Công tác quản lý nhà nước về đất đai đặc biệt là công tác thống kê đã góp phần không nhỏ vào việc quản lý quỹ đất một cách thống nhất. Vậy câu hỏi đặt ra: Ý nghĩa của thống kê đất đai là gì? Và thời điểm thống kê đất đai là khi nào?
Mục lục bài viết
1. Thống kê đất đai được hiểu như thế nào?
Theo quy định của pháp
Nhìn chung thì bản đồ hiện trạng sử dụng đất là bản đồ chuyên đề được thành lập theo đơn vị hành chính các cấp thể hiện thực tế khách quan về sự phân bố, hiện trạng sử dụng các loại đất với đầy đủ các thông tin về hiện trạng như ranh giới, vị trí, số lượng, diện tích các loại đất … và theo quy định về chỉ tiêu thống kê theo mục đích sử dụng đất ở một địa điểm nhất định. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất các cấp đều được thành lập trên mặt phẳng hình chiếu, múi chiếu 3 độ, có hệ số điều chỉnh tỷ lệ biến dạng chiều dài k = 0.9999, kinh tuyến trục của từng tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương được quy định theo quy định của pháp luật hiện hành.
2. Ý nghĩa của thống kê đất đai:
Đối với mỗi công tác trong quản lý của nhà nước về đất đai đều có một vị trí vai trò nhất định. Công tác thống kê đất đai ra đời có ý nghĩa và vai trò quan trọng phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước về đất đai, giúp cho nhà nước tổng hợp và đánh giá trên hồ sơ địa chính với thực địa về hiện trạng sử dụng đất tại thời điểm thống kê và tình hình biến động đất đai giữa hai lần kiểm kê liền kề. Thực hiện thống kê đất đai phải tuân thủ theo các chỉ tiêu và quy trình theo quy định của pháp
Sau mỗi giai đoạn thống kê đất đai thì nhà nước sẽ đánh giá được thực trạng sử dụng đất, quản lý đất và biến động đất đai để từ đó đề xuất ra được những cơ chế và chính sách định hướng sử dụng hợp lý và quản lý chặt chẽ cũng như phát triển bền vững phù hợp với thực tế nhằm khai thác tối đa khả năng sinh lợi từ đất đai. Số liệu thống kê đất đai làm căn cứ xây dựng bản đồ quy hoạch sử dụng đất từ đó phục vụ cho công tác lập, điều chỉnh và quản lý cũng như thực hiện các quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất tại địa phương trong tương lai, đồng thời phục vụ cho các nội dung khác của công trình quản lý nhà nước về đất đai. Nếu nắm được tình hình thực hiện quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt cũng như là việc đo đạc và lập hồ sơ địa chính hoặc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì sẽ đề xuất được các biện pháp nhằm tăng cường quản lý nhà nước về đất đai, điều chỉnh và khắc phục những bất cập còn tồn đọng trong chính sách đất đai trong giai đoạn kế tiếp. Nhìn chung thì công tác thống kê đất đai có chính xác thì công tác quản lý nhà nước về đất đai mới đạt hiệu quả cao và quỹ đất hiện có mới được sử dụng một cách tiết kiệm và hợp lý nhất có thể.
Ngoài ra thì số liệu thống kê đất đai còn có ý nghĩa trong việc tác động đến quá trình phát triển kinh tế xã hội đặc biệt là trong cơ chế phân vùng sản xuất và phân bố dân cư cũng như lực lượng sản xuất. Nó cung cấp số liệu để xây dựng niên giám thống kê các cấp và phục vụ nhu cầu thông tin đất đai cho hoạt động kinh tế xã hội cũng như an ninh quốc phòng, bao gồm cả hoạt động nghiên cứu khoa học và giáo dục đào tạo, cũng như các nhu cầu khác của nhà nước và xã hội cùng toàn thể nhân dân nói chung. Từ đó nó đưa ra định hướng hoàn thiện và phân bổ quỹ đất phù hợp cho các ngành nghề quan trọng nhằm phục vụ mục tiêu chung là phát triển đất nước.
3. Thời điểm thống kê đất đai:
Thời điểm thống kê đất đai được xác định là mốc thời gian theo quy định cụ thể của pháp luật đất đai, là mốc thời điểm được thống nhất tại tất cả các đơn vị hành chính cấp xã trong phạm vi cả nước để tiến hành điều tra và thống kê đất đai. Theo quy định tại Điều 5 thông tư số 27/2018/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất, thì thời điểm thống kê đất đai định kỳ hàng năm được tính đến hết ngày 31/12 hàng năm (trừ năm thực hiện kiểm kê đất đai). Ngoài ra, thời gian thực hiện và thời điểm nộp báo cáo kết quả thống kê đất đai định kỳ hàng năm được quy định như sau:
+ Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn triển khai thực hiện từ ngày 15 tháng 11 hàng năm;
Hoàn thành và nộp báo cáo kết quả lên Ủy ban nhân dân quận huyện trước ngày 16 tháng 1 năm sau;
+ Ủy ban nhân dân cấp huyện hoàn thành và nộp báo cáo kết quả lên Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trước ngày 1 tháng 2 của năm sau;
+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoàn thành và nộp báo cáo kết quả về Bộ Tài nguyên và Môi trường trước ngày 16 tháng 2 của năm sau;
+ Bộ Tài nguyên và Môi trường hoàn thành và báo cáo kết quả lên Thủ tướng Chính phủ trước ngày 16 tháng 3 của năm sau;
+ Thời gian thực hiện quy định tại khoản 2 Điều 5 thông tư số 27/2018/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất, nếu trùng thời gian nghỉ Tết Nguyên đán thì việc nộp báo cáo kết quả được lùi thời gian bằng số ngày được nghỉ tết nguyên đán theo quy định.
4. Phương pháp xây dựng và thống kê đất đai:
Tùy vào điều kiện và khả năng thu thập thông tin mà các số liệu thống kê đất đai được hình thành bằng nhiều phương pháp khác nhau, trong đó bao gồm phương pháp gián tiếp và phương pháp trực tiếp, cụ thể như sau:
Phương pháp trực tiếp được coi là phương pháp mà thông qua đó, hình thành nên các số liệu thống kê đất đai dựa trên kết quả đo đạc và lập bản đồ cũng như đăng ký đất đai và cập nhật chỉnh lý biến động đất đai qua mỗi thời kỳ. Tùy vào từng vùng miền với các điều kiện về cơ sở vật chất, tài liệu và số liệu khác nhau mà có các phương pháp thống kê khác nhau cho từng địa phương như thống kê đất đai từ kết quả đăng ký đất đai ban đầu, kết quả đăng ký biến động thường xuyên sau khi đăng ký ban đầu và kết quả đo đạc lập bản đồ nhưng chưa đăng ký ban đầu. Như vậy phương pháp này cung cấp số liệu thống kê khá chính xác và được thiết lập từ cấp cơ sở, qua đó nó phù hợp với những biến động đất đai trên thực địa.
Phương pháp gián tiếp được coi là phương pháp dựa vào nguồn số liệu có sẵn để xác định ra các số liệu thống kê đất đai. Phương pháp này thiếu tính chính xác và cơ sở pháp lý bởi đây là phương pháp duy nhất để xác định được các số liệu thống kê ở những nơi chưa có điều kiện tiến hành công tác đo đạc để lập bản đồ hoặc các thông tin biến động trong kỳ không được đăng ký, quản lý cũng như theo dõi và cập nhật. Phương pháp gián tiếp phải sử dụng thông tin từ nhiều nguồn khác nhau làm cơ sở gốc để tính toán, rồi căn cứ vào đó để chỉnh lý số liệu gốc thành số liệu của kỳ báo cáo bao gồm các biểu thống kê diện tích đất đai của kỳ báo cáo trước và biểu thống kê đất đai qua các thời kỳ thống kê khác nhau.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Đất đai năm 2013;
– Thông tư số 27/2018/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất.