Nạn nhân đóng một vai trò rất quan trọng trọng việc nghiên cứu, phân tích và đánh giá về tâm lý phạm tội. Vậy yếu tố nạn nhân của tội phạm sẽ được hiểu như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Yếu tố nạn nhân của tội phạm được hiểu như thế nào?
Yếu tố nạn nhân của tội phạm là các yếu tố thuộc về hành vi, lối sống lệch chuẩn, khả năng kiểm soát về tình huống xung quanh kém hay sự sơ ý, cẩu thả, thiếu hiểu biết của nạn nhân xuất hiện hoặc là được thực hiện trong một thời gian nhất định đã tạo nên một phần nguyên nhân, điều kiện có làm phát sinh tội phạm… Đối với yếu tố nạn nhân của tội phạm, về mặt thời gian xuất hiện ở trong hai trường hợp: Trong một khoảng thời gian dài, rất dài, được lặp đi lặp lại (ví dụ như, hành vi quan hệ bất chính với vợ hoặc chồng của chính chủ thể tội phạm, hành vi làm nhục những người khác, có lối sống lệch chuẩn xã hội, bị tật nguyền,…); hoặc là yếu tố nạn nhân xuất hiện trong thời gian ngắn, rất ngắn nhưng vẫn có một khoảng thời gian nhất định đủ để tác động lên ý thức chủ thể để chủ thể nảy sinh ra các ý định phạm tội đến khi quyết định việc thực hiện hành vi phạm tội (chẳng hạn như là do có va chạm giao thông, nạn nhân mất bình tĩnh đã có hành vi hành xử thô lỗ, hay là bạo lực với chủ thể tội phạm, hay sự cẩu thả với tính mạng, tài sản của chính nạn nhân,…). Những yếu tố xuất hiện trong các trường hợp này thường do lỗi của nạn nhân (sẽ có thể là lỗi cố ý hoặc sẽ có thể là lỗi vô ý).
Nạn nhân của tội phạm được xác định không chỉ bao gồm có các cá nhân mà bao gồm cả các tố chức. Ngoài việc xác định nạn nhân của tội phạm bao gồm có cá nhân và tổ chức thì nạn nhân của tội phạm còn bao gồm những người trực tiếp bị hành vi phạm tội xâm hại, những người thân ở trong gia đình, những người phụ thuộc vào nạn nhân và cả những người mà chịu thiệt hại trong quá trình trợ giúp nạn nhân. Theo đó, nội hàm của khái niệm nạn nhân cũng đã được mở rộng không chỉ bao gồm có những người bị hành vi phạm tội trực tiếp xâm hại (nạn nhân tỉực tiếp) mà còn bao gồm có cả những nạn nhân gián tiếp (những người tuy không bị hành vi phạm tội trực tiếp tác động nhưng vẫn sẽ phải chịu những thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra). Nạn nhân gián tiếp ở đây sẽ chỉ có thể là thể nhân chứ không thể là pháp nhân vì những thiệt hại mà nạn nhân gián tiếp phải chịu thông thường chỉ là những tổn thất về tinh thần hay sức khoẻ, trong khi những thiệt hại mà tổ chức, pháp nhân phải chịu chỉ có thể là các thiệt hại về kinh tế. Những nạn nhân gián tiếp cũng có thể bị thiệt hại về kinh tế nhưng những thiệt hại kinh tế này luôn gắn với các thiệt hại về tinh thần hay sức khoẻ. Đó là những chi phí phải trả cho tiền thuốc cũng như chi phí chữa bệnh hay thu nhập mất đi do có tình trạng sa sút về sức khoẻ. Đồng quan điểm này thì Bernd-Dieter Meier cho rằng, cũng được coi là những người chịu những hậu quả trực tiếp do hành vi phạm tội gây ra là các người thân thích của các nạn nhân của các tội phạm bạo lực. Theo ông, thì cả những người tuy không phải người thân thích của những nạn nhân mà chỉ là những người chúng kiến sự việc phạm tội nhưng do hành vi phạm tội đó rất nghiêm trọng đã tác động, gây ảnh hưởng nặng nề đến tâm lý, đến tình cảm của những người này thì họ cũng được coi là nạn nhân. Như vậy, khái niệm nạn nhân sẽ không chỉ được mở rộng ra các tổ chức mà còn được mở rộng ra cả các nạn nhân gián tiếp (indirect victims). Việc xác định nạn nhân của tội phạm bao gồm có cả nạn nhân trực tiếp và nạn nhân gián tiếp có ý nghĩa quan trọng. Điều đó trước hết sẽ giúp cho việc đánh giá chính xác hậu quả thiệt hại mà hành vi phạm tội gây ra, từ đó xác định được chính xác tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội. Ngoài ra, thì việc xác định nạn nhân gián tiếp còn có ý nghĩa trong việc xác định về bồi thường và cả trợ giúp cho nạn nhân của tội phạm.
