Kiểm dịch động vật và kiểm dịch các loại sản phẩm động vật được xem là quá trình kiểm tra, áp dụng các biện pháp kĩ thuật công nghệ tiên tiến hiện đại để kiểm soát, ngăn chặn đối tượng kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật. Vậy theo quy định của pháp luật hiện nay thì yêu cầu và nhiệm vụ của kĩ thuật viên kiểm dịch động vật được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Nhiệm vụ của kỹ thuật viên kiểm dịch động vật:
Kĩ thuật viên kiểm dịch động vật là một trong những cá nhân giữ chức vụ quan trọng trong quá trình kiểm dịch động vật và sản phẩm động vật. Về chức trách, kĩ thuật viên kiểm dịch động vật được xem là công chức thực hiện chức năng và nhiệm vụ hỗ trợ hoạt động kiểm dịch động vật, hỗ trợ cho hoạt động kiểm dịch sản phẩm động vật, kiểm soát quá trình giết mổ động vật, kiểm tra vệ sinh trong lĩnh vực thú y, kiểm tra vấn đề an toàn thực phẩm đối với các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật. Theo đó, căn cứ theo quy định tại Điều 7 của Thông tư 08/2022/TT-BNNPTNT, thì nhiệm vụ của kĩ thuật viên kiểm dịch động vật bao gồm các nhiệm vụ cơ bản như sau:
-
Có nhiệm vụ hỗ trợ cho quá trình kiểm dịch động vật, hỗ trợ kiểm dịch viên động vật trong quá trình kiểm tra và đánh giá thành phần hồ sơ kiểm dịch động vật, kiểm tra và đánh giá thành phần hồ sơ kiểm dịch sản phẩm động vật, kiểm soát quá trình giết mổ của các loài động vật;
-
Có nhiệm vụ trong quá trình kiểm tra đánh giá, theo dõi lâm sàng đối với các sản phẩm động vật, các loại động vật, thực trạng hàng hóa, đưa ra cảm quan góc nhìn đối với sản phẩm động vật;
-
Có nhiệm vụ thực hiện hoạt động phòng chống và điều trị bệnh động vật trong suốt thời gian cách ly để kiểm dịch động vật, hoặc trong thời gian cách ly động vật mắc bệnh tại các cơ sở giết mổ động vật;
-
Có nhiệm vụ lấy mẫu động vật, lấy mẫu sản phẩm động vật để hướng tới mục tiêu phục vụ cho công công tác kiểm dịch động vật, hỗ trợ cho công tác kiểm dịch sản phẩm động vật, kiểm soát quá trình giết mổ động vật, kiểm tra và kiểm soát hoạt động vệ sinh trong lĩnh vực thú y, kiểm tra về vấn đề an toàn thực phẩm đối với sản phẩm có nguồn gốc từ động vật;
-
Có nhiệm vụ giám sát quá trình thực hiện biện pháp vệ sinh thú y trong thời gian cách ly để thực hiện thủ tục kiểm dịch động vật, trong quá trình giết mổ các loài động vật, trong quá trình sơ chế sản phẩm, hoặc trong quá trình chế biến sản phẩm động vật;
-
Có nhiệm vụ hướng dẫn thực hiện, giám sát quá trình thực hiện, trực tiếp thực hiện quá trình pha chế các dung dịch thuốc thử trùng, pha chế dung dịch tiêu độc, pha chế thuốc phun khử khuẩn, thuốc phun khử trùng, tiêu độc theo chỉ định và theo quy định của pháp luật;
-
Thực hiện một số nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và theo sự lãnh đạo của cơ quan cấp trên.
Như vậy, nhiệm vụ của kĩ thuật viên kiểm dịch động vật bao gồm các nhiệm vụ cơ bản nêu trên.
Đồng thời cần phải lưu ý về vấn đề trạm kiểm dịch động vật tại các đầu mối giao thông. Đây cũng được xem là một trong những đôi thực hiện chức năng và nhiệm vụ của kĩ thuật viên kiểm dịch động vật. Căn cứ theo quy định tại Điều 40 của Văn bản hợp nhất Luật thú y năm 2017 có quy định về trạm kiểm dịch động vật tại đầu mối giao thông. Theo đó:
-
Quá trình kiểm dịch động vật, kiểm dịch các sản phẩm động vật trong quá trình vận chuyển qua các đầu mối giao thông sẽ do trạm kiểm dịch động vật thực hiện trên thực tế. Trạm kiểm dịch động vật tại các đầu mối giao thông bắt buộc phải có đại diện của ngành Công an, đại diện của quản lý thị trường và đại diện của ngành thú y;
-
Nội dung kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật tại đầu mối giao thông sẽ bao gồm các nội dung cơ bản như sau: Tiến hành hoạt động kiểm tra số lượng sản phẩm, chủng loại động vật, sản phẩm động vật theo nội dung ghi nhận đầy đủ trong giấy chứng nhận kiểm dịch, kiểm tra mã số vệ sinh, dấu vệ sinh, kẹp chì phương tiện vận chuyển;
-
Kiểm tra tình trạng sức khỏe của các loài động vật, thực trạng vệ sinh thú y của các sản phẩm chế biến từ động vật, phương tiện vận chuyển các loại động vật, vệ sinh phương tiện vận chuyển, khử trùng phương tiện vận chuyển, tiêu độc đối với phương tiện vận chuyển, xác nhận đã kiểm tra động vật, đã kiểm tra các loại sản phẩm động vật trong trường hợp đạt yêu cầu, trong trường hợp không đạt yêu cầu thì sẽ ra quyết định tạm đình chỉ quá trình vận chuyển động vật sản phẩm động vật, xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm;
-
Bộ trưởng Bộ nông nghiệp phát triển và Nông thôn là cơ quan có thẩm quyền quy định cụ thể về vấn đề lập trạm kiểm dịch động vật tại các đầu mối giao thông trên phạm vi toàn quốc;
-
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ căn cứ vào quy định cụ thể của bộ trưởng Bộ nông nghiệp phát triển và Nông thôn để ra quyết định thành lập, tổ chức thực hiện trên thực tế quá trình kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật tại các trạm kiểm dịch động vật tại đầu mối giao thông trên địa bàn toàn quốc.
2. Yêu cầu của kỹ thuật viên kiểm dịch động vật:
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 của Thông tư 08/2022/TT-BNNPTNT, có quy định về tiêu chuẩn và yêu cầu để trở thành kỹ thuật viên kiểm dịch động vật. Theo đó, kĩ thuật viên kiểm dịch động vật cần phải đáp ứng được các yêu cầu về năng lực chuyên môn nghiệp vụ và đáp ứng yêu cầu về trình độ đào tạo bồi dưỡng như sau:
(1) Yêu cầu về năng lực chuyên môn nghiệp vụ của kĩ thuật viên kiểm dịch động vật bao gồm:
+ Nắm vững chủ trương đường lối của đảng, nắm vững chính sách pháp luật của nhà nước Việt Nam, nắm vững được đầy đủ các nội dung cơ bản của pháp luật trong lĩnh vực thú y để thực hiện chức năng và nhiệm vụ của mình được giao bởi cấp trên;
+ Nắm vững đầy đủ các quy trình kỹ thuật để thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao;
+ Nắm vững được các loại bệnh thông thường, biểu hiện của các loại bệnh đối với sản phẩm động vật;
+ Hiểu rõ tính chất của từng loại thuốc, hiểu rõ tác dụng của từng loại thuốc, quá trình điều trị bệnh, thuốc khử trùng, thuốc tiêu độc;
+ Biết cách tóm tắt, biết cách cách ly để thực hiện thủ tục kiểm dịch, ghi chép đầy đủ kết quả và nhật ký thí nghiệm;
+ Có khả năng điều trị được các bệnh thông thường của các loại động vật;
+ Sử dụng thành thạo các loại trang thiết bị văn phòng, sử dụng thành thạo các loại trang thiết bị khác để phục vụ cho yêu cầu/nhiệm vụ của mình.
(2) Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo và bồi dưỡng của kĩ thuật viên kiểm dịch động vật bao gồm: Kĩ thuật viên kiểm dịch động vật cần phải đáp ứng trình độ học vấn, có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành phù hợp với vị trí yêu cầu việc làm.
3. Kỹ thuật viên kiểm dịch động vật có hệ số lương bao nhiêu?
Căn cứ theo quy định tại Điều 24 của Thông tư 08/2022/TT-BNNPTNT, có quy định cụ thể về cách xếp lương. Theo đó, các ngạch công chức ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn quy định tại Thông tư 08/2022/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn áp dụng Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước (cụ thể tại Bảng 2) ban hành kèm theo
-
Ngạch kiểm lâm viên chính, ngạch kiểm ngư viên chính, ngạch thuyền viên kiểm ngư chính theo quy định hiện nay sẽ được áp dụng hệ số lương công chức loại A2, nhóm A2.1, với mức cụ thể từ hệ số lương 4.40 đến hệ số lương 6.78;
-
Ngạch kiểm dịch viên chính động vật, ngạch kiểm dịch viên chính thực vật, ngạch kiểm soát viên chính đê điều theo quy định hiện nay sẽ được áp dụng hệ số lương công chức loại A2, nhóm A2.2, với mức cụ thể từ hệ số lương 4.00 đến hệ số lương 6.38;
-
Ngạch kiểm dịch viên động vật, ngạch kiểm dịch viên thực vật, ngạch kiểm soát viên đê điều, ngạch kiểm lâm viên, ngạch kiểm ngư viên, ngạch thuyền viên kiểm ngư theo quy định hiện nay sẽ được áp dụng hệ số lương công chức loại Al, với mức cụ thể từ hệ số lương 2.34 đến hệ số lương 4.98;
-
Ngạch kỹ thuật viên kiểm dịch động vật, kỹ thuật viên kiểm dịch thực vật, kiểm soát viên trung cấp đê điều, kiểm lâm viên trung cấp, kiểm ngư viên trung cấp, thuyền viên kiểm ngư trung cấp theo quy định hiện nay sẽ được áp dụng hệ số lương công chức loại B, với mức cụ thể từ hệ số lương 1.86 đến hệ số lương 4.06.
Như vậy, kỹ thuật viên kiểm dịch động vật sẽ áp dụng hệ số lương công chức loại B, cụ thể là với mức từ hệ số lương 1.86 đến hệ số lương 4.06.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất 15/VBHN-VPQH 2017 Luật Thú y;
– Thông tư 08/2022/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc quy định mã số, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ và xếp lương đối với các ngạch công chức ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.
THAM KHẢO THÊM: