Chất thải rắn công nghiệp thông thường hiện nay đang là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm từ dư luận, với sự phát triển mạnh mẽ của các ngành khoa học công nghiệp, lượng chất thải ra ngoài ngày càng lớn, trong đó có chất thải rắn công nghiệp. Vậy pháp luật hiện nay quy định như thế nào về yêu cầu đối với vấn đề quản lý các loại chất thải rắn công nghiệp thông thường?
Mục lục bài viết
1. Yêu cầu với quản lý chất thải rắn công nghiệp thông thường:
Quản lý, loại bỏ và xử lý các loại chất thải rắn công nghiệp nói chung và chất thải rắn công nghiệp thông thường nói riêng là điều vô cùng quan trọng, mặc dù pháp luật hiện nay chưa có quy định cụ thể tuy nhiên có thể hiểu, chất thải rắn công nghiệp thông thường hay còn được gọi là các loại chất thải rắn công nghiệp không có độc hại, đây là các loại chất thải rắn được tạo ra trong quá trình sản xuất kinh doanh, hoạt động công nghiệp của các nhà máy, cơ sở sản xuất, khu công nghiệp. Các loại chất thải rắn công nghiệp thông thường không nằm trong danh mục các loại chất thải rắn nguy hại, chúng không có đặc tính nguy hại nếu được quản lý đúng cách. Tuy nhiên trong trường hợp quản lý không đúng cách thì các loại chất thải này vẫn có khả năng gây hại cho môi trường và gây hại cho sức khỏe con người. Có thể kể đến một vài ví dụ về chất thải rắn công nghiệp thông thường như: Vật liệu xây dựng, gỗ, mùn, bao bì …
Trong quá trình quản lý chất thải rắn công nghiệp thông thường, pháp luật đặt ra những yêu cầu nhất định. Căn cứ theo quy định tại Điều 33 của Thông tư 02/2022/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, có quy định và yêu cầu kỹ thuật bảo vệ môi trường đối với hoạt động quản lý, lưu giữ chất thải rắn công nghiệp thông thường. Cụ thể như sau:
(1) Đối với các thiết bị được sử dụng để lưu chứa chất thải rắn công nghiệp thông thường:
+ Cần phải đảm bảo an toàn, không hư hỏng, không rách hoặc vỡ vỏ;
+ Bao bì mềm cần phải được bọc kín, bao bì cứng cần phải có nắp đậy để bảo đảm ngăn các loại chất thải rò rỉ ra bên ngoài hoặc rơi/vãi ra môi trường;
+ Kết cấu cứng chịu được nhiệt độ, chịu được khả năng va chạm, không bị hư hỏng, không bị biến dạng bởi trọng lượng chất thải trong quá trình sử dụng.
(2) Kho lưu giữ hoặc khu vực lưu giữ trong nhà:
+ Cần phải có độ cao, bảo đảm không bị ngập lụt trên mặt sàn trong quá trình lưu giữ chất thải;
+ Mặt sàn kín, không dặn nứt, không thẩm thấu, tránh nước mưa chảy tràn vào từ bên ngoài;
+ Có mái che mưa trong toàn bộ khu vực lưu giữ chất thải;
+ Xây dựng nhà kho cần phải đáp ứng điều kiện tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật xây dựng phù hợp với quy định của pháp luật.
(3) Khu vực lưu giữ chất thải rắn công nghiệp thông thường ngoài trời:
+ Cần phải có rào, hệ thống bao quanh, hệ thống thu gom, xử lý nước mưa, xử lý nước thải phát sinh trong quá trình lưu giữ chất thải rắn công nghiệp thông thường phải đáp ứng đầy đủ quy chuẩn và tiêu chuẩn kĩ thuật môi trường;
+ Có độ cao nên bảo đảm không bị ngập lụt, không bị rạn nứt, không bị thẩm thấu, đủ độ bền chịu được trọng tải của các phương tiện vận chuyển, chịu được trọng lượng chất thải rắn thông thường trong quá trình lưu giữ;
+ Có biện pháp giảm thiểu bụi phát sinh từ kho bãi lưu giữ chất thải rắn công nghiệp thông thường đối với các loại chất thải có phát sinh bụi bẩn.
2. Điều kiện khi xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường:
Căn cứ theo quy định tại Điều 82 của Văn bản hợp nhất luật bảo vệ môi trường năm 2022 có quy định về vấn đề xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường. Theo đó:
-
Cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ, khu sản xuất kinh doanh, khu dịch vụ tập trung, cũng công nghiệp, các cơ quan và tổ chức có phát sinh chất thải rắn công nghiệp thông thường bắt buộc phải áp dụng hình thức tái chế, tái sử dụng, thu hồi năng lượng, áp dụng các hình thức xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường, hoặc chuyển giao chất thải rắn công nghiệp thông thường cho các đối tượng như sau: Cơ sở sản xuất sử dụng trực tiếp chất thải rắn công nghiệp thông thường nằm nguyên vật liệu sản xuất xây dựng hoặc sàn lớp mặt bằng được phép hoạt động theo quy định của pháp luật, các cơ sở sản xuất có chức năng xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường phù hợp với quy định của pháp luật, các cơ sở xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường có chức năng phù hợp, cơ sở vận chuyển các loại chất thải rắn công nghiệp thông thường có hợp đồng chuyển giao với đối tượng nhận chuyển giao;
-
Cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường cần phải đáp ứng đầy đủ yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
Đồng thời, căn cứ theo quy định tại Điều 65 của Thông tư 02/2022/TT-BTNMT, có quy định về vấn đề tái sử dụng, sử dụng trực tiếp hoặc xử lý các loại chất thải rắn công nghiệp thông thường. Theo đó, chất thải rắn công nghiệp thông thường cần phải được phân loại, thu hồi, lựa chọn để nhằm mục tiêu tái sử dụng, sử dụng trực tiếp làm nguyên vật liệu xây dựng, phục vụ cho quá trình sản xuất và được quản lý giống như các loại sản phẩm, hàng hóa.
Theo đó, trong quá trình xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường thì các cơ sở có chất thải rắn công nghiệp cần phải tái chế, tái sử dụng, thu hồi năng lượng, xử lý chất thải rắn công nghiệp hoặc chuyển giao chất thải rắn công nghiệp cho các đối tượng như sau:
-
Cơ sở sản xuất sử dụng trực tiếp chất thải rắn công nghiệp thông thường là nguyên vật liệu sản xuất, sản xuất vật liệu xây dựng, san lấp mặt bằng được phép hoạt động phù hợp với quy định của pháp luật;
-
Cơ sở sản xuất có chức năng động xử lý chất thải rắn công nghiệp;
-
Cơ sở xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường có chức năng phù hợp;
-
Cơ sở vận chuyển chất thải rắn công nghiệp thông thường đã có hợp đồng chuyển giao với các đối tượng nhận chuyển giao;
-
Và cơ sở thực hiện xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường cần phải tuân thủ đầy đủ các điều kiện, yêu cầu theo quy định về bảo vệ môi trường trong quá trình xử lý.
3. Những lưu ý khi vận chuyển chất thải rắn công nghiệp thông thường?
Căn cứ theo quy định tại Điều 81 Văn bản hợp nhất Luật bảo vệ môi trường năm 2022 có quy định về vấn đề phân loại, lưu giữ và vận chuyển chất thải rắn công nghiệp thông thường. Theo đó, việc vận chuyển chất thải rắn công nghiệp thông thường cần phải đáp ứng được các yêu cầu cơ bản như sau:
-
Chất thải rắn công nghiệp thông thường cần phải được chứa đựng trong các trang thiết bị, dụng cụ đảm bảo không phát tán ra môi trường trong quá trình vận chuyển, ngoại trừ trường hợp các loại chất thải rắn công nghiệp thông thường có khối lượng lớn cần phải chứa đựng trực tiếp bằng các trang thiết bị/thùng chứa của phương tiện vận chuyển;
-
Chất thải rắn công nghiệp thông thường cần phải được vận chuyển theo từng loại khác nhau sau khi đã được phân loại theo quy định của pháp luật;
-
Phương tiện vận chuyển các loại chất thải rắn công nghiệp thông thường cần phải được xử lý, có đầy đủ trang thiết bị định vị đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, hoạt động theo tuyến đường và theo thời gian quy định cụ thể của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Vì vậy, khi vận chuyển các loại chất thải rắn công nghiệp thông thường thì cần phải đáp ứng được các yêu cầu nêu trên để bảo vệ môi trường.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất 21/VBHN-VPQH 2022 Luật Bảo vệ môi trường;
– Thông tư 02/2022/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
– Thông tư 04/2023/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định ngưng hiệu lực thi hành khoản 1 Điều 7 và khoản 2 Điều 75 Thông tư 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
– Quyết định 3323/QĐ-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc đính chính Thông tư 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
THAM KHẢO THÊM: