưu ý rằng: Cá nhân tổ chức có hành vi vi phạm khi nhận được quyết định xử lý có sai phạm từ cơ quan tổ chức có thẩm quyền thì vẫn phải tuân thủ việc nộp phạt trong vòng 10 ngày kể từ ngày nhận được quyết định này. Khiếu nại tố cáo sẽ được thực hiện sau khi cá nhân này đã hoàn tất nghĩa vụ nêu trên.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
–
– Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 sửa đổi năm 2020;
– Thông tư số 32/2023/TT-BCA quy định quy trình tuần tra, kiểm soát của Cảnh sát giao thông.