Sự gia tăng không ngừng của nền công nghiệp sản xuất và tiêu dùng đã kéo theo nhiều hệ lụy, tạo ra một khối lượng chất thải độc hại lớn ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe con người. Vậy pháp luật hiện nay quy định như thế nào về yêu cầu đối với bao bì và thiết bị lưu trữ chất thải nguy hại?
Mục lục bài viết
1. Yêu cầu đối với bao bì, thiết bị lưu trữ chất thải nguy hại:
Căn cứ theo quy định tại Điều 36 của Thông tư 02/2022/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, có quy định về yêu cầu đối với bao bì và thiết bị lưu trữ chất thải nguy hại. Bao gồm:
(1) Bao bì lưu trữ các loại chất thải nguy hại (vỏ cứng hoặc vỏ mềm) còn phải đáp ứng các yêu cầu như sau:
+ Vỏ bao bì cần phải có khả năng chống ăn mòn, không bị rỉ theo thời gian trong quá trình bảo quản, không phản ứng với các loại chất hóa học chữa bên trong các loại chất thải nguy hại, có khả năng chống thấm hoặc thẩm thấu, có khả năng chống rò rỉ (đặc biệt là tại các điểm tiếp nối và vị trí nạp/xả chất thải), bao bì loại mềm thì cần phải có ít nhất hai lớp vỏ;
+ Chịu được va chạm, không bị hư hỏng theo thời gian, không bị rách vỡ vỏ bởi trọng lượng chất thải chứa đựng trong điều kiện sử dụng bình thường;
+ Đối với các loại bao bì mềm thì cần phải được bọc kín, bao bì cứng thì cần phải có nắp đậy kín để đảm bảo ngăn ngừa chất thải rò rỉ hoặc bay hơi ra bên ngoài;
+ Các loại chất thải lỏng, bùn dưới dạng nhão, chất thải có các thành phần nguy hại dễ bay hơi thì cần phải được chứa trong bao bì cứng.
(2) Thiết bị chứa chất thải nguy hại (có vỏ cứng với kích thước lớn như bể, bồn, công ten nơ và các thiết bị khác tương ứng) cần phải đáp ứng các yêu cầu như sau:
+ Vỏ có khả năng chống được các chất ăn mòn, không bị rỉ sét theo thời gian trong quá trình bảo quản, không phản ứng với các loại chất hóa học có chứa bên trong chất thải nguy hại, có khả năng chống thấm, có khả năng chống thấm thủ, có gia cố hoặc thiết kế đặc biệt tại các điểm tiếp nối và vị trí xếp dỡ, nạp chất thải/xả chất thải, tránh tình trạng rò rỉ ra bên ngoài;
+ Kết cấu cứng có khả năng chịu được va chạm mạnh, không bị hư hỏng trong thời gian bảo quản, không bị biến dạng hoặc rách/vỡ bởi trọng lượng chất thải trong quá trình sử dụng;
+ Có dấu hiệu cảnh báo đảm bảo an toàn bên ngoài thiết bị theo quy định của pháp luật;
+ Thiết bị lưu giữ chất thải nguy hại ở thể lỏng hoặc các loại chất thải nguy hại có thành phần dễ bay hơi thì cần phải có nắp đậy kín, có biện pháp kiểm soát bay hơi trong quá trình bảo quản;
+ Trong trường hợp thiết bị lưu giữ chất thải nguy hại không có các thành phần nguy hại dễ dàng bay hơi thì có thể không cần có nắp đậy kín, tuy nhiên cần phải có mái và cần phải có các biện pháp phù hợp để tránh tiếp xúc với ánh nắng/mưa/gió.
Theo đó, bao bì và thiết bị lưu giữ chất thải nguy hại cần phải đáp ứng được các yêu cầu nêu trên.
2. Mức xử phạt bao bì, thiết bị lưu trữ chất thải nguy hại không đảm bảo yêu cầu:
Căn cứ theo quy định tại Điều 29 của Nghị định 45/2022/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực bảo vệ môi trường, có quy định về mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về bảo vệ môi trường. Theo đó, phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với các đối tượng thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật như sau:
- Không ký kết hợp đồng với các đơn vị có giấy phép môi trường phù hợp trước khi tiến hành thủ tục chuyển giao chất thải nguy hại để xử lý theo quy định của pháp luật;
-
Vận chuyển các loại chất thải nguy hại phát sinh tại cơ sở khi không có đầy đủ phương tiện chính chủ hoặc phương tiện và các trang thiết bị không đáp ứng đầy đủ yêu cầu kỹ thuật vận chuyển theo quy định của pháp luật;
-
Không chuyển giao các loại chất thải nguy hại cho đơn vị có giấy phép bảo vệ môi trường phù hợp để thu gom, xử lý chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật trong trường hợp không được phép tiếp tục lưu giữ hoặc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
-
Không phân định các loại chất thải nguy hại theo mã, theo danh mục, ngưỡng chất thải nguy hại; không phân loại các loại chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật; xác định không đúng số lượng chất thải nguy hại và khối lượng chất thải nguy hại để quản lý theo đúng quy định của pháp luật; không khai báo chất thải nguy hại hoặc khai báo không đúng khối lượng, khai báo không đúng loại chất thải nguy hại trong báo cáo bằng văn bản với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
-
Không đóng gói chất thải nguy hại, không bảo quản chất thải nguy hại trong bao bì và các trang thiết bị lưu chứaphù hợp, đáp ứng đầy đủ yêu cầu kỹ thuật theo quy định của pháp luật; hoặc sử dụng bao bì và trang thiết bị lưu chứa chất thải nguy hại không đáp ứng đầy đủ yêu cầu kỹ thuật theo quy định của pháp luật;
-
Không bố trí khu vực giữ chất thải nguy hại hoặc bố trí khu vực giữ chất thải nguy hại tự nhiên không đáp ứng đầy đủ yêu cầu kỹ thuật theo quy định của pháp luật.
Như vậy, hành vi chứa chất thải nguy hại trong bao bì, thiết bị lưu chứa không đảm bảo yêu cầu có thể bị phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng. Tuy nhiên cần phải lưu ý, đó là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân vi phạm, trong trường hợp tổ chức vi phạm thì mức phạt tiền sẽ được xác định gấp hai lần đối với cá nhân trong cùng một hành vi vi phạm, cụ thể là từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
3. Chủ nguồn thải chất thải nguy hại có trách nhiệm gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 83 của Văn bản hợp nhất Luật bảo vệ môi trường năm 2022 có quy định về trách nhiệm của chủ nguồn chất thải nguy hại. Theo đó, chủ nguồn chất thải nguy hại cần phải thực hiện các trách nhiệm như sau:
-
Khai báo đầy đủ khối lượng, khai báo các loại chất thải nguy hại trong thành phần hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường hoặc nội dung đăng ký môi trường tại cơ quan có thẩm quyền;
-
Thực hiện hoạt động phân định, phân loại chất thải nguy hại, thu gom chất thải nguy hại, lưu giữ các loại chất thải nguy hại, không để lẫn chất thải nguy hại với nhau, đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường trong quá trình lưu giữ chất thải nguy hại;
-
Tái sử dụng chất thải nguy hại, tái chế, xử lý chất thải nguy hại, thu hồi năng lượng theo quy định của pháp luật hoặc chuyển giao các loại chất thải nguy hại cho cơ sở có giấy phép môi trường phù hợp để xử lý trên thực tế.
Tóm lại, chất thải nguy hại là các loại chất thải có chứa nhiều thành phần độc hại, có chứa chất phóng xạ, các loại chất dễ cháy nổ, chất dễ ăn mòn gây nhiễm độc hoặc có nhiều đặc tính nguy hại khác với ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của con người và môi trường. Vì vậy, quản lý chất thải nguy hại là một trong những vấn đề vô cùng quan trọng đối với sự phát triển bền vững của môi trường. Chất thải nguy hại nếu không được xử lý đúng cách thì có thể gây ra nhiều hậu quả nặng nề cho hệ sinh thái, gây ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí và ô nhiễm đất đai. Chúng ta cần phải thực hiện nhiều biện pháp hiệu quả để xử lý và tái chế chất thải một cách an toàn nhằm bảo vệ môi trường và sức khỏe của cộng đồng. Vì vậy, nếu bạn đang tìm kiếm một đơn vị tư vấn pháp luật về lĩnh vực môi trường nói chung và chất thải nguy hại nói riêng thì công ty Luật Dương Gia là một sự lựa chọn hoàn hảo dành cho bạn.
THAM KHẢO THÊM: