Địa điểm mở thừa kế và thời điểm mở thừa kế là nội dung quan trọng trong khi thực hiện thủ tục thừa kế. Cùng bài viết tìm hiểu về địa điểm mở thừa kế là gì? Quy định về địa điểm và thời điểm mở thừa kế như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Địa điểm mở thừa kế là gì?
Địa điểm mở thừa kế là nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản, nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng, thì địa điểm mở thừa kế là nơi có toàn bộ hoặc phần lớn di sản.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 633
Việc xác định thời điểm mở thừa kế có ý nghĩa rất quan trọng trong thực tiễn. Kể từ thời điểm đó xác định được chính sách tài sản, quyền, nghĩa vụ về tài sản của người để lại thừa kế gồm những gì và đến khi chia di sản còn bao nhiêu, nhằm giải quyết chính xác việc phân chia tài sản sau này cho người thừa kế, tránh tình trạng di sản có thể bị người khác phân tán hoặc chiếm đoạt.
Thời điểm mở thừa kế là căn cứ xác định những người thừa kế của người đã chết, vì người thừa kế phải là cá nhân còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Ngoài ra, thời điểm mở thừa kế còn có ý nghĩa thực tiễn về mặt thời hiệu, cụ thể là việc từ chối nhận di sản thừa kế, khởi kiện đòi di sản thừa kế phải được tiến hành trong một thời hạn nhất định, kể từ thời điểm mở thừa kế.
Về địa điểm mở thừa kế, theo quy định tại khoản 2 Điều 633 Bộ luật dân sự năm 2015 thì “địa điểm mở thừa kế là nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản, nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng, thì địa điểm mở thừa kế là nơi có toàn bộ hoặc phần lớn di sản”. Địa điểm mở thừa kế có ý nghĩa rất quan trọng, đó là nơi thực hiện việc quản lý di sản, kiểm kê di sản trong trường hợp cần thiết để ngăn chặn hành vi tẩu tán tài sản. Địa điểm mở thừa kế còn là nơi thực hiện việc thanh toán và phân chia di sản. Trong trường hợp có tranh chấp, thì Tòa án nhân dân nơi mở thừa kế có thẩm quyền giải quyết. Trong thực tiễn, một người trước khi chết có thể cư trú ở nhiều địa điểm khác nhau thì địa điểm mở thừa kế là nơi cư trú cuối cùng của người đó. Trong trường hợp không xác định được nơi cư trú cuối cùng thì địa điểm mở thừa kế là nơi có toàn bộ hoặc phần lớn di sản của người đó.
2. Quy định về địa điểm mở thừa kế:
Tại Điều 611
“Điều 611. Thời điểm, địa điểm mở thừa kế
1. Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại khoản 2 Điều 71 của Bộ luật này.
2. Địa điểm mở thừa kế là nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản; nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng thì địa điểm mở thừa kế là nơi có toàn bộ di sản hoặc nơi có phần lớn di sản.”
Như vậy: Căn cứ quy định được trích dẫn trên đây thì về nguyên tắc, địa điểm mở thừa kế là cư trú cuối cùng của người để lại di sản. Tuy nhiên, trường hợp không xác định được nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản thì địa điểm mở thừa kế là nơi có toàn bộ di sản hoặc nơi có phần lớn di sản của người để lại di sản.
Như vậy: Căn cứ quy định được trích dẫn trên đây thì nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản được xác định có thể là nơi thường trú hoặc cũng có thể là nơi tạm trú của người để lại di sản.
3. Thời điểm mở thừa kế theo pháp luật dân sự:
Tóm tắt câu hỏi:
Thưa Luật sư, tôi có 1 vẫn đề rất cần được giải đáp về Luật thừa kế Câu chuyển giả dụ như sau: Tháng 11/2016, tôi có mua đất của 1 hộ có 4 người: bố, mẹ và 2 con chưa thành niên. khi làm thủ tục chuyển nhượng tại phòng CC, 2 người bố mẹ đã kí, trong hộ khẩu tại thời điểm đó chỉ có 4 người; đến cuối T12/2016, khi thủ tục chuyển nhượng chưa hoàn tất, thì có thêm 1 người con được pháp luật công nhận là con đẻ vậy, tôi muốn được biết: người con đẻ mới được công nhận đó có quyền đòi thừa kế mảnh đất mà tôi đang làm thủ tục chuyển nhượng ko? tôi xin chân thành cảm ơn?
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Điều 167 Luật đất đai 2013 về quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất:
“1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này.
2. Nhóm người sử dụng đất mà có chung quyền sử dụng đất thì có các quyền và nghĩa vụ như sau:
a) Nhóm người sử dụng đất gồm hộ gia đình, cá nhân thì có quyền và nghĩa vụ như quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân theo quy định của Luật này.
Trường hợp trong nhóm người sử dụng đất có thành viên là tổ chức kinh tế thì có quyền và nghĩa vụ như quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế theo quy định của Luật này;
b) Trường hợp nhóm người sử dụng đất mà quyền sử dụng đất phân chia được theo phần cho từng thành viên trong nhóm, nếu từng thành viên của nhóm muốn thực hiện quyền đối với phần quyền sử dụng đất của mình thì phải thực hiện thủ tục tách thửa theo quy định, làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và được thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất theo quy định của Luật này.
Trường hợp quyền sử dụng đất của nhóm người sử dụng đất không phân chia được theo phần thì ủy quyền cho người đại diện để thực hiện quyền và nghĩa vụ của nhóm người sử dụng đất.
3. Việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực hiện như sau:
a) Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này;
… “.
Có thể thấy, trường hợp của bạn là đất được cấp cho hộ gia đình thực hiện việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất, vì mỗi thành viên trong hộ có quyền quyết định như nhau nên cần phải có sự đồng ý của tất cả các thành viên trong hộ. Khi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong hộ gia đình thì hộ này chỉ bao gồm 4 người, tức là chỉ cân có sự đồng ý của bốn người này. Việc sau khi đã ký kết xong hợp đồng chuyên nhượng đã có công chứng thì hợp đồng này là hợp pháp, và việc xác định một người con mới thì cũng sẽ không ảnh hưởng gì đến việc mua bán của bạn. Còn đối với vấn đề thừa kế thì chỉ đặt ra khi người có tài sản chết. Căn cứ quy định tại Điều 611 Bộ luật dân sự 2015:
“1. Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại khoản 2 Điều 71 của Bộ luật này.
2. Địa điểm mở thừa kế là nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản; nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng thì địa điểm mở thừa kế là nơi có toàn bộ di sản hoặc nơi có phần lớn di sản.”
4. Quy định thời điểm mở thừa kế và thanh toán nghĩa vụ người chết để lại:
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư, chú con mất ngày 15/09/2016, người thân của chú bao gồm vợ, bố nuôi, bố ruột, bố mẹ vợ, một người con ruột 23 tuổi bị tàn tật. Một người con gái ruột đã có chồng. Một người con nuôi đang học cấp 2, anh ruột, chị ruột, cháu ruột, ông bà nội ngoại đang còn sống. Tài sản của vợ chồng chú là 4 tỷ. Chú con có tài sản trước hôn nhân là 400 triệu. Chú có nợ của của một cô 200 triệu do đánh bạc. Cho con hỏi thời điểm thừa kế là thời điểm nào? Những ai được chia thừa kế và được chia bao nhiêu.
Con xin cám ơn!
Luật sư tư vấn:
Theo thông tin bạn cung cấp, chú bạn mất ngày 15/09/2016. Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết do đó thời điểm mở thừa kế là ngày 15/09/2016.
Theo như bạn trình bày, chú bạn mất không để lại di chúc, do đó di sản thừa kế của chú bạn sẽ chia thừa kế theo pháp luật.
Người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
– Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.
– Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
– Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Những người hưởng thừa kế của chú bạn gồm vợ, bố nuôi, bố ruột, 3 người con (một người con ruột 23 tuổi bị tàn tật, một người con gái ruột đã có chồng, một người con nuôi đang học cấp 2).
Di sản thừa kế của chú bạn bao gồm: tài sản chung 02 vợ chồng là 4 tỷ, Tài sản trước hôn nhân là 400 triệu. Nghĩa vụ mà chú bạn để lại là nợ 200 triệu.
– Đối với tài sản chung 02 vợ chồng là 4 tỷ: 4 tỷ này sẽ chia đều làm 02 phần bằng nhau, vợ được 2 tỷ, chú bạn 2 tỷ.
Phần của chú bạn 2 tỷ sẽ chia đều cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của chú bạn, chia đều cho 06 người, mỗi người sẽ được hưởng một phần bằng nhau = 2 tỷ : 6 = 333.333.333 đồng.
– Đối với phần tài sản có trước hôn nhân là 400.000.000 đồng. Số tiền này sẽ chia đều cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của chú bạn, chia đều cho 06 người, mỗi người sẽ được hưởng một phần bằng nhau = 400.000.000 : 6 = 66.666.666 đồng.
– Đối với phần nghĩa vụ của chú bạn để lại là khoản nợ 200 triệu, những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thoả thuận khác. Trường hợp di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
Kết luận
Như vậy, người vợ được hưởng 2.399.999.999 đồng, những người khác thì mỗi người được hưởng một phần bằng nhau và bằng 399.999.999 đồng. Đồng thời trong phần tài sản được hưởng, mỗi người thừa kế phải thực hiện nghĩa vụ trả khoản nợ của chú bạn là 200.000.000 đồng.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
Bộ luật dân sự năm 2015