Lựa chọn quảng cáo thông qua gọi điện,tin nhắn, thư điện tử cũng là một hình thức đem lại hiệu quả khi thu hút khách hàng nhưng cũng cần tránh việc gây phiền hà cho người nhận quảng cáo. Vậy yêu cầu với quảng cáo qua gọi điện, tin nhắn, thư điện tử được thể hiện các nội dung gì?
Mục lục bài viết
1. Yêu cầu với quảng cáo qua gọi điện, tin nhắn, thư điện tử:
– Cá nhân, tổ chức khi tiến hành quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của mình có thể lựa chọn nhiều hình thức quảng cáo khác nhau trong đó phải kể đến việc quảng cáo thông qua gọi điện, tin nhắn hoặc gửi thư điện tử. Việc lạm dụng tình trạng quảng cáo này diễn ra một cách vô tội vạ có thể làm cho người nhận quảng cáo này cảm thấy bị làm phiền gây ảnh hưởng đến đời sống tinh thần của người nhận được những cuộc điện thoại hoặc tin nhắn quảng cáo. Chính vì vậy khi Nghị định 91/2020/NĐ-CP được ban hành các quy định đã siết chặt hơn đối với việc thực hiện quảng cáo thông qua tin nhắn và cuộc gọi cũng như thông qua thư điện tử.
Hiện tại, Điều 13 của Nghị định 91/2020/NĐ-CP thì pháp luật đã đề ra 8 nguyên tắc cơ bản khi tiến hành gửi tin nhắn quảng cáo, thư điện tử, và gọi điện quảng cáo. Có thể xem 8 yêu cầu bắt buộc mà các cá nhân, tổ chức phải tuân thủ khi tiến hành quảng cáo theo phương tiện này.
– Đối với tin nhắn quảng cáo thì pháp luật đề ra yêu cầu như sau:
+ Khi lựa chọn gửi tin nhắn quảng cáo thì phải được tiến hành gắn nhãn theo đúng quy định tại Điều 15 của Nghị định 91/2020/NĐ-CP;
+ Trong trường hợp quảng cáo có các dịch vụ có thu cước thì phải cung cấp đầy đủ các thông tin về giá cước đối với người nhận thông báo;
+ Khi tiến hành gửi tin nhắn quảng cáo phải đảm bảo có chức năng từ chối đối với người nhận theo quy định tại Điều 16 Nghị định 91;
+ Liên quan đến gắn nhãn tin nhắn quảng cáo:
Mọi tin nhắn quảng cáo được gửi đến cho người nhận phải gắn nhãn; Vị trí để gắn nhãn được đặt ở vị trí đầu tiên trong phần nội dung tin nhắn gửi đến; Nhãn dán có dạng [QC] hoặc [AD]
+ Liên quan đến chức năng từ chối nhận tin nhắn quảng cáo:
Phần thông tin cho phép người sử dụng có thể từ chối nhận tin nhắn quảng cáo phải đáp ứng những điều kiện cơ bản: nội dung phải được đặt ở cuối tin nhắn quảng cáo và được thể hiện một cách rõ ràng; có tính năng để người sử dụng từ chối nhận tin nhắn quảng cáo và phải có phần hướng dẫn để tiến hành thủ tục này; việc từ chối phải được hướng dẫn một cách rõ ràng theo quy định tại các điểm b và c Khoản 1 của Điều 13 Nghị định này và các hình thức từ chối cũng phải được thực hiện theo quy định tại khoản 2 của Điều 13.
+ Yêu cầu về hình thức từ chối nhận tin nhắn quảng cáo phải đảm bảo việc từ chối bằng tin nhắn hoặc từ chối qua gọi điện thoại;
+ Thông tin xác nhận bảo đảm các yêu cầu: với những thông báo đã nhận được yêu cầu từ chối thì ghi nhận về thời gian nhận yêu cầu từ chối vào thời điểm ngừng gửi tin nhắn quảng cáo; chỉ được phép gửi thành công một lần nó sẽ không được chứa những thông tin quảng cáo
– Yêu cầu đối với thư điện tử quảng cáo:
+ Hiện nay, các chủ đề được lựa chọn quảng cáo thông qua thư điện tử phải phù hợp với nội dung và nội dung quảng cáo cũng phải tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật về quảng cáo;
+ Cũng tương tự đối với việc gửi tin nhắn quảng cáo thì thư điện tử quảng cáo phải được gắn nhãn theo đúng quy định tại Điều 18 của Nghị định này;
+ Các thông tin liên quan đến người quảng cáo cũng phải đảm bảo theo hướng dẫn tại Điều 19 của Nghị định 91/2020/NĐ-CP;
+ Nếu tồn tại quảng cáo cho các dịch vụ có thu cước thì phải cung cấp đầy đủ các thông tin về giá cước cho người nhận quảng cáo;
+ Thực hiện chức năng từ chối theo quy định tại điều 20 của Nghị định này;
+Yêu cầu liên quan đến việc gắn nhãn thư điện tử quảng cáo:
Thư điện tử quảng cáo được gửi đến người nhận quảng cáo đều phải tiến hành gắn nhãn; nhãn của thư sẽ được đặt ở vị trí đầu tiên trong phần chủ đề bản nhãn phải có dạng [QC], [AD];
+ Yêu cầu về thông tin của người quảng cáo bằng thư điện tử: Thông tin liên quan đến người quảng cáo sẽ phải được thể hiện gồm: tên, số điện thoại, địa chỉ thư điện tử, địa chỉ địa lý, địa chỉ cổng trang thông tin điện tử mạng xã hội (nếu có); Nội dung thể hiện các thông tin của người quảng cáo bằng thư điện tử phải được thể hiện rõ ràng và vị trí phải đặt liền trước phần lựa chọn cho phép người sử dụng từ chối nhận thư điện tử quảng cáo; Cũng tương tự đối với chức năng từ chối nhận quảng cáo thông qua tin nhắn quảng cáo thì việc từ chối nhận thư điện tử quảng cáo cũng bao gồm các nội dung như phần thông tin cho phép người sử dụng từ chối nhận thư điện tử cũng phải đáp ứng những điều kiện nhất định, hình thức để từ chối nhận thư điện tử quảng cáo bao gồm từ chối qua cổng trang thông tin điện tử mạng xã hội hoặc thông qua mạng thư điện tử, từ chối qua điện thoại;
– Yêu cầu quảng cáo đối với việc thông qua gọi điện thoại: Mọi cuộc gọi điện thoại để thực hiện quảng cáo phải có đầy đủ các thông tin về người thực hiện cuộc gọi điện thoại. Nội dung này phải đầy đủ tên, địa chỉ và được giới thiệu đầu tiên trước khi cung cấp nội dung quảng cáo. Đối với trường hợp quảng cáo cho các dịch vụ có thu cước thì phải cung cấp đầy đủ các thông tin về giá cước; Xem xét trên thực tế nếu người sử dụng từ chối nhận cuộc gọi điện thoại quảng cáo thì người quảng cáo phải chấm dứt ngay việc tiếp tục gọi điện thoại quảng cáo đến người sử dụng đó.
2. Mức xử phạt về hành vi vi phạm khi gọi điện thoại quảng cáo:
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 94 Nghị định 15/2020/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi Nghị Định 14/2022/NĐ-CP thì cá nhân, tổ chức có thể sẽ bị áp dụng mức phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng nếu có hành vi vi phạm dưới đây:
– Có hành vi gọi điện thoại quảng cáo đến người sử dụng khi chưa được người sử dụng đồng ý;
– Vi phạm trong việc gắn nhãn thư điện tử quảng cáo, tin nhắn quảng cáo hoặc thực hiện không đầy đủ theo đúng quy định;
– Tiến hành gọi điện thoại quảng cáo đến người sử dụng khi chưa nhận được sự đồng ý một cách rõ ràng của người sử dụng;
– Tiến hành gọi điện thoại quảng cáo đến người sử dụng trong khi người này đã từ chối nhận cuộc gọi quảng cáo;
Như vậy, việc gọi điện thoại quảng cáo đến người sử dụng đã tiến hành từ chối nhận cuộc gọi quảng cáo có thể bị áp dụng mức xử phạt lên đến 5 đến 10 triệu đồng.
Lưu ý rằng mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin, an toàn thông tin mạng được áp dụng đối với cá nhân là không quá 100 triệu đồng. Theo quy định tại điều 4 của Nghị định 15/2020 được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 14/2022/NĐ-CP thì mức phạt tiền quy định từ Chương 2 đến Chương 7 của Nghị định này sẽ áp dụng đối với các hành vi vi phạm hành chính của tổ chức, trừ trường hợp quy định tại Điều 106 của Nghị định này.
Như vậy đối với các cá nhân có hành vi vi phạm tương tự với tổ chức thì mức phạt tiền sẽ bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức. Nên cá nhân có thể bị áp dụng mức phạt tiền từ 2 triệu rưỡi đến 5 triệu đồng đối với hành vi vi phạm nêu trên.
3. Nguyên tắc thực hiện việc gửi tin nhắn quảng cáo thư điện tử quảng cáo và gọi điện thoại quảng cáo:
Mục đích để liểm soát được tin nhắn rác, thư điện tử rác cuộc gọi rác thì Chính phủ đã quy định đầy đủ và nguyên tắc gửi tin nhắn quảng cáo thư điện tử quảng cáo hoặc gọi điện thoại quảng cáo. Nội dung của nguyên tắc đã được ghi nhận tại Điều 13 của Nghị định số 91/2020/NĐ-CP, theo đó:
– Cá nhân, tổ chức sẽ không được phép tiến hành gửi tin nhắn quảng cáo, gọi điện thoại quảng cáo đến các số điện thoại trong danh sách không được quảng cáo ( hiện nay Danh sách không quảng cáo được hiểu là tập hợp các số điện thoại mà người có quyền sử dụng số điện thoại đó đã đăng ký sẽ không chấp nhận bất kỳ tin nhắn đăng ký quảng cáo hoặc tin nhắn quảng cáo cuộc gọi quảng cáo nào) hoặc trong trường hợp người sử dụng đã không đồng ý nhận quảng cáo trước đó;
– Đối với những quảng cáo tin nhắn và đối với số điện thoại ngoài danh sách không được quảng cáo thì người quảng cáo sẽ chỉ được phép tiến hành gửi tin nhắn, đăng ký quảng cáo đầu tiên và duy nhất. Các quy định chi tiết về việc gửi tin nhắn đăng ký quảng cáo đã được Bộ Thông tin và truyền thông quy định cụ thể;
-Đđối với trường hợp người sử dụng từ chối nhận quảng cáo hoặc không trả lời sau khi nhận tin nhắn đăng ký quảng cáo đầu tiên thì người quảng cáo sẽ không được phép gửi bất kỳ tin nhắn đăng ký quảng cáo hoặc tin nhắn quảng cáo nào đến số điện thoại đó nữa;
-Nếu đã nhận được yêu cầu từ chối của người sử dụng thì phải chấm dứt ngay việc gửi tin nhắn quảng cáo hoặc thư điện tử quảng cáo hoặc thực hiện cuộc gọi điện thoại quảng cáo ngay sau đó;
– Liên quan đến các thông tin về số lượng gửi tin nhắn hoặc thư điện tử cuộc gọi điện thoại: mỗi người quảng cáo sẽ không được phép gửi quá 3 tin nhắn quảng cáo tới một số điện thoại và trong thư điện tử quảng cáo gửi tới một địa chỉ thư điện tử cũng không được quá 3 thư; 1 cuộc gọi điện thoại quảng cáo từ 1 số điện thoại chỉ được thực hiện trong vòng 24 giờ, trừ trường hợp đã thỏa thuận khác với người sử dụng;
– Chỉ được phép tiến hành gửi tin nhắn trong khoảng thời gian từ 7:00 đến 22:00 mỗi ngày thực hiện việc gọi điện thoại quảng cáo từ 8:00 đến 17:00 mỗi ngày trừ trường hợp có thỏa thuận khác với người sử dụng;
– Các nội dung chứa đựng về việc quảng cáo phải phù hợp với quy định của pháp luật về quảng cáo;
– Chỉ được phép gửi tin nhắn quảng cáo, gọi điện quảng cáo khi đã được cấp tên định danh và sẽ không được phép sử dụng số điện thoại để gửi tin nhắn quảng cáo hoặc gọi điện thoại quảng cáo.
Văn bản được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định số 91/2020/NĐ-CP của Chính phủ: Chống tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác.
– Nghị định số 14/2022/NĐ-CP của Chính phủ: Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày 03 tháng 02 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử và Nghị định số 119/2020/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, hoạt động xuất bản.