Ý nghĩa của tự nguyện thi hành án dân sự. Việc tự nguyện thi hành án có ý nghĩa lớn trong hoạt động thi hành các bản án đã có hiệu lực.
Luật thi hành án dân sự năm 2014 quy định hai biện pháp thi hành án là tự nguyện thi hành án và cướng chế thi hành án. Bài viết dưới đây của chúng tôi xin được làm rõ hơn về vấn đề ý nghĩa của tự nguyện thi hành án dân sự.
1. Cơ sở pháp lý.
Theo quy định tại Điều 9 Luật thi hành án dân sự năm 2014 thi tự nguyện thi hành án là một trong hai biện pháp thi hành án dân sự, cụ thể:
“1. Nhà nước khuyến khích đương sự tự nguyện thi hành án.
2.Người phải cưỡng chế thi hành án có điều kiện thi hành án mà không tự nguyện thi hành thì bị cưỡng chế thi hành án theo quy định của Luật này.”
2. Ý nghĩa của tự nguyện thi hành án dân sự đối với người được thi hành án
Đối với người được thi hành án, sự tự nguyện của người được thi hành án chính là họ dùng quyền lợi của mình đã được Bản án có hiệu lực ghi nhận để thể hiện sự tự nguyện của mình. Sự tự nguyện thi hành án của người được thi hành án thể hiện ở chỗ họ có thể thỏa thuận với người phải thi hành án về thời gian, địa điểm, phương thức thi hành án về phương thức thi hành án, nhưng thỏa thuận này không trái pháp luật và đạo đức xã hội.
Việc tự nguyện thi hành án của người được thi hành án được Nhà nước khuyến khích và được thể hiện dưới một cơ chế khác, đó là người được thi hành án có thể đơn phương tự nguyện đồng ý cho bên phải thi hành án hoãn thi hành án, thời gian hoãn do bên được thi hành án quyết định. Hoặc người được thi hành án cũng có thể đơn phương tự nguyện từ bỏ quyền và lợi ích của họ được hưởng theo bản án quyết định, nếu việc từ bỏ này không làm ảnh hưởng đến lợi ích Nhà nước hoặc người khác.
>>> Luật sư
3. Ý nghĩa của tự nguyện thi hành án dân sự đối với người phải thi hành án
Đối với người phải thi hành án, khi nói đến tự nguyện thi hành án chủ yếu nói đến sự tự nguyện thi hành án của người phải thi hành án. Đây là đối tượng thể hiện một cách trực tiếp nhất, cự thể nhất về bản chất và hình thức của sự tự nguyện thi hành án. Vì vậy, người phải thi hành án là đối tượng mà các cơ quan thi hành án, các Chấp hành viên đặc biệt quan tâm và mọi người tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người phải thi hành án thực hiện nghĩa vụ của mìn đối với Quyết định thi hành án.Việc tự nguyện thi hành án của người phải thi hành án có thể được thực hiện đầy đủ, kịp thời và đúng với quyết định thi hành án; cũng có thể họ chỉ tự nguyện thực hiện một phần trong các khoản phải thi hành án. Vì vậy, một mặt, phải ghi nhận sự tự nguyện của người thi hành án, mặt khác phải tiếp tục động viên, khuyến khích họ nên có thái độ tự giác, tự nguyện trong việc chấp hành pháp luật.