Những thiệt hại mà nạn nhân là cá nhân phải chịu bao gồm có những thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, tinh thần, tình cảm hay tài sản. Nạn nhân chính là tổ chức về nguyên tắc chỉ chịu những hậu quả thiệt hại về tài sản hoặc là kinh tế. Xác định thiệt hại của các nạn nhân trực tiếp đã khó khăn, nhất là các thiệt hại về tinh thần, tình cảm. Việc xác định thiệt hại của các nạn nhân gián tiếp sẽ còn khó khăn hơn nhiều. Một hành vi phạm tội gây ra các thiệt hại gián tiếp phải là những hành vi phạm tội có tính chất, mức độ đặc biệt nguy hiểm và do đó sẽ có thể gây ra những ảnh hưởng, các tác động rất xấu trong xã hội. Ví dụ, hành vi giết người bằng phương pháp là tra tấn dã man tác động rất lớn đến tâm lý, tình cảm của những người thân của nạn nhân, của những người đã chứng kiến hành vi phạm tội hay những người trực tiếp cứu chữa cho nạn nhân.
2. Các yếu tố tạo nên nạn nhân của tội phạm:
Tình huống trong một vụ phạm tội là toàn bộ những điều kiện có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới tính chất của một vụ phạm tội. Tình huống sẽ chỉ tồn tại một cách khách quan tại thời điểm xảy ra vụ phạm tội, tình huống cụ thể ở tại thời điểm đó còn gọi là tình huống tiềm phạm, tình huống khách quan này không thuộc về các lỗi của nạn nhân của tội phạm. Tình huống tiềm phạm có cấu trúc của nó, sẽ chỉ khi nào các đặc điểm trong cấu trúc của tình huống hội đủ những yếu tố cần thiết thì động cơ phạm tội mới có điều kiện trở thành hành vi phạm tội. Các yếu tố tạo nên tình huống đó là:
2.1. Các yếu tố xác định thời điểm vị trí, số lượng đồng phạm cũng như số lượng người biết về vụ phạm tội xảy ra:
Các yếu tố xác định thời điểm vị trí, số lượng đồng phạm cũng như số lượng của người biết vụ phạm tội xảy ra. Yếu tố này cho thấy một vụ phạm tội xảy ra bao giờ cũng sẽ phải xảy ra trên một địa bàn nhất định, tính chất của địa bàn đó ra sao, vị trí như thế nào và thời điểm xảy ra bao giờ, đồng thời một vụ phạm tội xảy ra bao giờ cũng sẽ phải có thủ phạm, có thể có một hoặc là nhiều tên và trong quá trình xảy ra vụ phạm tội có thể có nhiều người biết về nó.
2.2. Các yếu tố xác định về tính chất của đối tượng bị xâm hại:
– Các yếu tố xác định tính chất của đối tượng bị xâm hại, chẳng hạn như con người với tư cách là đối tượng tác động của vụ phạm tội giết người hay là cố ý gây thương tích (số lượng người bị tấn công ít, ốm yếu hay là bị hạn chế về thể lực, trí lực); hoặc các đồ vật với tư cách là đối tượng tác động của tội phạm ở trong vụ phạm tội xâm phạm sở hữu về tài sản (nhiều hay ít, có giá trị lớn hoặc rất lớn,..).
– Tình huống phạm tội rất đa dạng và phong phú, trong quá trình nghiên cứu về tình huống phạm tội sẽ có thể phân loại tình huống dựa trên các tiêu chí sau: Theo tiêu chí thời gian, thì tình huống xảy ra ở trong thời gian rất ngắn; tình huống xảy ra ở trong thời gian tương đối ngắn; tình huống xảy ra ở trong một thời gian tương đối dài. Theo tiêu chí nguồn gốc phát sinh, do người phạm tội đã cố ý tạo nên, tạo thuận lợi cho những vụ phạm tội xảy ra; do người phạm tội tạo nên nhưng sẽ không phải do họ cố ý; hoặc do thiên tai, hoả hoạn tạo nên.