Ý nghĩa của việc quy định thẩm quyền của Hội đồng xét xử phúc thẩm đối với bản án hình sự sơ thẩm. Việc quy định và thực hiện thẩm quyền của HĐXX phúc thẩm đối với bản án hình sự sơ thẩm có ý nghĩa quan trọng ở nhiều phương diện.
Mục lục bài viết
1. Ý nghĩa về mặt chính trị – xã hội:
Ở nước ta, nhu cầu bức thiết của nhân dân về một nền tư pháp dân chủ, công minh trong quá trình đổi mới kinh tế – xã hội, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đã thúc đẩy hình thành quan điểm cải cách tư pháp theo hướng khẳng định vị trí trung tâm của
Thông qua phán quyết về việc giải quyết vụ án, Tòa án duy trì công lý trong xã hội. Tòa án là nơi thể hiện công lý, thể hiện chất lượng và uy tín của hệ thống tư pháp. Việc bản án sơ thẩm kết án người không có hành vi phạm tội hoặc quyết định hình phạt quá nặng, không tương xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội do hành vi phạm tội gây ra sẽ hình thành tâm lý bất mãn, chống đối, không tâm phục, khẩu phục. Ngược lại, việc bỏ lọt tội phạm hay quyết định mức hình phạt quá nhẹ lại tạo thái độ coi thường pháp luật, coi thường Nhà nước. HĐXX phúc thẩm vừa xét xử lại vụ án về nội dung, vừa kiểm tra lại tính hợp pháp và tính có căn cứ của bản án sơ thẩm. Qua đó, quy định về thẩm quyền của HĐXX phúc thẩm đối với bản án hình sự sơ thẩm đảm bảo vụ án hình sự được giải quyết khách quan, chính xác, giúp cho công lý được thực thi, góp phần bảo đảm nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo đảm công bằng xã hội, nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật của mỗi công dân và củng cố niềm tin của quần chúng nhân dân đối với các cơ quan tư pháp, với Đảng và Nhà nước.
Bên cạnh đó, xác định cụ thể thẩm quyền của HĐXX phúc thẩm đối với bản án hình sự sơ thẩm để thực hiện hiệu quả nhiệm vụ xét xử vụ án hình sự là góp phần vào việc thực hiện những nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp, xác định Tòa án có vị trí trung tâm, xét xử là trọng tâm theo tinh thần
2. Ý nghĩa về mặt pháp lý:
Quy định thẩm quyền của HĐXX phúc thẩm đối với bản án hình sự sơ thẩm đóng vai trò rất quan trọng, là khung pháp lý để HĐXX phúc thẩm thực hiện quyền hạn ở giai đoạn xét xử phúc thẩm với nhiệm vụ xét xử lại vụ án về mặt nội dung, kiểm tra lại tính hợp pháp và tính có căn cứ của bản án hình sự sơ thẩm. Thẩm quyền của HĐXX phúc thẩm được phân định rõ ràng, khoa học, sát với thực tế sẽ bảo đảm xét xử phúc thẩm khách quan, chính xác, đúng người, đúng tội.
Thẩm quyền của HĐXX phúc thẩm đối với bản án sơ thẩm bảo đảm bản án chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp sơ thẩm chính xác, công bằng, đúng pháp luật. Thông qua thủ tục phúc thẩm, các bản án đúng sẽ khẳng định được tính có căn cứ, đúng pháp luật. Ngược lại, những bản án có sai lầm, vi phạm sẽ bị sửa hoặc hủy để giải quyết lại, đảm bảo khách quan, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không làm oan người vô tội, không bỏ lọt tội phạm, người phạm tội, bảo vệ công lý, quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, uy tín của Nhà nước.
Bên cạnh đó, thông qua việc thực hiện thẩm quyền xét xử phúc thẩm, HĐXX phúc thẩm đảm bảo sự thống nhất trong việc áp dụng pháp luật. Trên thực tế, có những trường hợp sai lầm của bản án sơ thẩm xuất phát từ nguyên nhân nhận thức về pháp luật không đúng, không thống nhất. Do đó, thông qua việc thực hiện chức năng giám đốc việc xét xử, HĐXX phúc thẩm hướng dẫn Tòa án cấp dưới áp dụng pháp luật đúng đắn và thống nhất, góp phần nâng cao chất lượng xét xử các vụ án hình sự, đồng thời buộc Tòa án cấp sơ thẩm phải nâng cao trách nhiệm, thận trọng và tuân thủ nghiêm chỉnh các yêu cầu về tính hợp pháp và tính có căn cứ khi đưa ra phán quyết cuối cùng.
Việc thực hiện thẩm quyền của HĐXX phúc thẩm đối với bản án hình sự sơ thẩm cũng có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật. Trong quá trình xét xử vụ án hình sự, HĐXX phúc thẩm sẽ phát hiện ra những thiếu sót, bất cập tồn tại trong các văn bản pháp luật và kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ văn bản pháp luật đó. Kiến nghị của HĐXX phúc thẩm là cơ sở để các cơ quan có thẩm quyền hoàn thiện quy định của pháp luật nói chung và quy định về thẩm quyền của HĐXX phúc thẩm nói riêng.