Khởi kiện yêu cầu chia tài sản chung sau khi ly hôn. Có thể khởi kiện yêu cầu Tòa án chia tài sản chung vợ chồng khi đã ly hôn không? Hồ sơ, trình tự thủ tục khởi kiện đòi phân chia tài sản sau khi ly hôn?
Mục lục bài viết
1. Xác định tài sản chung của vợ chồng sau khi ly hôn:
Tóm tắt câu hỏi:
Kính gửi ban Luật Sư. Em có một vấn đề mong luật sư tư vấn giúp. Ba em có 2 chiếc xe cẩu, ba em đã làm được nhiều năm (có rất nhiều người biết đó là tài sản của ba em). Đến năm 2010 thì ba em giao lại cho anh hai em tiếp quản trong thời gian anh hai em tiếp quản thì anh hai mới thành lập công ty do anh hai đứng tên. Cuối năm 2010 thì anh hai cưới vợ. Vậy cho em xin hỏi số tài sản trên có phải chia khi anh hai em ly dị không ? Nếu được chia thì chia như thế nào? em xin cảm ơn ! Trân trọng.
Luật sư tư vấn:
Về số tài sản được coi là tài sản chung khi ly hôn được quy định tại Điều 33
Như vậy thì hai chiếc xe cẩu kia không phải tài sản có được trong thời kì hôn nhân và vợ chồng không có thỏa thuận gì nên đó không phải là tài sản chung của vợ chồng, khi ly hôn sẽ không phải chia. Việc xác định tài sản là hai chiếc xe cẩu là của ai phụ thuộc vào việc ai là người đứng tên chủ sở hữu.
Công ty là do người anh hai thành lập, tài sản góp vào công ty cũng phát sinh trước thời kì hôn nhân nên đây cũng hoàn toàn không phải tài sản chung, mà chỉ lợi nhuận phát sinh trong thời kì hôn nhân kiếm được mới được xác định là tài sản chung của vợ chồng.
Ngoài ra, trong trường hợp vợ chồng có thỏa thuận về việc một bên đưa tài sản chung vào kinh doanh thì người này có quyền tự mình thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản chung đó. Thỏa thuận này phải lập thành văn bản.
Chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn:
Khi xác định được những tài sản thuộc khối tài sản chung của vợ chồng thì việc chia tài sản khi ly hôn được xác định theo Điều 59
Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:
– Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
– Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
– Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
– Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.
Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.
2. Yêu cầu tòa án chia tài sản chung vợ chồng sau khi ly hôn:
Tóm tắt câu hỏi:
Xin hỏi tôi lấy chồng được 23 năm và có được 2 đứa con, đến năm 2014 thì đã ly hôn nhưng tôi không cần tiền cấp dưỡng và bất cứ tài sản riêng nào của chồng tôi cả. Nhưng sau ly hôn chưa được 1 năm thì gia đình bên chồng tôi bán nhà và chia tài sản cho chồng tôi. Xin hỏi luật sư tôi có được chia nữa phần tài sản đó hay không .Tài sản đó là của cha mẹ chồng tôi để lại, khi cha mẹ chồng tôi mất thì tôi vẫn còn con dâu nhà chồng. Tôi xin nhờ luật sư tư vấn dùm ,xin cám ơn.
Luật sư tư vấn:
Theo quy định Luật hôn nhân gia đình năm 2014 tại Điều 33 về tài sản chung vợ chồng như sau:
1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.
3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.
Thứ nhất, nếu như Tài sản căn nhà đó là của cha mẹ chồng bạn để lại, không thuộc tài sản chung của vợ chồng bạn thì bạn không được chia phần tài sản đó.
Thứ hai, nếu như bạn chứng minh được tài sản bố mẹ chồng bạn để lại là tài sản tặng cho của vợ chồng chị khi kết hôn và đó là tài sản chung. Trong trường hợp này, nếu bạn có chứng cứ chứng minh bố mẹ chồng bạn cho vợ chồng bạn căn nhà thì căn nhà đó thuộc tài sản chung của vợ chồng bạn, nếu bạn không chứng minh được bố mẹ chồng bạn cho chung vợ chồng căn nhà đó sau khi bố bạn mất sẽ được chia thừa kế cho gia đình chồng bạn và bạn là con dâu thì không thuộc trong hàng thừa kế đó nên sẽ không được hưởng.
Thì theo quy định trên bạn phải chứng minh được tài sản bên chồng cũ của bạn bán nhà và chia tài sản cho chồng cũ của bạn có thuộc tài sản chung của vợ chồng khi kết hôn hay không. Vì bạn đã ly hôn khi ly hôn vợ chồng bạn giải quyết về vấn đề chia tài sản như thế nào bạn không trình bày rõ qua thư tư vấn nếu khi bạn ly hôn Tòa án chỉ giải quyết phần ly hôn còn về tài sản chung của vợ chồng do hai bên tự thoả thuận. Hiện nay, gia đình chồng cũ bạn bán nhà và chia tài sản cho chồng cũ của bạn phần đất chung của vợ chồng nhưng không chia cho bạn nên phát sinh tranh chấp. Vì vậy, bạn có quyền khởi kiện yêu cầu TAND có thẩm quyền xem xét, giải quyết chia tài sản chung của vợ chồng bạn sau khi ly hôn.
Căn cứ các Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015, bạn cần cung cấp các tài liệu, hồ sơ, chứng cứ về vụ việc nêu trên để chứng minh yêu cầu khởi kiện của bạn là có cơ sở nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bạn theo quy định pháp luật.
3. Chuyển nhượng tài sản của vợ chồng sau khi ly hôn:
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi kết hôn tháng 11 năm 2003, năm 2009 tôi có mua 1 mảnh đất đứng tên riêng tôi, năm 2012 chúng tôi li hôn và đã trả tiền cho cô ấy trị giá nửa mảnh đất, Hiện giờ cô ấy đang sống ở Thụy Sỹ chưa thể về được Giờ tôi muốn bán lô đất này thì phải có chữ ký của cô ấy hoặc giấy ủy quyền. Xin hỏi luật sư có cách nào khác hay hơn không? (đất chỉ đứng riêng tên tôi)?
Luật sư tư vấn:
Căn cứ vào quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì khi ly hôn vợ chồng có thể tự thỏa thuận với nhau về việc phân chia tài sản.
Căn cứ theo Điều 35 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về việc định đoạt tài sản chung của vợ chồng. Căn cứ vào quy định này thì việc định đoạt tài sản chung phải có sự thỏa thuận bằng văn bản của vợ chồng trong trường hợp tài sản là bất động sản; động sản mà theo quy định của pháp luật phải đăng ký quyền sở hữu; tài sản đang là nguồn tạo ra thu nhập chủ yếu của gia đình.
Như vậy, đối với trường hợp của bạn. Vợ chồng bạn đã ly hôn và có quyền tự vợ chồng thỏa thuận về việc phân chia tài sản chung khi ly hôn. Tuy nhiên, việc thỏa thuận này phải được lập thành văn bản, đối với đất đai thì thỏa thuận bằng văn bản phải được công chứng hoặc chứng thực.
Trong trường hợp của bạn, bạn kết hôn tháng 11 năm 2003, năm 2009 bạn có mua 1 mảnh đất đứng tên riêng bạn và nếu như không có bất kỳ thỏa thuận nào bằng văn bản thì mảnh đất này sẽ được xác định là tài sản chung của vợ chồng bạn, năm 2012 vợ chồng bạn li hôn và đã trả tiền cho vợ bạn trị giá nửa mảnh đất theo thỏa thuận, nhưng nếu như thỏa thuận này chỉ bằng miệng, không có văn bản thỏa thuận được công chứng, chứng thực thì nếu như hiện giờ bạn bán mảnh đất này phải có chữ ký của vợ bạn hoặc giấy ủy quyền của vợ bạn.
4. Thủ tục chuyển nhượng sang tên bất động sản sau khi ly hôn:
Tóm tắt câu hỏi
Thời kỳ trước hôn nhân tôi có mua nhà, tài sản này hoàn toàn do thu nhập của bản thân tôi tạo nên nhưng tại thời điểm này tôi chưa ký hợp đồng mua bán sang tên. Thời kỳ trong hôn nhân tôi mới làm hợp đồng mua bán có công chứng, bên mua là cả 2 vợ chồng tôi. Khi ly hôn, bản án ly hôn cũng ghi “về tài sản chung hai bên tự thỏa thuận” và vợ tôi cũng không có tranh chấp gì về tài sản này.
Do thời điểm này tôi không hiểu biết về pháp luật, cũng không có đủ tiền để đóng thuế trước bạ, các lệ phí khác để sang tên tài sản nên tôi đã không làm. Hiện nay tôi đi làm lại thủ tục sang tên nhà đất thì phòng công chứng không ký hợp đồng chuyển nhượng mới (Yêu cầu các bên phải lên ký hủy hợp đồng cũ, trong khi đó vợ cũ tôi hiện bỏ đi đâu không rõ).
Vậy kính nhờ Luật sư tư vấn giùm tôi: Nếu tôi dùng hợp đồng mua bán cũ, kèm theo
Luật sư tư vấn:
Trước tiên về việc bạn nói rằng bạn có thể thực hiện thủ tục sang tên chuyển nhượng tài sản tại Văn phòng đăng kí quyền sử dụng đất tại Ủy ban nhân dân hay không. Xin trả lời rằng không thể thực hiện thủ tục sang tên được bởi như bạn nói ngay từ đầu bạn đã không có giấy tờ chuyển nhượng mua bán bất động sản.
Thứ hai, bên công chứng viên công chứng cho bạn không thực hiện hoạt động công chứng cho bạn là phù hợp bởi vì với những giấy tờ của bạn không đủ để chứng minh được quyền của bạn đối với diện tích đất đó.
Với những giải thích như trên, đối với trường hợp của bạn, bạn nên thực hiện lại một
_ Liên hệ phòng công chứng để chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất;
_ Sau khi công chứng hợp đồng 2 bên liên hệ chi cục thuế để kê khai đóng thuế;
Bên Chuyển nhượng kê khai và đóng thuế Thu nhập cá nhân.
Bên nhận chuyển nhượng kê khai và đóng lệ phí trước bạ.
_ Sau khi đóng thuế và lệ phí trước bạ xong, Bên nhận chuyển nhượng liên hệ ủy ban nhân dân cấp quận, huyện làm thủ tục đăng bộ.
Để thực hiện hoạt động này thì bên chuyển nhượng trao cho bạn những giấy tờ liên quan như: giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thông báo nộp lệ phí trước bạ bản chính, bản vẽ, giấy tờ đóng thuế sử dụng đất (hàng năm) nếu có. Ngoài ra còn những giấy tờ bản sao chứng minh nhân thân của bên chuyển nhượng đất.
Sau khi công chứng xong thì một trong hai bên (tùy các bên thỏa thuận trong hợp đồng) sẽ đến phòng Tài nguyên và Môi trường cấp quận, huyện (nơi có bất động sản) làm thủ tục đăng ký sang tên ( Mang hồ sơ gồm: Hợp đồng mua bán đã công chứng; các hồ sơ đã liệt kê ở trên sao y bản chính tối thiểu 2 bản).
Như vậy, thủ tục mua bán sang tên trong trường hợp của bạn sẽ được thực hiện như một thủ tục mua bán mới hoàn toàn, sẽ không liên quan đến thời kì hôn nhân của bạn nên bạn không cần đưa ra